Giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam hiện nay 001 (Trang 65 - 67)

1.2.1. Giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế kinh tế quốc tế

Mối quan hệ tác động qua lại giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế tạo thành mâu thuẫn biện chứng. Vì vậy, giải quyết đúng đắn mối quan hệ này sẽ tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

Hoạt động của con người là hoạt động có mục đích, luôn theo đuổi những lợi ích nhất định. Tuy nhiên, lợi ích thường ẩn giấu đằng sau những quan hệ xã hội. Hơn nữa, lợi ích luôn bị chi phối bởi nhiều yếu tố như: lập trường giai cấp, chính trị, pháp luật, văn hóa, đạo đức,… Vì vậy, nhận thức một cách khách quan bản chất và giải quyết đúng đắn mối quan hệ lợi ích giữa những lực lượng xã hội là vấn đề hết sức phức tạp. Nhưng, không nhận thức và giải quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích thì không thể giải quyết được mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh. Lợi ích, khi được nhận thức đầy đủ, sẽ đóng vai trò định hướng nhu cầu. Đồng thời, góp phần tìm kiếm phương thức, con đường và phương tiện để giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh.

Vì vậy, suy cho cùng, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế là giải quyết “hài hòa” mối quan hệ lợi ích giữa chủ thể và khách thể. Đồng thời, nhận thức và giải quyết mối quan hệ biện chứng giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

Xuất phát từ mối quan hệ biện chứng giữa hợp tác và đấu tranh, khi giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh cần quán triệt quan điểm của triết học Mác-Lênin về mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, cần có thái độ khách quan, khoa học về sự cần thiết, tính tất yếu của vừa hợp tác, vừa đấu tranh, không tuyệt đối hóa hay coi nhẹ một mặt nào đó. Việc giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh không phải là tìm cách “thủ tiêu” hợp tác hoặc đấu tranh. Cần chủ động nhận thức những

vấn đề hợp tác, đấu tranh và tìm ra những biện pháp hữu hiệu để xác định mục tiêu và giải quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích giữa chủ thể và khách thể. Giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế đều thông qua hoạt động của con người. Trên thực tế có thể tồn tại hai phương pháp giải quyết: tự phát và tự giác.

Tính tự phát trong giải quyết mối quan hệ này thể hiện ở chỗ: con người chưa có nhận thức đầy đủ về mối quan hệ, hành động một cách bị động khi xảy ra những “xung đột” về lợi ích. Trong trường hợp này dễ có những biện pháp tình thế, ngắn hạn hoặc không hiệu quả.

Khi con người nhận thức về mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh một cách đầy đủ, phân tích và phân loại được những mối quan hệ lợi ích,… sẽ chủ động xác định mục tiêu trước mắt và lâu dài, từ đó tìm ra những biện pháp giải quyết một cách hiệu quả nhất, phù hợp với quy luật khách quan, góp phần thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế phát triển.

Cần thấy rằng, trong những điều kiện cụ thể, tùy vào mức độ, tính chất mâu thuẫn lợi ích thì biện pháp giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh là rất linh hoạt, không nên dập khuôn, máy móc.

Thứ hai, giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế cần quán triệt quan điểm về sự “kết hợp các mặt đối lập”. Nghĩa là, cần “kết hợp” những lợi ích “giống nhau” cho dù nhỏ nhất giữa chủ thể và khách thể nhằm đạt được lợi ích “tối ưu” cho cả hai phía.

Việc “kết hợp các mặt đối lập” không phải là sự “thỏa hiệp”, cũng

không phải là sự kết hợp có tính chất “chiết trung”. Đó là, biểu hiện tính tích

cực, chủ động của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế, chủ động nhận thức và giải quyết mâu thuẫn về lợi ích, phát hiện những lợi ích chung để gắn kết nền kinh Việt Nam với kinh tế thế giới. Tất nhiên, trong việc “kết hợp các mặt đối lập” cần vận dụng linh hoạt, kết hợp nhiều hình thức “trung gian”.

giữa chủ thể và khách thể. Qua đó, tìm ra những mặt “đối tác” trong đối tượng, hay những “đối tác tiềm ẩn” để thúc đẩy sự chuyển hóa đối tượng thành đối tác.

Để kết hợp các mặt đối lập hiệu quả cần nắm vững các mối quan hệ lợi ích trong hội nhập kinh tế quốc tế. Đặc biệt, lợi ích quốc gia dân tộc phải được đặt lên hàng đầu. Đó là cơ sở để xây dựng khối đại đoàn két toàn dân tộc, phát huy sức mạnh đông đảo quần chúng vào việc giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh.

Thứ ba, giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế cần quán triệt quan điểm về sự “chuyển hóa các mặt đối lâp”, chuyển hóa đối tượng thành đối tác. Vì vậy, cần nắm chắc bản chất và phân biệt rõ các mối quan hệ lợi ích. nhận thức đầy đủ về đối tượng và đối tác. Trong những điều kiện nhất định, đối tượng và đối tác có thể chuyển hoá cho nhau, song phải tuân thủ phép biện chứng duy vật để nắm vững sự chuyển hoá đó; tránh sự cứng nhắc siêu hình, máy móc, tuỳ tiện, vô nguyên tắc trong xử lý vấn đề đối tượng và đối tác. Đồng thời, khai thác mặt đối tác và luôn cảnh giác với mặt đối tượng trong các mối quan hệ cụ thể.

Thực hiện sự “chuyển hóa các mặt đối lâp”, chuyển hóa đối tượng thành đối tác cần tránh tình trạng bị lệ thuộc vào bất kỳ đối tác nào đó, không đẩy các đối tác vào tình trạng đối đầu, bị cô lập. Với phương châm đa dạng hoá, đa phương hoá, tiếp tục tạo thế đan xen lợi ích có lợi cho ta. Xuất phát từ lợi ích quốc gia dân tộc, từng hoàn cảnh cụ thể mà có chính sách và biện pháp cụ thể để có quan hệ phù hợp với từng đối tượng, đối tác.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam hiện nay 001 (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)