4 Mô phỏng và đánh giá hiệu quả của bộ điều khiển tần số điện áp
3.8 Mô hình khối tính toán biến thiên giá trị lưu lượng
3.2.4 Khối xử lý lô-gíc mờ
Để xử lý hai dữ liệu vào là lưu lượng và biến thiên của lưu lượng, luận án đề xuất sử dụng mô hình bộ FLP là một bộ xử lý lô-gic mờ với hai đầu vào. Do quá trình thay đổi tần số và điện áp phải hoạt động theo từng cặp V-f, nên đầu ra bộ điều khiển FLP chỉ cần điều khiển sự thay đổi về tần số. Vì vậy, bộ FLP được thiết kế chỉ có một đầu ra và là các hàm đơn giá theo giá trị của tần số.
Cũng vì các hàm liên thuộc ở đầu ra của bộ FLP là các giá trị đơn giá của tần số (là các giá trị hằng số) nên trong trường hợp này quá trình điều khiển sẽ được áp dụng mô hình Sugeno bậc 0 như đã trình bày ở phần1.4.2.4. Mô hình này được thực thi với từng khối con như sau (Hình 3.9):
Khối mờ hoá FZ được thực thi với hai khối con input_MSF. Mỗi khối con là một quá trình tính toán giá trị liên thuộc của các đầu vào input_1 và input_2 dựa trên các hàm liên thuộc được đề xuất.
Khối hợp thành FE bao gồm hai khối con: khối AND–rule xác định giá trị trọng số cho từng quy luật hợp thành và khối Zi được dùng để tính toán giá trị đầu ra của mỗi quy luật hợp thành tương ứng.
Khối giải mờ DFZ được thực thi như một quá trình tính toán giá trị đầu ra cuối cùng của bộ xử lý lô-gic mờ dựa trên các giá trị trọng số wi và giá trị đầu ra của từng quy luật hợp thành zi.
Toàn bộ các khối này sau đó được mô hình hoá bằng ngôn ngữ mô tả phần cứng VHDL dưới dạng các Process. Các thanh ghi được chèn vào sau mỗi Process để đảm