Đổi mới tư duy chính trị trong điều kiện hội nhập quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đổi mới chính trị trong điều kiện hội nhập quốc tế của việt nam hiện nay002 (Trang 68 - 74)

1.3.3 .Những vấn đề luận án sẽ tiếp tục làm sáng tỏ

2.3. Những vấn đề cơ bản của đổi mới chính trị trong điều kiện hội nhập

2.3.2.1. Đổi mới tư duy chính trị trong điều kiện hội nhập quốc tế

Thực tiễn phát triển đất nước và hội nhập quốc tế đã và đang đặt ra yêu cầu bức thiết đối với toàn Đảng toàn dân ta vừa phải có những nhận thức lại, vừa phải có những nhận thức mới, tư duy mới về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam cho phù hợp với tình hình mới, cũng như tiếp tục định hướng cho những giai đoạn phát triển tiếp theo.

Một là,đổi mới cách thức tư duy.

vở, máy móc, chủ quan, siêu hình để hình thành lối tư duy biện chứng, tư duy lý luận khoa học, sáng tạo thực tiễn trong giải quyết các vấn đề, yêu cầu của CNXH và liên quan đến con đường đi lên CNXH. Trong thời kỳ quá độ, việc hình thành những nhận thức đúng, tư duy đúng về con đường và mô hình đi lên CNXH phù hợp với thực tiễn khách quan là rất quan trọng. Bởi một số quan niệm trước kia về CNXH không hẳn còn phù hợp với điều kiện ngày nay. Hơn nữa, bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế có tác động mạnh mẽ và tạo ra những biến chuyển từng ngày, từng giờ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; tạo ra những trật tự chính trị mới mang tính chất chuyển hoá, đan xen lẫn nhau của hai thể chế, hai mô hình chính trị cơ bản là CNXH và CNTB. Vì vậy, thay đổi cách nghĩ mới về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam hiện nay, đó chính là thay đổi những quan điểm, nhận thức đã cũ, lạc hậu, không còn phù hợp, hình thành những quan điểm, nhận thức mới về CNXH và con đường đi lên CNXH cho phù hợp với tình hình mới; là nhận thức một cách sâu sắc, nắm được đầy đủ các đặc điểm, tính chất của thời kỳ quá độ lên CNXH bỏ qua giai đoạn TBCN ở nước ta; là kiên trì mục tiêu và phương hướng đi lên CNXH nhưng có sự cải biến, sáng tạo với bối cảnh thực tiễn; là chủ động tiếp nhận những luồng tư tưởng, những nhận thức mới, đúng đắn về CNXH trong thời đại ngày nay. Tất cả những thay đổi này được xác định là nhiệm vụ chính trị quan trọng nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam không thể chủ quan bỏ qua trong thời kỳ quá độ lên CNXH giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay.

Hai là, đổi mới nguyên tắc tư duy.

Đổi mới tư duy chính trị luôn nhất quán, không tách rời và bám sát với đổi mới tư duy kinh tế; trong những điều kiện cụ thể thể hiện tính vượt trước so với tư duy kinh tế, có nhiệm vụ định hướng, mở đường cho tư duy kinh tế phát triển.

tộc, phát triển kinh tế xã hội, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Đổi mới tư duy chính trị nhằm tranh thủ nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức từ hội nhập quốc tế để xây dựng nền dân chủ XHCN, phát huy quyền làm chủ của nhân dân; xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN; đổi mới và nâng cao chất lượng của hệ thống chính trị; đổi mới vai trò lãnh đạo và năng lực cầm quyền của Đảng Cộng sản; đổi mới hoạt động quản lý của bộ máy Nhà nước.

Ba là, đổi mới nội dung tư duy.

Đó là việc làm sáng tỏ, bổ sung, hoàn thiện và phát triển các nội dung lý luận và các vấn đề lý luận trong xây dựng CNXH và con đường đi lên CNXH để đạt được định hướng CNXH, tiến tới định hình CNXH. Cụ thể là đổi mới năm trụ cột nội dung tư duy: đổi mới tư duy về mô hình CNXH và con đường đi lên CNXH, về mô hình kinh tế, về đổi mới hệ thống chính trị, về mô hình nhà nước và về Đảng cầm quyền.

Đổi mới tư duy về mô hình CNXH và con đường đi lên CNXH là sự đổi mới tư duy nhận thức nhằm làm sáng tỏ đặc trưng mô hình CNXH, làm rõ bản chất, mục tiêu, động lực, chủ thể của CNXH; là xác định các phương hướng cơ bản, cách thức, con đường cụ thể đi lên CNXH, mà trước hết là thời kỳ quá độ lên CNXH.

Đổi mới tư duy về mô hình kinh tế là sự đổi mới tư duy nhận thức nhằm chuyển đổi, thay thế mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung sản xuất và bao cấp đã tỏ ra lỗi thời, không còn phù hợp bằng mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN. Sao cho, vừa thể hiện được tính hiện đại, tính ưu việt của kinh tế thị trường vừa thể hiện được bản chất, đặc trưng của CNXH.

Đổi mới tư duy về đổi mới hệ thống chính trị là sự đổi mới tư duy nhận thức về hệ thống chính trị nhằm xác định rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức và mối quan hệ lẫn nhau giữa các tổ chức đó trong một thiết chế chung

thống nhất đáp ứng được các yêu cầu đặt ra từ quá trình hội nhập quốc tế.

Đổi mới tư duy về mô hình nhà nước là sự đổi mới tư duy nhận thức nhằm chuyển đổi, thay thế từ mô hình nhà nước chuyên chính vô sản đã ngày càng trở nên quan liêu sang mô hình nhà nước pháp quyền XHCN, đảm bảo quyền làm chủ thực sự của nhân dân, quyền lực thuộc về nhân dân và thể hiện tính dân chủ XHCN.

Đổi mới tư duy về Đảng cầm quyền là sự đổi mới tư duy nhận thức về vai trò lãnh đạo và phương thức lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, với tư cách là Đảng cầm quyền và lãnh đạo duy nhất. Đây thực chất là đổi mới tư duy về xây dựng Đảng trong tình hình mới, thể hiện tính chất cải tạo, xây mới, đặc biệt là nhận diện được các nguy cơ đe doạ đến vai trò lãnh đạo của Đảng và tổ chức Đảng trong bối cảnh tình hình quốc tế ngày càng trở nên phức tạp, có nhiều biến động khôn lường.

2.3.2.2.Đổi mới hệ thống chính trị trong điều kiện hội nhập quốc tế

Trong giai đoạn hội nhập quốc tế sôi động hiện nay, trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị là đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của các bộ phận cấu thành hệ thống chính trị đảm bảo hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế, cũng như khai thác triệt để các yếu tố thời cơ thuận lợi và đối phó kịp thời những thách thức khó khăn đến từ hội nhập quốc tế. Trong đó, công việc đầu tiên là xác định rõ ràng vị trí, chức năng của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội; mối quan hệ giữa các tổ chức đó trong một thiết chế tập trung, thống nhất, khắc phục tình trạng trùng lắp, lấn sân hoặc đùn đẩy lẫn nhau, không thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình: Đảng là một bộ phận của hệ thống chính trị, có chức năng lãnh đạo toàn bộ hệ thống đó. Nhà nước đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, có chức năng thể chế hoá, cụ thể hoá và tổ chức thực hiện đường lối của Đảng, quản lý toàn diện xã hội. Mặt trận Tổ quốc là liên minh chính trị của các đoàn thể nhân dân và cá nhân của các giai

nhân dân, có vai trò quan trọng trong củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, phản biện và giám sát xã hội, góp phần xây dựng Đảng, Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Chính quyền địa phương, cơ sở là tất cả các cơ quan nhà nước (mang quyền lực nhà nước) đóng trên địa bàn địa phương và nằm trong hệ thống chính trị chung.

Mục tiêu của đổi mới hệ thống chính trị là tăng cường và đảm bảo vai trò hạt nhân lãnh đạo của Đảng trong toàn bộ hệ thống chính trị; thực hiện tốt nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân; xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước trong phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế; và tăng cường tính thống nhất, tính ổn định và tính hiện đại của hệ thống chính trị.

Nội dung của đổi mới hệ thống chính trị là đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, nâng cao phương thức lãnh đạo của Đảng; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước và chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội; xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân do nhân dân vì nhân dân, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân và phát huy dân chủ XHCN; hoàn thiện và cải cách thể chế pháp luật, cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hoá nền hành chính công vụ trở thành động lực phát triển kinh tế xã hội, nâng cao sức cạnh tranh quốc gia; tinh giản biên chế gắn với nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; và đấu tranh phòng chống, tham nhũng làm trong sạch.

Như vậy, các nội dung đổi mới chính trị trong điều kiện hội nhập quốc tế của Việt Nam đều là những nội dung căn bản, cốt lõi nhất, thể hiện tính cấp thiết của vấn đề đổi mới chính trị trong điều kiện hội nhập quốc tế ở nước ta, đảm bảo

tính thống nhất giữa lý luận nhận thức và thực tiễn. Những nội dung này là nền tảng cơ sở lý luận quan trọng để tác giả xác định rõ được vấn đề nghiên cứu, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra.

Tiểu kết chƣơng 2

Đổi mới chính trị trong điều kiện hội nhập quốc tế của Việt Nam là một vấn đề lớn, bao hàm nhiều nội dung, trong đó quan trọng nhất là đổi mới lý luận chính trị và thực tiễn chính trị. Xây dựng khung lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu này không hề đơn giản, đòi hỏi sự nghiên cứu nghiêm túc, tìm tòi và tổng kết lý luận sắc bén, chặt chẽ mới có thể truyền tải hết được ý nghĩa cũng như thông điệp của khái niệm. Dưới góc độ tiếp cận nghiên cứu của mình, tác giả hệ thống hoá cơ sở lý luận, làm rõ lý luận đổi mới chính trị trong điều kiện hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay, bao gồm các khái niệm công cụ và lý luận về: đổi mới, chính trị, đổi mới chính trị, hội nhập quốc tế; mối quan hệ giữa đổi mới chính trị và hội nhập quốc tế; những nhân tố tác động và các nội dung đổi mới chính trị trong điều kiện hội nhập quốc tế của Việt Nam. Những cơ sở lý luận này là căn cứ quan trọng để tác giả phân tích thực trạng, đánh giá thành tựu và hạn chế, cũng như chỉ ra nguyên nhân và một số vấn đề đặt ra từ đổi mới chính trị trong điều kiện hội nhập quốc tế của nước ta hiện nay.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG ĐỔI MỚI CHÍNH TRỊ TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY

VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đổi mới chính trị trong điều kiện hội nhập quốc tế của việt nam hiện nay002 (Trang 68 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)