Mâu thuẫn giữa yêu cầu ngày càng cao về phẩm chất, năng lực của chủ thể giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam hiện nay 001 (Trang 121 - 125)

- THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

2.2.1. Mâu thuẫn giữa yêu cầu ngày càng cao về phẩm chất, năng lực của chủ thể giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hộ

lực của chủ thể giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế với những hạn chế, bất cập của họ

Hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ đặt ra những yêu cầu ngày càng cao về hiệu quả cần đạt tới của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mà còn yêu cầu cao về phẩm chất, năng lực của chủ thể giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh. Điều đó, thể hiện trên những khía cạnh chủ yếu sau đây:

Về phương pháp tư duy, chủ thể giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh cần nâng cao trình độ tư duy biện chứng duy vật, nắm bắt nhanh nhạy, kịp thời, đúng bản chất và tính hai mặt của hội nhập quốc tế đang diễn ra sôi động, với các hiện tượng phong phú, phức tạp, khó lường; nhờ đó mà đưa ra được những chủ trương, giải pháp phù hợp, hiệu quả. Cần hiểu sâu sắc rằng, hội nhập kinh tế quốc tế là một tất yếu khách quan rất cần thiết; song, cần đảm bảo cho nền kinh tế nước ta phát triển đúng định hướng xã hội chủ

Hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta cần gắn chặt với thực hiện đồng bộ đường lối, chủ trương, chính sách hội nhập quốc tế mà Đảng đã đề ra. Đặc biệt, chú trọng vấn đề quốc phòng, an ninh, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ Đảng, Nhà nước và công cuộc đổi mới, bảo vệ chủ quyền quốc gia, biển, đảo… vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức tham gia

giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh. Chú trọng giáo dục nâng

cao ý thức chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, trình độ chuyên môn nhiệp

vụ, năng lực tổ chức thực tiễn, trình độ ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, phương pháp tiếp cận và giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế một cách linh hoạt, mềm dẻo; phù hợp với thói quen, phong tục tập quán và nhu cầu của từng loại đối tác ở Châu Âu, Châu Á, Châu Phi, v.v..

Hoàn thiện cơ cấu, nâng cao về số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ, người lao động có trình độ cao và doanh nhân Việt Nam, phát huy sức sáng tạo của họ trong giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh, phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ, người lao động có trình độ cao và đội ngũ doanh nhân cần đảm bảo tính toàn diện và đồng bộ, chú trọng xây dựng đội ngũ trí thức khoa học cơ bản, khoa học và công nghệ, khoa học xã hội và nhân văn. Ưu tiên công tác xây dựng đội ngũ trí thức có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, đảm bảo hợp lý, hiệu quả từ khâu đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm và chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ khoa học.

Nghiên cứu, đề xuất chủ trương, giải pháp nâng cao ý thức, tinh thần, trách nhiệm của các chủ thể, nhằm tạo ra sức cạnh tranh đủ mạnh cho nền kinh tế, cho các doanh nghiệp và hàng hóa; giúp các chủ thể nắm vững và phát huy lợi thế sức mạnh quốc gia trong hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là những nhân tố quan trọng, góp phần giải quyết tốt mối quan hệ giữa hợp tác

Những yêu cầu nêu trên ngày càng cao; song, trên thực tế chủ thể giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã và đang bộc lộ những hạn chế, yếu kém, chưa đáp ứng những nhu cầu mà thực tiễn đặt ra.

Phương pháp tư duy siêu hình còn khá phổ biến. Một trong những vấn đề có tính nguyên tắc là đổi mới, khắc phục phương pháp tư duy siêu hình cứng nhắc, “chỉ thấy cây mà không thấy rừng”, không thấy được mối quan hệ biện chứng giữa hợp tác và đấu tranh. Hơn thế nữa, việc xác định nội lực, lợi ích của các chủ thể trong quá trình hợp tác và đấu tranh cũng chưa rõ ràng. Trong giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh thường quan tâm những lợi ích trước mắt, tuyệt đối hóa một mặt nên không tránh khỏi những khó khăn, lúng túng; những kinh nghiệm có được lại thiên về trực quan, cảm tính, không thể áp dụng đại trà hoặc có áp dụng nhưng không hiệu quả.

Hiện nay, vấn đề chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tham gia giải

quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranhcòn hạn chế nhiều mặt, chưa đáp

ứng yêu cầu đặt ra.

Những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường đã làm cho những chuẩn mực trong thang giá trị đạo đức truyền thống bị lu mờ, hoặc bị đảo lộn. Trong khi đó, những chuẩn mực đạo đức mới cần có để điều chỉnh thái độ, hành vi của con người cho phù hợp với tình hình mới lại chưa được quan tâm. Đã có lúc chúng ta coi nhẹ giáo dục đạo đức, lối sống đối với đội ngũ cán bộ, công chức tham gia giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh.

Vì vậy, nhìn nhận cho đúng bản chất và giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình khoa học chặt chẽ, những người lãnh đạo, quản lý cần đổi mới phong cách lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành những công việc cụ thể, tổ chức triển khai thực hiện đường lối đổi mới một cách hiệu quả trên thực tế. Cần chú trọng hơn việc cụ thể hóa chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước sao cho sát và phù hợp với tình hình thực tế.

Ở nước ta, đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ, người lao động có trình độ cao và đội ngũ doanh nhân đã có sự phát triển nhưng còn chậm và gặp nhiều khó khăn. Muốn phát triển nguồn lực trí tuệ, vấn đề đặt ra cơ bản, hàng đầu là đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo; chú trọng vào tính toàn diện và đồng bộ của công tác xây dựng đội ngũ trí thức khoa học cơ bản, khoa học và công nghệ, khoa học xã hội và nhân văn. Đẩy mạnh công tác xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học và thực hiện tốt các chế độ, chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ trí thức.

Sức cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh nghiệp và sản phẩm hàng hóa tham gia hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam cần có giải pháp để khắc

phục những hạn chế, bất cập. Sức cạnh tranh là một nhân tố quan trọng, góp

phần giải quyết tốt mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế. Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang có mâu thuẫn giữa những điều kiện cho sự hoạt động có hiệu quả của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường với những vấn đề có tính nguyên tắc của đạo đức, lối sống xã hội chủ nghĩa.

Sức cạnh tranh của nền kinh tế, khả năng chiếm lĩnh thị trường của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu. Thậm chí nhiều lĩnh vực chúng ta còn tỏ ra thua kém, chấp nhận “bị đo ván” ngay trên “sân nhà”. Hiện nay, những doanh nghiệp Việt Nam có thể giành được ưu thế trong cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường trong nước chỉ vào khoảng 30%. Đặc biệt, có gần 20% doanh nghiệp không có khả năng chiếm lĩnh thị trường. Số còn lại thì khả năng cạnh tranh chưa vững chắc. Hơn 60% doanh nghiệp không thể xuất khẩu hàng hóa ra thị trường nước ngoài.

Nắm vững và phát huy lợi thế, sức mạnh quốc gia trong hội nhập kinh

tế quốc tế cần được chú trọng hơn. Nắm vững và phát huy lợi thế quốc gia sẽ

góp phần củng cố vị thế của quốc gia trong các mối quan hệ quốc tế, chủ động giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh. Lợi thế quốc gia được hợp

cấu hạ tầng, sử dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, giáo dục - đào tạo, tổ chức, quản lý, cơ chế chính sách,… Những yếu tố này giúp cho việc giải quyết mối

quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh được đặt trên cơ sở hiện thực. Vì vậy, nắm

vững lợi thế quốc gia trong từng mối quan hệ cụ thể với những đối tác cụ thể và trong thời gian, không gian cụ thể là rất cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam hiện nay 001 (Trang 121 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)