Nhìn chung các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề đổi mới chính trị ở Việt Nam cho thấy, có sự phong phú, đa dạng trong cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu của các học giả, nhà nghiên cứu. Các tác giả đã từng bước cụ thể hoá, làm sáng tỏ lý luận chung về đổi mới chính trị ở Việt Nam, đó là xuất phát từ đổi mới tư duy chính trị đến đổi mới hệ thống chính trị. Các công trình đều có giá trị khoa học tham khảo lớn về mặt lý luận và thực tiễn, góp phần bổ sung thêm những quan điểm, nhận thức mới về lý luận đổi mới chính trị ở Việt Nam. Đối với các công trình nghiên cứu về đổi mới tư duy chính trị và đổi mới hệ thống chính trị trong điều kiện hội nhập quốc tế ở Việt Nam cho thấy, góc độ nghiên cứu của các học giả mở rộng hơn, đi vào từng nội
giá trị khoa học lớn về mặt lý luận cũng như thực tiễn, là nguồn tài liệu tham khảo quý giá cho đề tài nghiên cứu của tác giả.
Từ các công trình nghiên cứu đã được tổng quan có thể nhận thấy, đổi mới chính trị nói chung và đổi mới chính trị trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam là vấn đề nghiên cứu cấp thiết, mang tính chất thời sự, lôi cuốn và thu hút đông đảo sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả, nhà khoa học, các chuyên gia, tổ chức trong và ngoài nước. Cụ thể, các công trình đã làm rõ quan niệm về đổi mới chính trị, nhất quán theo hai nội dung chủ yếu là đổi mới tư duy chính trị và đổi mới hệ thống chính trị.
Thứ nhất, đổi mới tư duy chính trị được hiểu là đổi mới tư duy về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, bao gồm việc làm sáng tỏ đặc trưng, bản chất, mục tiêu, phương hướng của chủ nghĩa xã hội và nhận thức về thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Ngoài việc chỉ ra tính tất yếu của việc phải đổi mới tư duy chính trị, cũng như nhấn mạnh vai trò tiên phong của Đảng trong đổi mới tư duy lý luận, một số công trình còn chỉ ra tính nguyên tắc trong đổi mới ở nước ta.
Thứ hai, đổi mới hệ thống chính trị được hiểu là đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị nhằm phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Mục tiêu đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta là hoàn thiện về tổ chức và cơ chế hoạt động để khắc phục các bất cập, yếu kém, tạo nên sự phù hợp của hệ thống chính trị đáp ứng các yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân do dân vì dân và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
Thứ ba, đổi mới tư duy chính trị trong điều kiện hội nhập quốc tế được hiểu là nhận định về mối quan hệ giữa đổi mới và hội nhập quốc tế; làm rõ tính biện chứng giữa thời cơ với thách thức của hội nhập quốc tế trong đổi mới ở nước ta; tính tất yếu của việc thay đổi cách nghĩ cách làm,
chủ nghĩa xã hội để kiến tạo mô hình phát triển đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế.
Thứ tư, đổi mới hệ thống chính trị trong điều kiện hội nhập quốc tế được hiểu là đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị nhằm tranh thủ khai thác những thời cơ thuận lợi từ hội nhập quốc tế tạo động lực phát triển đất nước, đồng thời là giải quyết các thách thức và đáp ứng các yêu cầu đặt ra từ hội nhập quốc tế. Một số nghiên cứu đi vào phân tích, đánh giá từng vai trò, chức năng cụ thể của nhà nước trong điều kiện hội nhập quốc tế nhằm tranh thủ các điều kiện của việc cần phải đổi mới tư duy chính trị, đổi mới thực tiễn chính trị ở nước ta hiện nay trong điều kiện tác động của toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế.
Những công trình khoa học được công bố ở trên đều là những sản phẩm nghiên cứu tiêu biểu, có giá trị lớn về lý luận và thực tiễn, là căn cứ khoa học tin cậy giúp việc hoạch định đường lối đổi mới chính trị ở nước ta ngày càng toàn diện hơn, hoàn thiện hơn và đóng góp có hiệu quả vào sự nghiệp đổi mới chung của đất nước. Đối với luận án của tác giả thì tổng quan những công trình này có giá trị tham khảo to lớn, giúp tác giả định hình và nắm bắt vấn đề nghiên cứu một cách thấu đáo hơn, chặt chẽ hơn.