Hệ tìm phương Asym-AWPC-MUSIC

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu nâng cao hiệu năng của hệ tìm phương sử dụng anten không tâm pha trong môi trường các nguồn tín hiệu tương quan (Trang 91 - 93)

Phần này sẽ xét ảnh hưởng của môi trường các nguồn tín hiệu tương quan lên phổ không gian MUSIC sử dụng anten Asym-AWPC-0.6 thông qua kịch bản mô phỏng sau:

Xét mặt phẳng phương vị gồm 6 nguồn tín hiệu đến Asym-AWPC-0.6 tại các góc (−60◦, −40◦, −20◦, 20◦, 40◦, 60◦) với SNR của mỗi nguồn bằng nhau và bằng 20dB. Số mẫu thu thập K = 10. Các nguồn tín hiệu được sắp xếp theo 3 kịch bản sau:

- Kịch bản 1: tất cả 6 nguồn tín hiệu đến không tương quan với nhau (các nguồn tín hiệu độc lập với nhau).

- Kịch bản 2: 2 nguồn tín hiệu đến tại góc −20◦ và 40◦ tương quan với nhau (nguồn tín hiệu tại góc đến 40◦ là phiên bản trễ của nguồn tín hiệu tại

−20◦ với hệ số tương quan biên độ bằng 1, hệ số tương quan pha bằng 1◦), 4 nguồn đến còn lại không tương quan.

- Kịch bản 3: 2 nguồn tín hiệu đến tại góc −20◦ và 40◦ giống nhau, 4 nguồn còn lại không tương quan.

(a) Theo hệ số tương quan biên độ

(b) Theo hệ số tương quan pha

Phổ không gian của Asym-AWPC-MUSIC trong môi trường đa đường được biểu diễn trên hình 3.1 với đường liền nét, đường đứt nét, và đường chấm gạch tương ứng với các kịch bản mô phỏng 1, 2, và 3. Chúng ta nhận thấy rằng, các đỉnh phổ ứng với các nguồn tương quan bị suy giảm (kịch bản 2) hoặc thậm chí biến mất (kịch bản 3) trong trường hợp các nguồn giống nhau, trong khi các nguồn không tương quan còn lại thì không (kịch bản 1). Để rõ hơn, chúng ta biểu diễn độ cao của các đỉnh phổ MUSIC phụ thuộc vào hệ số tương quan biên độ và hệ số tương quan pha tương ứng trên hình 3.2(a) và 3.2(b).

Trong trường hợp nguồn tín hiệu đến tại góc 40◦ chỉ chịu ảnh hưởng của hệ số tương quan biên độ (hệ số tương quan pha bằng 0◦), hình 3.2(a): 4 giá trị đỉnh phổ ứng với 4 nguồn không tương quan (−60◦,−40◦,20◦,60◦)luôn lớn và ổn định trong khi 2 đỉnh ứng với 2 nguồn tương quan còn lại (−20◦,40◦) giảm nhẹ trong khoảng 0,1 đến 0,9 và giảm đột ngột trong khoảng từ 0,9 đến 1.

Trong trường hợp nguồn tín hiệu đến tại góc40◦ chỉ chịu ảnh hưởng của hệ số tương quan pha (hệ số tương quan biên độ bằng 1), hình 3.2(b): bốn đỉnh phổ không tương quan (−60◦,−40◦,20◦,60◦) luôn lớn và ổn định trong toàn phạm vi khảo sát trong khi đó hai đỉnh tương quan còn lại (−20◦,40◦) giảm mạnh khi hệ số tương quan pha tiến gần đến 0◦ và 360◦.

Như vậy, chúng ta có thể kết luận rằng hiệu năng của hệ Asym-AWPC- MUSIC giảm khi hoạt động trong môi trường các nguồn tín hiệu tương quan và thậm chí không thể hoạt động được nếu các nguồn tín hiệu đến giống nhau hoàn toàn (hệ số tương quan biên độ bằng 1, hệ số tương quan pha bằng 0◦).

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu nâng cao hiệu năng của hệ tìm phương sử dụng anten không tâm pha trong môi trường các nguồn tín hiệu tương quan (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)