Mâu thuẫn giữa những hạn chế, bất cập về cơ chế, chính sách, pháp luật Việt Nam với những quy định chặt chẽ của luật pháp quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam hiện nay 001 (Trang 127 - 132)

- THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

2.2.3. Mâu thuẫn giữa những hạn chế, bất cập về cơ chế, chính sách, pháp luật Việt Nam với những quy định chặt chẽ của luật pháp quốc tế

pháp luật Việt Nam với những quy định chặt chẽ của luật pháp quốc tế

Theo Quy định tại Điều XVI, khoản 4, Hiệp định Marrakesh về thành lập WTO: “Mỗi thành viên phải đảm bảo sự thống nhất của các luật, các quy định dưới luật và những quy tắc hành chính với các nghĩa vụ của mình được

quy định trong các Hiệp định của WTO”. Việc gắn kết mang tính thể chế giữa

các nền kinh tế với nhau đặt ra yêu cầu đối với các quốc gia cần thực hiện mở cửa và thúc đẩy tự do hóa nền kinh tế quốc dân; gia nhập và góp phần xây dựng các thể chế kinh tế khu vực và toàn cầu.

Hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và gia nhập WTO nói riêng là tham gia vào một “sân chơi” chung với những “luật chơi” cụ thể. Để tham gia vào “sân chơi” ấy, các quốc gia dân tộc phải xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật quốc gia và đảm bảo thực hiện đồng bộ, phù hợp với các quy định và luật pháp quốc tế, tạo điều kiện cho sự phát triển đầy đủ của kinh tế thị trường. Đây là một trong những thách thức lớn và là sự thử thách về chất lượng pháp luật và năng lực thể chế hóa pháp luật của Việt Nam. Thực chất những "cam kết" với quốc tế là những ràng buộc về pháp luật, luật của đất nước và luật của quốc tế. Hơn nữa, sự phát triển nhanh chóng và đa dạng của các quan hệ quốc tế đặt ra nhu cầu phải xây dựng hệ thống cơ chế chính sách, pháp luật đồng bộ, hiệu quả để duy trì các mối quan hệ trong vòng trật tự, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển.

Trước các yêu cầu do thực tiễn hô ̣i nhâ ̣p quốc tế đặt ra, Việt Nam đã rất coi trọng đổi mới hệ thống cơ chế chính sách, pháp luật. Tuy nhiên, hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật của Việt Nam đang đặt ra sự cần thiết phải khắc phục những hạn chế, bất cập, thiếu đồng bộ, chưa theo kịp những biến đổi nhanh chóng của thực tiễn; đồng thời, khắc phục những khác biệt, mâu thuẫn

với những quy định và luật pháp quốc tế. Vấn đề này đặt ra những nội dung cần phải giải quyết là:

Thứ nhất, bổ sung, chỉnh sửa, xây dựng mới hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật của Việt Nam theo hướng khắc phục triệt để những hạn chế do cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp tạo nên. Những năm qua, Việt Nam đã rất quan tâm khắc phục những hậu quả của cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp để chuyển sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhưng thực tế, vẫn tồn tại đen xen của hai cơ chế. Thậm chí, một số lĩnh vực ảnh hưởng của cơ chế cũ vẫn còn nặng nề như sự tồn tại của cơ chế “xin - cho”. Các “khoảng trống” pháp luật tạo ra tính “tự phát mù quáng” (xé rào) ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước và nhân dân. Điều tệ hại nhất là một số người lại cho rằng, điều đó là chấp nhận được trong khi cơ chế, chính sách và pháp luật chưa thay đổi kịp sự vận động, phát triển các quan hệ kinh tế - xã hội của Việt Nam và quốc tế.

Thứ hai, xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách pháp luật của Việt Nam sao cho đồng bộ, thống nhất và đổi mới. Chúng ta đã ban hành nhiều bộ luật và các văn bản quy phạm pháp luật và nó đã đi vào đời sống. Tuy nhiên, không ít pháp luật được ban hành trước sức ép từ tính cấp bách của những tình huống phát triển và được xem như những giải pháp tình thế mà ít xuất phát từ tính thống nhất và đồng bộ của cơ chế, chính sách và pháp luật. Điều này dẫn đến tình trạng các văn bản chồng chéo, không ổn định, mâu thuẫn. Một số vấn đề cấp bách tuy đã được nghiên cứu đề xuất từ lâu nhưng vẫn chậm được luật hóa. Trong khi đó, có nhiều quy định về những vấn đề quan trọng lại nằm trong các văn bản dưới luật với giá trị pháp lý không cao và bị thay đổi nhanh chóng. Hiệu quả điều chỉnh của hệ thống pháp luật bị hạn chế. Sự thiếu cụ thể của các quy định dẫn đến việc áp dụng pháp luật trong hợp tác và đấu tranh khi hội nhập kinh tế quốc tế là không nhất quán. Cơ chế kết hợp giữa các bộ phận chưa mang tính hệ thống. Vì vậy, khó tạo ra sức

vệ được lợi ích quốc gia (vấn đề cá da trơn, vấn đề bán phá giá,…), mà thậm chí còn vi phạm những quy định của luật pháp quốc tế (vấn đề vi phạm bản quyền).

Thứ ba, tính hiệu quả, chất lượng vận hành cơ chế, chính sách, pháp luật của Việt Nam chưa cao. Việc xây dựng hệ thống có chế, chính sách và pháp luật của Việt Nam chưa tuân thủ theo một trình tự thật sự khoa học. Vì vậy, dẫn đến thiếu tính chặt chẽ, chất lượng, hiệu quả không cao. Bản thân các cơ chế, chính sách, pháp luật nảy sinh từ nhu cầu điều chỉnh của các quan hệ xã hội. Do đó, nó mang tính khách quan và chỉ thực sự hiệu quả khi những nhu cầu điều chỉnh được phát hiện và được bổ sung, hoàn thiện kịp thời. Tuy nhiên, thực tế lại có một số văn bản được xây dựng còn thiếu cơ sở khoa học, xa thực tế. Điều này dẫn đến tâm lý coi thường pháp luật, nhất là tâm lý người dân ở cơ sở.

Cũng vì các cơ chế, một số chính sách xây dựng, ban hành còn dựa trên nhận thức chưa đầy đủ và ý muốn chủ quan nên chậm được đổi mới, nội dung phản ánh chưa kịp sự vận động, phát triển của các quan hệ kinh tế - xã hội, xa rời thực tiễn, mâu thuẫn với những quy định và luật pháp quốc tế. Hơn nữa, khi một bộ luật, pháp lệnh… được ban hành thì hầu như không có hiệu lực trực tiếp mà phải “chờ” các văn bản hướng dẫn, cụ thể hóa dưới luật. Điều cần thực hiện không phải là luật gốc mà lại là những hướng dẫn dưới luật. Chưa kể đến một số hướng dẫn và cụ thể hóa lại không đúng với tinh thần của luật hoặc người ta cố tình hiểu sai, làm sai luật để có lợi cho mình.

Thứ tư, những hạn chế, bất cập đang đặt ra những khó khăn, thách thức đối với uy tín của cơ chế, chính sách, pháp luật của Việt Nam. Việc chấp hành các cơ chế, chính sách, pháp luật của các tổ chức và cá nhân chưa nghiêm, công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá hiệu quả thực tế của hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật theo đó cũng còn hạn chế… Trong khi đó, hiệu quả của các cơ chế, chính sách, pháp luật không chỉ dừng lại ở việc ban hành ra nó, mà còn phụ thuộc vào quá trình áp dụng trong thực tiễn. Nếu nhiều luật, thậm

chí là những luật tốt nhưng không áp dụng được vào thực tiễn thì cũng không có giá trị.

Như vậy, có thể nói hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật của Việt Nam (nhất là chính sách pháp luật về kinh tế) chưa đáp ứng được những cam kết khi Việt Nam gia nhập WTO, vừa biểu hiện sự mâu thuẫn giữa trình độ, khả năng của chủ thể nắm quyền lực nhà nước với yêu cầu ngày càng cao của quá trình xây dựng, thực thi, quản lý, giám sát hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa "của dân, do dân và vì dân", vừa mâu thuẫn với các quy định và luật pháp quốc tế.

Trong hội nhập kinh tế quốc tế, sự hình thành mối quan hệ chặt chẽ giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế là khách quan. Đối với Việt Nam cần giải quyết được mối quan hệ này trong quá trình cải cách tư pháp, từng bước tạo ra sự tương thích giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế, am hiểu và thông thạo pháp luật quốc tế… vừa để bảo vệ, phát triển lợi ích quốc gia dân tộc, vừa không vi phạm lợi ích, luật pháp quốc tế, vừa đấu tranh cho một trật tự kinh tế quốc tế dân chủ, công bằng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Nhận thức và giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam luôn đảm bảo sự thống nhất, đã đạt được những thành quả ban đầu rất đáng khích lệ, góp phần phát triển kinh tế đối ngoại hiệu quả hơn, đưa nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.

Vai trò cơ sở của đấu tranh đối với hợp tác trong hội nhập kinh tế quốc tế được thể hiện ở việc chúng ta mở rộng hợp tác trên cơ sở đấu tranh giữ vững mục tiêu cơ bản của cách mạng Việt Nam; đấu tranh giữ vững chủ quyền quốc gia; kiên định mục tiêu, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua

trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế; tích cực đấu tranh phòng, chống tội phạm kinh tế, gian lận thương mại, tội phạm môi trường trong hợp tác kinh tế - kỹ thuật; luôn giữ vững nguyên tắc cơ bản của chiến lược, mềm dẻo, linh hoạt trong sách lược đấu tranh đã củng cố, nâng cao mức độ và quy mô của hợp tác lên một bước mới.

Sự tác động trở lại của hợp tác đối với đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế là rất quan trọng, góp phần nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam; phân hóa đối tượng, đối tác; qua hợp tác, Việt Nam tích lũy được nhiều kinh nghiệm của các quốc gia dân tộc trong việc tìm ra cách thức, nội dung, mục tiêu và giải pháp đấu tranh cho phù hợp; phát huy vai trò của các biện pháp

đấu tranh hoà bình thông qua đàm phán, thương lượng và đối thoại... Bên

cạnh những kết quả đã đạt được, giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã và đang bộc lộ những hạn chế: Nhận thức chưa đầy đủ giá trị, ý nghĩa việc giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế; đề cao vai trò của đấu tranh, chưa nhận thức đầy đủ bản chất của mối quan hệ và sự chuyển hóa đối tượng thành đối tác và ngược lại; tuyệt đối hóa hợp tác, “hợp tác bằng mọi giá” mà lơ là trong đấu tranh, thậm chí “thủ tiêu đấu tranh” dẫn đến sơ hở, mất cảnh giác trong hợp tác, phát triển kinh tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Xuất phát từ thực trạng, có thể khái quát một số vấn đề đặt ra đối với việc giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay qua một số mâu thuẫn sau: mâu thuẫn giữa yêu cầu ngày càng cao về phẩm chất, năng lực với với những hạn chế, bất cập của chủ thể giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế; mâu thuẫn giữa yêu cầu ngày càng cao về xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ với viê ̣c gắn kết nền kinh tế quốc gia vào các tổ chức hợp tác kinh tế khu vực và toàn cầu; mâu thuẫn giữa những hạn chế, bất cập trong hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật Việt Nam với những quy định chặt chẽ của luật pháp quốc tế.

Chƣơng 3

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam hiện nay 001 (Trang 127 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)