Quan điểm hội nhập quốc tế của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đổi mới chính trị trong điều kiện hội nhập quốc tế của việt nam hiện nay002 (Trang 74 - 76)

1.3.3 .Những vấn đề luận án sẽ tiếp tục làm sáng tỏ

3.1. Khái quát về quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam

3.1.1 Quan điểm hội nhập quốc tế của Việt Nam

Quan điểm hội nhập quốc tế của Việt Nam được thể hiện rõ nhất trong các văn kiện đại hội Đảng và nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trước năm 1986, quan điểm hội nhập đã được thể hiện trong Nghị quyết Đại hội IV và V của Đảng, chủ yếu là hội nhập vào cộng đồng các nước xã hội chủ nghĩa với tổ chức Hội đồng tương trợ kinh tế SEV. Đại hội VI (1986), trên tinh thần đổi mới, Đảng đưa ra quan điểm tranh thủ mở rộng quan hệ với các nước khác ngoài Hội đồng tương trợ kinh tế.

Đại hội VII (1991) đưa ra đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hoá, đa phương hoá theo tinh thần: “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển” [47, tr.288]. Đại hội VIII (1996) đã tiếp nối đường lối mở rộng quan hệ quốc tế của Đại hội VII và bổ sung thêm quan điểm: “Hợp tác nhiều mặt song phương và đa phương với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi, giải quyết các vấn đề tồn tại và tranh chấp bằng thương lượng” [47, tr.365]. Quan điểm đường lối hội nhập được nâng lên khi Đảng chủ trương phải chủ động hội nhập để có thể chủ động phát huy những thuận lợi, nắm bắt thời cơ do hội nhập mang lại và chủ động khắc phục những hạn chế, thách thức của hội nhập, trên tinh thần đó Đại hội IX (2001) khẳng định: “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy cao độ nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc

lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường [47, tr.483]. Tiếp tục thực hiện đường lối chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, Đại hội X (2006) đã xác định: “Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực” [47, tr.650 - 651].

Cùng với quá trình toàn cầu hóa, quốc tế hóa diễn ra trong khu vực và trên phạm vi toàn thế giới thì quá trình hội nhập cũng ngày càng sâu sắc, toàn diện, đa dạng đối với mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, vì vậy, Đại hội XI (2011) đưa ra quan điểm “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế”. Lần đầu tiên khái niệm “hội nhập quốc tế” được nhắc tới, thay thế khái niệm “hội nhập kinh tế quốc tế” trong các văn kiện, nghị quyết đại hội trước đây, cho thấy quan điểm về hội nhập quốc tế ngày càng bao quát, toàn diện hơn. Tại Đại hội này, quan điểm hội nhập quốc tế tiếp tục được nhất thể hoá trong Nghị quyết số 22-NQ/TW của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế và Nghị quyết số 31/NQ-CP Chương trình hành động của Chính phủ triển khai hội nhập quốc tế. Đây là những nghị quyết quan trọng, có ý nghĩa định hướng chiến lược, làm rõ và thống nhất quan điểm về hội nhập quốc tế theo phương châm: “Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế trên cơ sở giữ vững đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì hòa bình, hợp tác và phát triển, chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế; quán triệt và vận dụng sáng tạo các bài học kinh nghiệm và giải quyết tốt các mối quan hệ lớn được tổng kết trong Cương lĩnh [9].

Đánh giá về xu thế thời đại và cục diện thế giới, khu vực trong tình hình mới, Đại hội XII (2016) tiếp tục bổ sung, phát triển quan điểm về hội nhập quốc tế và đưa ra Chiến lược tổng thể về hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trong đó xác định mục tiêu hội nhập quốc tế đến năm 2030

là nhằm góp phần tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia; tranh thủ tối đa các điều kiện quốc tế thuận lợi để sớm đưa đất nước trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao đời sống nhân dân; giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đổi mới chính trị trong điều kiện hội nhập quốc tế của việt nam hiện nay002 (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)