Những yếu tố tác động đến giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam hiện nay 001 (Trang 67 - 84)

tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay

Gần đây, các nước lớn tiếp tục điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế - xã hội theo xu hướng đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên hàng đầu. Trong những điều kiện cụ thể, mặt hợp tác hay đấu tranh có thể nổi trội so với mặt kia, cả

hai mặt cần nhận thức đúng. Giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh chịu tác động, ảnh hưởng của nhiều yếu tố khách quan và nhân tố chủ quan.

1.2.2.1. Sự tác động của các yếu tố khách quan

Giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam chịu tác động của những mâu thuẫn trên thế giới và khu vực

Xu thế chung của thế giới đương đại, quy định sự phát triển trong hội nhập kinh tế quốc tế là sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng và hợp tác phát triển ngày càng phổ biến giữa các quốc gia dân tộc. Ngày nay, tất cả các quốc gia dân tộc, dù lớn, dù nhỏ, mạnh hay yếu đều tìm cho mình những cơ hội để tham gia hội nhập kinh tế quốc tế một cách hiệu quả nhất. Việt Nam đã và đang bước vào hội nhập kinh tế quốc tế với những thời cơ, lợi thế và những thách thức không nhỏ. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, khẳng định:

Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, kinh tế tri thức và quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến sự phát triển của nhiều nước. Các mâu thuẫn cơ bản trên thế giới biểu hiện dưới những hình thức và mức độ khác nhau vẫn tồn tại và phát triển [29, tr. 67].

Sau khi chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, chủ nghĩa tư bản đã thay đổi chiến lược chống phá phong trào cách mạng thế giới, họ ra sức lợi dụng quá trình toàn cầu hóa để “mở rộng các giá trị tư sản” ra khắp hành tinh. Quá trình “tư bản hóa” gắn với việc lôi kéo, thậm chí là đe dọa, áp đặt những gì có thể, thậm chí chà đạp, phá vỡ các giá trị truyền thống của các dân tộc và các quốc gia có độc lập, chủ quyền.

Đời sống chính trị quốc tế hiện nay không chỉ nổi bật xu hướng hợp tác phát triển mà còn nổi lên xu hướng đấu tranh quyết liệt của các tầng lớp, giai cấp bị áp bức, bóc lột và các dân tộc, các quốc gia độc lập quyết tâm chống lại sự áp đặt và can thiệp của các nước lớn; bảo vệ chủ quyền, các giá trị truyền

tác động tiêu cực của toàn cầu hóa… Hiện nay, chủ nghĩa tư bản đang bộc lộ

những khuyết tật không thể chữa lành. Trong cuốn “Ngoài vòng kiểm soát”,

tác giả Zbigniew Brzezinski (một người nổi tiếng chống chủ nghĩa cộng sản) đã phải cay đắng thừa nhận 20 khuyết tật cơ bản của xã hội Mỹ hiện thời, không thể chữa lành. Trong đó, tiêu biểu là: sự phân hóa giàu nghèo sâu sắc; phân biệt chủng tộc; “sự lan tràn của nền văn minh ma túy”; “quá nhiều giấy phép mại dâm”; “sự truyền bá ồ ạt về đồi trụy tinh thần”;… Tất cả điều đó nói lên rằng, chủ nghĩa tư bản không phải là xã hội lý tưởng, chủ nghĩa tư bản không có khả năng giải quyết những vấn đề cấp bách mang tính toàn cầu. Các nước kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa đã từng bước vượt qua khủng hoảng kinh tế - xã hội và tiếp tục tiến lên với những nội dung và hình thức mới. “Sau những biến cố chính trị ở Liên Xô và Đông Âu, chủ nghĩa xã hội tạm thời lâm vào thoái trào, nhưng điều đó không làm thay đổi tính chất của thời đại, loài người vẫn đang trong thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội" [24, tr. 26].

Hiện nay, cuộc đấu tranh gay go, quyết liệt giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản trên phạm vi thế giới đã và đang chi phối toàn bộ quá trình vận động, phát triển của lịch sử xã hội loài người; nó diễn ra trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hoá, quân sự, an ninh, quốc phòng, v.v.. Những mâu thuẫn cơ bản của thời đại hiện nay ngày càng trở nên gay gắt, đó là các mâu thuẫn: giữa chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa tư bản; giữa giai cấp tư sản với giai cấp công nhân; giữa tư bản và lao động; giữa các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc với chủ nghĩa đế quốc; giữa các nước tư bản chủ nghĩa với nhau. Bên cạnh đó, sự chênh lệch về phát triển giữa nước giàu và nước nghèo ngày càng lớn; khan hiếm năng lượng, cạn kiệt tài nguyên; thiên tai, dịch bệnh; các tội phạm xuyên quốc gia, tình trạng mất an ninh, nguy cơ khủng bố và xung đột dân tộc, tôn giáo... làm cho những mâu thuẫn cơ bản nêu trên ngày càng trầm trọng hơn và quy định mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

Hội nhập kinh tế quốc tế là sự tiếp tục mở rộng lợi ích quốc gia dân tộc trên phạm vi quốc tế. Đồng thời, sự đan xen lợi ích quốc gia dân tộc, giai cấp làm cho hội nhập kinh tế quốc tế ngay từ đầu đã mang tính hai mặt, vừa “hợp tác” vừa “đấu tranh”. Trong hội nhập kinh tế quốc tế, “hợp tác” đã bao hàm “đấu tranh và cạnh tranh”. Tuy nhiên, để hướng tới những lợi ích và mục tiêu cuối cùng của mình, không có chủ thể nào lại đấu tranh “thủ tiêu” đối tác. Chính vì những lợi ích và mục tiêu cuối cùng của mình mà các chủ thể phải “nương tựa” vào nhau (lấy hợp tác là vấn đề cơ bản), coi đối tác là điều kiện để duy trì và phát triển lợi ích của mình (cùng có lợi). Điều đó có nghĩa là, đấu tranh luôn là cơ sở để mở rộng lợi ích của các quốc gia dân tộc, nâng tầm cao uy tín, vị thế của hợp tác (về quy mô, lĩnh vực, hiệu quả của nó…).

Giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam chịu tác động của tăng trưởng kinh tế thế giới sau giai đoạn khủng hoảng

Khủng hoảng kinh tế - xã hội không phải là một hiện tượng ngẫu nhiên mà mang tính tất yếu trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay bắt đầu từ nửa cuối năm 2008, xuất phát từ Hoa Kỳ và sau đó nhanh chóng lan ra toàn cầu. Mặc dù mức độ ảnh hưởng của nó đối với mỗi quốc gia dân tộc khác nhau, nhưng hậu quả của nó là rất nặng nề, làm chậm quá trình phát triển của nền kinh tế thế giới.

Do hội nhập khá sâu vào nền kinh tế thế giới nên nhiều nước châu Á, Ðông Nam Á, trong đó có Việt Nam, đã và đang hứng chịu sự thiệt hại từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Điều này đã và đang ảnh hưởng tiêu cực đến tiến trình mở cửa, hội nhập quốc tế của Việt Nam. Tuy nhiên, nhờ áp dụng kịp thời các biện pháp giải cứu và kích thích nền kinh tế của các quốc gia dân tộc; sự phối hợp chặt chẽ với các tổ chức tài chính quốc tế và các quốc gia dân tộc khác để thực hiện các biện pháp cải tổ cơ cấu mạnh mẽ, từ giữa năm 2009, nền kinh tế thế giới đã có những dấu hiệu phục hồi. Một số

GDP thực tế của các nước ở châu Á năm 2009 phát triển tương đương 6,2%, của Trung Quốc là 8,5% và đến năm 2011 là 9,2%. Đối với Việt Nam, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của giai đoạn 2006 - 2010 đạt gần 7%. Sự sụt giảm sản lượng và gia tăng tỷ lệ thất nghiệp ở các trung tâm kinh tế thế giới đã từng bước chậm lại. Thị trường tài chính, tín dụng, chứng khoán,... thế giới được cho là những yếu tố chính “kích hoạt” khủng hoảng kinh tế bắt đầu được cải thiện.

Hiện nay, quan hệ hợp tác quốc tế giữa Việt Nam và các quốc gia dân tộc, các tổ chức kinh tế thế giới phát triển nhanh chóng. Đường lối đổi mới, trong đó có đổi mới, mở cửa, hội nhập quốc tế đã tạo ra cho Việt Nam những điều kiện và cơ hội mới để thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ. Đồng thời, tham gia ngày càng nhiều hơn vào các hoạt động của đời sống quốc tế.

Tuy nhiên, những cơ hội thuận lợi lớn, mức đầu tư cao, thị trường rộng mở... cũng có thể làm cho tăng trưởng kinh tế giảm, lạm phát cao và nền kinh tế rơi vào bất ổn. Việt Nam phải trả giá cho những nỗ lực kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô bằng những giải pháp mang tính ngắn hạn, ứng phó với tình thế. Việc đạt được sự ổn định trong ngắn hạn đã làm hao tổn nguồn lực quốc gia, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp do phải chống chọi với lạm phát phi mã, cuộc chạy đua lãi suất và nợ xấu …

Giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam chịu tác động của nhiều yếu tố; trong đó, sự tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ ngày càng sâu sắc, làm cho hội nhập kinh tế gắn chặt với hội nhập quốc tế trên mọi lĩnh vực

Trong lịch sử nhân loại đã xuất hiện không ít những sự kiện, những quá trình ghi dấu ấn sâu đậm trong sự phát triển. Tuy nhiên, hiếm có một quá trình nào lại có tác động lớn lao, làm thay đổi một cách căn bản phương thức, quy mô, tốc độ… của sự phát triển như cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.

Khoa học và công nghệ là yếu tố đặc biệt quan trọng của sản xuất, ra đời và phát triển trên cơ sở nhu cầu và mục đích của sản xuất xã hội. Bước tiến đó trước hết là sự thay đổi trong kỹ thuật sản xuất, đưa đến những công nghệ mới và sự ra đời của những ngành sản xuất mới với những phương thức sản xuất mới. Đặc biệt là, những phát hiện về nguồn nguyên liệu và năng lượng mới. Hơn nữa, nhờ áp dụng những thành tựu của khoa học và công nghệ hiện đại, chức năng của con người trong quá trình sản xuất từng bước được thay đổi.

Cùng với những thành tựu của khoa học tự nhiên, thành tựu của khoa học xã hội và nhân văn cũng đóng vai trò ngày càng to lớn trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Một mặt, khoa học xã hội và nhân văn nghiên cứu về con người và tìm cách phát huy tính năng động, tích cực, sáng tạo của con người. Mặt khác, nó còn chỉ ra những khuynh hướng, những quy luật vận động, phát triển của xã hội nói chung và của kinh tế nói riêng, nhờ đó mà chỉ đạo thực tiễn, góp phần hoạch định các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội một cách phù hợp. Trong giai đoạn hiện nay, khoa học và công nghệ ngày càng thể hiện vai trò là động lực trực tiếp thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Khoa học và công nghệ được vật chất hóa vào các công cụ, phương tiện và thâm nhập vào mọi yếu tố, mọi quá trình của sản xuất và trao đổi sản phẩm, chi phối quan hệ giữa con người với tự nhiên, con người với con người. Những phát minh, sáng chế được ứng dụng và chuyển giao một cách nhanh chóng, làm cho nhiều quốc gia dân tộc có thể lợi dụng nó để thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và tạo ra những bước phát triển nhảy vọt về chất. Đồng thời, nhờ sự phát triển của khoa học và công nghệ, quá trình sản xuất và trao đổi hành hóa được nhận thức và khai thác hiệu quả hơn...

Ngày nay, tri thức khoa học, công nghệ, thông tin... trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, thậm chí quan trọng hơn cả tài nguyên thiên nhiên; nhân loại đang chuyển từ văn minh công nghiệp sang văn minh trí tuệ. Những

dựa vào tri thức, thành tựu mới của khoa học và công nghệ. Điều đó, đòi hỏi mỗi quốc gia dân tộc cần có chiến lược phát triển khoa học và công nghệ gắn chặt với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Điều này, làm xuất hiện những nhu cầu và mức độ liên kết giữa các quốc gia dân tộc có khác nhau, song đều nhằm đạt tới hệ thống thương mại đa phương công bằng trong khuôn khổ WTO. Trong đấu tranh, cạnh tranh hiện nay, chúng ta cần tham gia và chia sẻ với các đối tác về những giá trị cơ bản: mục tiêu, lợi ích, nguồn lực trong sự phát triển, đặc biệt là quyền lực chính trị. Vì vậy, sự liên kết chính trị trong khu vực ngày càng trở nên chặt chẽ và phổ biến, làm cho hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta gắn bó chặt chẽ hơn với hội nhập chính trị trên cơ sở giữ vững quan điểm, lập trường giai cấp của chúng ta.

Trong hội nhập kinh tế, các quốc gia dân tộc phát triển đang triệt để lợi dụng những vấn đề chính trị, an ninh, nhân quyền... với các vấn đề kinh tế để thực hiện tham vọng cường quyền, làm bá chủ thế giới. Mặt khác, vấn đề quốc phòng - an ninh của các quốc gia như: tranh chấp lãnh thổ, khủng bố,... khó có thể được giải quyết nếu như không tính đến sự hợp tác song phương và đa phương. Vì vậy, đòi hỏi các nước tham gia hội nhập quốc tế, trong đó có Việt Nam cần tăng cường hợp tác, có các thỏa thuận song phương, hay đa phương về quốc phòng - an ninh trên cơ sở các nguyên tắc chia sẻ và liên kết: mục tiêu chung, đối tượng, kẻ thù chung, tiến hành các hoạt động về đảm bảo quốc phòng - an ninh... Thông qua các hoạt động hợp tác về quốc phòng - an ninh cùng hướng tới mục tiêu cùng tồn tại hòa bình, hợp tác và phát triển.

Các lĩnh vực khác của đời sống xã hội, nhất là văn hóa, giáo dục và đào tạo đã và đang chịu sự tác động sâu sắc của hội nhập kinh tế quốc tế. Văn hóa ẩn chứa bên trong mọi hoạt động của đời sống xã hội, con người. Ngay trong lĩnh vực sản xuất xã hội cũng chứa đựng những nội dung văn hóa, phản ánh bản chất, đặc tính của văn hóa. Xu hướng tăng lên của giáo dục đào tạo, phân phối, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao ở phạm vi khu vực và quốc tế thể hiện qua hoạt động thuê khoán chuyên gia nước ngoài, xuất khẩu lao

động, nhập cư đối với người nước ngoài, gia tăng việc tiếp thu, trao đổi, chia sẻ các giá trị văn hóa,... cũng như việc tham gia vào các tổ chức hợp tác và phát triển văn hóa - giáo dục đã làm cho hội nhập văn hoá - xã hội ngày càng phổ biến, v.v..

Giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam chịu tác động của sự bất ổn định ở khu vực Đông Nam Á, châu Á, sự chống phá của các thế lực thù địch, nhất là chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ và thúc đẩy “tự chuyển hóa” nội bộ ta.

Những năm gần đây, tình hình thế giới, khu vực có nhiều biến động phức tạp, với những căng thẳng, bất ổn tại nhiều quốc gia dân tộc trên thế giới. Tuy nhiên, xu thế hòa bình, hợp tác, phát triển cũng như mối liên kết khu vực, quốc tế ngày càng tăng lên, thể hiện ở nhu cầu sống, phát triển của các quốc gia dân tộc và được các quốc gia dân tộc hưởng ứng theo cách của riêng mình. Khu vực châu Á và Đông Nam Á luôn được đánh giá là khu vực có sự phát triển kinh tế năng động, nhưng đồng thời chứa đựng những nguy cơ gây mất ổn định, phức tạp. Điều này đã, đang tác động đến giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam hiện nay 001 (Trang 67 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)