1.3.3 .Những vấn đề luận án sẽ tiếp tục làm sáng tỏ
2.2. Mối quan hệ giữa đổi mới chính trị và hội nhập quốc tế
2.2.1. Hội nhập quốc tế quy định và tác động đến đổi mới chính trị
Thứ nhất, hội nhập quốc tế quy định sự đổi mới chính trị.
Hội nhập quốc tế được coi là một yếu tố đặc trưng của điều kiện kinh tế - xã hội trong thời đại ngày nay, phản ánh sự biến đổi của tồn tại xã hội và thường được bắt đầu từ hội nhập kinh tế quốc tế. Sự hội nhập này tạo điều kiện cho mỗi quốc gia có thể khai thác thêm các nguồn lực bên ngoài để phát triển lực lượng sản xuất bên trong. Sự phát triển của lực lượng sản xuất tất yếu dẫn đến sự biến đổi của quan hệ sản xuất, sự biến đổi của quan hệ sản xuất tất yếu làm biến đổi cơ sở hạ tầng xã hội và tất yếu làm biến đổi kiến trúc thượng tầng và ý thức xã hội. Mà sự biến đổi của kiến trúc thượng tầng chính là thể hiện sự biến đổi của hình thái ý thức chính trị, pháp quyền và các thiết chế chính trị tương ứng của nó là nhà nước và chính đảng, hay nói cách khác là làm đổi mới chính trị. Còn sự biến đổi của ý thức xã hội là thể hiện sự biến đổi của ý thức chính trị, bao gồm tâm lý chính trị và hệ tư tưởng chính trị.
Hoặc có thể hiểu ngược lại, đổi mới chính trị là một yếu tố nằm trong sự đổi mới của kiến trúc thượng tầng xã hội, phản ánh sự biến đổi của cơ sở hạ tầng, của điều kiện kinh tế. Mà sự biến đổi của cơ sở hạ tầng và điều kiện kinh tế là do sự thay đổi của quan hệ sản xuất, và lẽ dĩ nhiên là do sự phát triển của lực lượng sản xuất quyết định. Sự phát triển của lực lượng sản xuất một phần lại do nhân tố bên ngoài là hội nhập quốc tế chi phối. Vì vậy, có thể nói hội nhập quốc tế chính là nhân tố bên ngoài quy định sự đổi mới chính trị.
Thứ hai, hội nhập quốc tế tác động đến đổi mới chính trị.
Sự tác động của hội nhập quốc tế đối với đổi mới chính trị diễn ra theo hai khía cạnh, vừa là nhân tố tác động khách quan bên ngoài, vừa là nhân tố tác động khách quan bên trong.
Sự tác động khách quan bên ngoài của hội nhập quốc tế đối với đổi mới chính trị theo hai hướng tích cực và tiêu cực. Đó là:
Hội nhập quốc tế mang đến những thời cơ, cơ hội phát triển để quá trình đổi mới chính trị có thể nắm bắt và tận dụng. Trước hết hội nhập quốc tế giúp phá bỏ những cản trở, hàng rào ngăn cách giữa các quốc gia, tạo ra môi trường mở, thông thoáng cho việc thiết lập các quan hệ hợp tác, giao lưu, kết nối về chính trị, kinh tế, an ninh quốc phòng và văn hoá xã hội từ đó nâng cao vị thế, vai trò của quốc gia ở khu vực và trên thế giới. Nó mở ra khả năng cho các quốc gia đang phát triển nhanh chóng tham gia vào hệ thống phân công lao động quốc tế, hình thành cơ cấu kinh tế - xã hội phù hợp, đẩy nhanh, rút ngắn tiến trình hiện đại hoá đất nước. Trong quá trình hội nhập, các quốc gia nhanh chóng được tiếp cận những thông tin, tri thức mới, góp phần nâng cao trình độ dân trí, tạo cơ sở nền tảng cho phát triển. Trong điều kiện hội nhập, các thể chế quốc tế đã thúc đẩy sự xích lại gần nhau giữa các dân tộc, liên kết các nước với nhau làm tăng sự phụ thuộc lẫn nhau về nhiều mặt, thúc đẩy cải cách thể chế để nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả nền kinh tế; khai thông các cơ chế và xây dựng cách thức hoạt động mới cho bộ máy chính quyền của
từng quốc gia, nhất là các nước đang phát triển. Hội nhập quốc tế cũng gây sức ép quyết liệt và gay gắt về cạnh tranh, thúc đẩy các quốc gia đẩy mạnh cải cách thể chế chính trị, thể chế kinh tế để nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả nền kinh tế; đồng thời mở ra thời cơ mới trên cơ sở khai thông các cơ chế và xây dựng cách thức hoạt động mới cho bộ máy chính quyền của từng quốc gia, nhất là các nước đang phát triển.
Mặt khác, hội nhập quốc tế cũng mang tới các thách thức, khó khăn buộc quá trình đổi mới chính trị phải giải quyết và vượt qua. Đó là sự phân hoá ngày càng sâu sắc về vị thế quốc gia giữa các nước mạnh và các nước yếu, điều này ít nhiều tạo ra sự bất lực của nhà nước theo khái niệm quốc gia truyền thống. Những nhân tố mới của toàn cầu hoá (các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ…) cạnh tranh, yêu cầu, đòi hỏi các nước phải cải cách thể chế, chính sách, pháp luật và đổi mới hệ thống chính trị điều này có thể gây khó khăn cho những nước mà hệ thống chính trị không thực sự vững mạnh. Hội nhập quốc tế cũng là một trong những nguyên nhân đưa đến nhiều mối nguy hiểm mới đối với việc đảm bảo an ninh chính trị và chủ quyền quốc gia; dẫn tới nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc, làm xói mòn nền văn hoá truyền thống dân tộc, đánh mất tự chủ quốc gia, làm trầm trọng hơn các nguy cơ về diễn biến hoà bình; tạo khả năng quốc tế hoá những hiện tượng tiêu cực của đời sống xã hội và trong bộ máy hành chính Nhà nước như quan liêu, tham nhũng, lãng phí, cá nhân, ích kỷ, xa rời lý tưởng chính trị… Giao diện giữa khu vực công quyền và khu vực thị trường trở nên phức tạp, các lợi ích công, tư đan xen, chồng chéo, tạo điều kiện cho các hành vi tham nhũng, móc ngoặc, thách thức nghiêm trọng hiệu lực thực thi luật pháp và gây thất thoát quyền lực nhà nước. Hơn nữa, việc phải đảm bảo thực hiện dân chủ hoá xã hội, đáp ứng nhu cầu tham gia các hoạt động chính trị của người dân cũng đặt ra thách thức không nhỏ đối với năng lực cầm quyền của Đảng, năng lực quản trị của nhà nước trong việc mở rộng dân chủ đi
các cấp, các ngành, các địa phương.
Sự tác động khách quan bên trong của hội nhập quốc tế đối với đổi mới chính trị là xuất phát từ thực trạng của quá trình hội nhập quốc tế, bao gồm:
Tính chất và mức độ của hội nhập, ở đây luận án muốn đề cập đến tính chủ động hay tính bị động, mức độ nông hay sâu. Nếu hội nhập quốc tế là quá trình chủ động, do Đảng cầm quyền hay do nhà nước chủ trương và gia tăng mức độ hội nhập sâu rộng thì những tác động tích cực sẽ được khai thác và phát huy, những tác động tiêu cực sẽ bị hạn chế. Ngược lại, nếu hội nhập quốc tế là do nguyên nhân bên ngoài, là quá trình bị động mà các lực lượng cầm quyền buộc phải chấp nhận vì sức ép kinh tế hoặc chính trị và mức độ hội nhập còn hẹp thì những tác động tiêu cực sẽ được các thế lực bên ngoài khai thác và những tác động tích cực sẽ rất hạn chế.
Phạm vi của hội nhập, diễn ra trong từng lĩnh vực hay tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nếu hội nhập quốc tế chỉ diễn ra trên lĩnh vực kinh tế thì đổi mới chính trị chỉ tập trung chủ yếu và việc đổi mới các quan điểm về hợp tác kinh tế và phòng ngừa những tác động tiêu cực từ việc hợp tác kinh tế. Trên cơ sở khai thác các tiềm lực kinh tế trong nước và nước ngoài để khắc phục những khó khăn, tạo ra những điều kiện và môi trường thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, giữ vững sự ổn định và an ninh kinh tế. Nhưng nếu hội nhập quốc tế diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội thì đổi mới chính trị được tiến hành toàn diện, đồng bộ hơn.
Đối với Việt Nam, việc thực hiện chính sách mở cửa và hội nhập về kinh tế trước đã tạo ra cơ chế mở, môi trường thông thoáng để chúng ta tranh thủ nắm bắt, tận dụng được nhiều cơ hội lớn từ bên ngoài như nguồn vốn đầu tư, thị trường, chuyển giao khoa học công nghệ, xã hội thông tin, kinh tế tri thức… từ đó nâng cao trình độ nguồn nhân lực và nền khoa học công nghệ quốc gia, nhanh chóng tham gia vào hệ thống phân công lao động quốc tế, hình thành cơ
cấu kinh tế - xã hội phù hợp, đẩy nhanh và rút ngắn tiến trình đổi mới đất nước. Đây là những tiền đề vật chất kỹ thuật quan trọng để nước ta phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đồng thời kinh tế thị trường lại là tất yếu kinh tế để phát triển dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền. Tuy nhiên để nắm bắt được những thời cơ thuận lợi này lại tuỳ thuộc vào nhân tố chủ quan là vai trò lãnh đạo của Đảng và năng lực quản trị của Nhà nước.