Về kinh nghiệm giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam hiện nay 001 (Trang 31 - 41)

có những công trình nghiên cứu, tổng kết, đánh giá thực tiễn; nhất là những công trình nghiên cứu, đánh giá khái quát, hệ thống về những vấn đề đang đặt ra đối với việc giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay.

2.2. Về kinh nghiệm giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế

Kinh nghiệm hội nhập kinh tế quốc tế của một số quốc gia

Để giải quyết tốt mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, các tác giả trong nước và nước ngoài đã đề cập đến những kinh nghiệm hội nhập kinh tế quốc tế của các quốc gia mà Việt Nam có thể nghiên cứu, học tập, vận dụng vào điều kiện cụ thể của mình.

Tiêu biểu có các công trình khoa học: “Tính mở trong hội nhập quốc tế của

Đông Nam Á”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 8, năm 2002; “Kinh nghiệm phát triển sức mạnh quốc gia của Cộng hòa Singapore”, Tạp chí

Nghiên cứu Đông Nam Á, số 10, năm 2008, của tác giả Trần Khánh; “Kinh

nghiệm Nhật Bản và các nước đang phát triển châu Á trong hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới, số 3 (77), năm 2002, của tác

giả Nguyễn Minh Phong; “Nghiên cứu mở cửa và hội nhập quốc tế ở Nhật

Bản”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 5, năm 2009, của tác giả Nguyễn

Duy Dũng; “Chính sách đối ngoại trong điều kiện hội nhập quốc tế của

Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào”, Luận văn Khoa học chính trị, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2006 của tác giả La Chay Sinh Su Van,...

Tác giả Trần Khánh trong các bài viết: “Tính mở trong hội nhập quốc

tế của Đông Nam Á”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 8, năm 2002;

“Kinh nghiệm phát triển sức mạnh quốc gia của Cộng hòa Singapore”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 10, năm 2008, đã phân tích vị trí thuận lợi

của các nước Đông Nam Á, có độ liên kết quốc tế sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực. Điều này, tạo thuận lợi cho các nước Đông Nam Á hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, tạo nên tính mở trong hội nhập. Đồng thời, khái quát kinh nghiệm của Sinhgapore trong phát triển sức mạnh quốc gia bằng việc khắc phục những hạn chế, phát huy lợi thế so sánh vốn có về vị trí địa lý, những di sản tích cực của lịch sử và môi trường quốc tế, tăng cường sự ổn định chính trị và chính sách vĩ mô, phát triển các nguồn lực chủ đạo và hội nhập quốc tế.

Tác giả Nguyễn Minh Phong trong bài “Kinh nghiệm Nhật Bản và các

nước đang phát triển châu Á trong hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới, số 3 (77), năm 2002 cho rằng, suốt nhiều thập kỷ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ 2, kinh tế Nhật Bản đã đi theo mô hình kinh tế “đóng cửa” với thế giới bên ngoài. Mô hình này, một mặt phù hợp với những đặc thù của bối cảnh quốc tế, khu vực và trong nước sau chiến tranh nên đã giúp Nhật Bản sớm khắc phục được hậu quả chiến tranh, nhanh chóng đuổi kịp các nước công nghiệp phát triển khác, trở thành một siêu cường kinh tế thế giới. Mặt khác, mô hình này dần dần bộ lộ những hạn chế trước bối cảnh quốc tế, khu vực hiện nay, khiến cho các yếu tố nước ngoài rất khó thâm nhập vào thị trường Nhật Bản, và hậu quả là tính cạnh tranh, cởi mở, đổi mới và năng động, được coi là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nền kinh tế tri thức Nhật Bản bị hạn chế. Từ giữa những năm 1980, nhất là từ những năm 1990, để thích ứng với quá trình toàn cầu hoá và quốc tế hoá cũng như của cách mạng khoa học và công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới, nền kinh tế Nhật Bản ngày càng được quốc tế hoá và hội nhập vào kinh tế thế giới. Cùng với thực hiện cải cách triệt để các thể chế kinh tế, xã hội, chấp nhận sự trả giá “đau đớn” (hàng loạt doanh nghiệp bị phá sản, mất việc làm, thất nghiệp tăng, cuộc sống của nhiều tầng lớp dân cư bị đảo lộn và sa sút,…), Nhật Bản đã tích cực phát triển kinh tế đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế, đẩy mạnh đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và đã đạt được những thành

Trong bài viết “Nghiên cứu mở cửa và hội nhập quốc tế ở Nhật Bản”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 5, năm 2009, tác giả Nguyễn Duy Dũng đã đề cập nội dung nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản, vấn đề không phải là hội nhập hay không hội nhập mà điều quan trọng là làm thế nào để hội nhập quốc tế một cách hiệu quả, đạt được mục đích. Nội dung cơ bản của hội nhập quốc tế, theo các nhà khoa học Nhật Bản là làm rõ hiện đại hóa, quốc tế hóa Nhật Bản, nghiên cứu đặc điểm xã hội và con người trong hội nhập quốc tế, nghiên cứu mô hình phát triển của đất nước trong bối cảnh quốc tế mới.

Luận văn Khoa học chính trị “Chính sách đối ngoại trong điều kiện hội

nhập quốc tế của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào”, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2006 của tác giả La Chay Sinh Su Van đã phân tích chính sách đối ngoại của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay, kết quả nghiên cứu của luận văn đã góp phần tổng kết việc thực hiện đường lối đổi mới, mở cửa, hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước Lào. Đồng thời, tác giả đề xuất một số giải pháp, kiến nghị về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đối ngoại trong điều kiện Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.

Như vậy, hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay đang là vấn đề mang tính thời sự cấp bách của nhiều quốc gia dân tộc. Do những điều kiện lịch sử khác nhau, các quốc gia dân tộc tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế với thời gian, mức độ và quy mô rất khác nhau. Mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế vừa biểu hiện tính phổ biến, vừa mang tính đặc thù.

Khi đề cập đến kinh nghiệm của các nước trong hội nhập kinh tế quốc tế, hầu hết các tác giả đều khẳng định ý nghĩa và sự cần thiết của việc thực hiện các nỗ lực kết hợp hài hòa lợi ích quốc gia dân tộc với lợi ích khu vực và quốc tế; từng bước xây dựng và hoàn thiện các định chế chính trị, kinh tế, giải quyết hiệu quả các vấn đề xã hội, kết hợp chặt chẽ hội nhập kinh tế quốc tế với hội nhập trên tất cả các lĩnh vực khác...

Có thể khẳng định, giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế của các quốc gia dân tộc đều hướng đến mục tiên chung, đó là lợi ích của quốc gia dân tộc. Vì vậy, những kinh nghiệm giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế của các quốc gia dân tộc trong khu vực và trên thế giới có ý nghĩa quan trọng, giúp chúng ta nghiên cứu, vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm đó vào điều kiện cụ thể của đất nước, góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay, tránh những sai lầm, khuyết điểm.

Kinh nghiệm bước đầu giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

Gần đây, nghiên cứu, tổng kết quá trình đối mới, mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã được một số nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Cùng với việc đánh giá những thành tựu, hạn chế trong hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta, các nhà khoa học đã khái quát những kinh nghiệm về giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế

của Việt Nam; tiêu biểu có các công trình khoa học: "Hiệp định thương mại

Việt Nam - Hoa Kỳ tạo điều kiện cho Việt Nam hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới", Nxb Công Thương, Hà Nội, năm 2010 của các tác giả: Nguyễn

Đình Lương, Đình Chúc, Trần Hoàng Hà; “Việt Nam trong hội nhập quốc tế

(cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI)” của các tác giả: Nguyễn Đình Lễ, Bùi Thị

Thu Hà; “Chính sách hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn từ 1995

đến nay”, Luận văn Ngành Quốc tế học, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2008 của tác giả Nguyễn Sỹ Ánh;

“Việt Nam hội nhập và phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh”, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2004 của tác giả

Đinh Xuân Lâm; “Những quan điểm và nguyên tắc ứng xử trong quan hệ

lãnh tụ của Đảng, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh;

“Hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam - Bài học kinh nghiệm và một số kiến nghị”, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 192, năm 2012 của tác giả Nguyễn Thế

Mạnh; “Nhìn lại 5 năm sau gia nhập WTO - Một số tác động về đối ngoại và

bài học đối với Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 1, năm 2012 của tác giả Đặng Đình Quý;…

Trong cuốn "Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tạo điều kiện

cho Việt Nam hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới", Nxb Công Thương, Hà Nội, 2010, của các tác giả: Nguyễn Đình Lương, Đình Chúc, Trần Hoàng Hà; “Việt Nam trong hội nhập quốc tế (cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI)” của

các tác giả: Nguyễn Đình Lễ, Bùi Thị Thu Hà,... các tác giả đã đề cập khá cụ

thể về những cái được, mất và bài học kinh nghiệm cần tiếp thu, vận dụng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Các tác giả đã khẳng định sự cần thiết phải nhận thức và quán triệt sâu sắc hơn tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, các nguyên tắc ứng xử "dĩ bất biến, ứng vạn biến" trong quan hệ, hợp tác kinh tế quốc tế. Đồng thời, vận dụng sáng tạo những quan điểm cơ bản đó vào giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong trong từng lĩnh vực, từng mối quan hệ cụ thể của hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Trong đó, nếu quan hệ quốc tế nói chung và quan hệ kinh tế quốc tế nói riêng được mở rộng và tác động trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội thì hợp tác, đoàn kết quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, kết hợp chặt chẽ hợp tác và đấu tranh càng trở nên phức tạp hơn nhưng nó là cần thiết và cấp bách; chúng ta không thể lảng tránh, coi thường hoặc tuyệt đối hóa mặt này, coi nhẹ mặt kia và ngược lại.

Kiên định mục tiêu, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội trong hội nhập kinh tế quốc tế là vấn đề mang tính nguyên tắc của cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình hiện nay, việc thực hiện nguyên tắc này cần có những chủ trương, biện pháp, hình thức phù hợp. Một mặt, cần đẩy nhanh quá trình mở cửa và hợp tác quốc tế, tích cực tham gia vào quá trình

quốc tế hóa đời sống xã hội. Mặt khác, đấu tranh để không tự đánh mất mình hoặc không bị "hòa tan" vào thế giới tư bản chủ nghĩa. Có thể nói, đây là một cuộc đấu tranh gay go, quyết liệt và phức tạp, giống như cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc; bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Vì vậy, đấu tranh để kiên định mục tiêu, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội trên cơ sở hội nhập vào cộng đồng quốc tế là một chủ trương đúng đắn của Đảng ta. Với bản lĩnh và kinh nghiệm của mình, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân ta vượt qua muôn vàn khó khăn, thách thức, từng bước phá vỡ "sự cô lập", "đối đầu", chuyển hóa các "đối tượng" thành "đối tác"... để hội nhập và phát triển, nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Nghiên cứu, khẳng định rõ những vấn đề có tính nguyên tắc cần thực hiện của cách mạng Việt Nam, các tác giả đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải giữ vững quan điểm độc lập, tự chủ trong tiếp thu, kế thừa và phát triển các tinh hoa tri thức, văn hóa nhân loại, kết hợp sức mạnh dân tộc và thời đại, tạo nên "thế" và "lực" mới có lợi cho Việt Nam trong quá trình mở cửa, giao lưu, hợp tác quốc tế. Đây là trách nhiệm của các cấp, các ngành và của cả hệ thống chính trị ở nước ta.

Luận văn Ngành Quốc tế học “Chính sách hội nhập quốc tế của Việt

Nam trong giai đoạn từ 1995 đến nay”, Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, năm 2008 của tác giả Nguyễn Sỹ

Ánh; “Hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam - Bài học kinh nghiệm và một số

kiến nghị”, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 192, năm 2012 của tác giả Nguyễn Thế Mạnh đã phân tích bối cảnh thế giới và trong nước sau sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và các nước Đông Âu; nội dung, tác động và thành tựu của chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Đồng thời, chỉ rõ những cơ hội, thách thức và những kinh nghiệm giải quyết

mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh của Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế.

Trong bài “Việt Nam hội nhập và phát triển theo con đường xã hội chủ

nghĩa trên nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh”, của tác giả Đinh Xuân Lâm, Đại

học Quốc gia Hà Nội, năm 2004; “Nhìn lại 5 năm sau gia nhập WTO - Một số

tác động về đối ngoại và bài học đối với Việt Nam”, của tác giả Đặng Đình Quý, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 1, năm 2012, các tác giả đã phân tích những bài học về chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng kinh tế đối ngoại, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trên nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là những bài học về phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, về những thành tựu xây dựng và phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ trong hội nhập quốc tế.

Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Những quan điểm và nguyên tắc ứng xử

trong quan hệ quốc tế của Hồ Chí Minh và việc vận dụng của Đảng ta trong thời kỳ hội nhập” của Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2008 đã đưa ra kết quả nghiên cứu khá sâu sắc về quan điểm và các nguyên tắc ứng xử linh hoạt, mềm dẻo, sáng tạo trong quan hệ quốc tế của Hồ Chí Minh. Sự vận dụng các nguyên tắc đó của Đảng ta vào việc hoạch định đường lối phát triển kinh tế - xã hội hiện nay.

Qua các công trình khoa học nêu trên, việc giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã được các học giả tổng kết, chỉ ra những kinh nghiệm bước đầu rất quan trọng. Đó là:

Kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu, con

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam hiện nay 001 (Trang 31 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)