Mâu thuẫn giữa yêu cầu ngày càng cao về xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ với viê ̣c gắn kết nền kinh tế quốc gia vào các tổ chức hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam hiện nay 001 (Trang 125 - 127)

- THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

2.2.2. Mâu thuẫn giữa yêu cầu ngày càng cao về xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ với viê ̣c gắn kết nền kinh tế quốc gia vào các tổ chức hợp

tế độc lập, tự chủ với viê ̣c gắn kết nền kinh tế quốc gia vào các tổ chức hợp tác kinh tế khu vực và toàn cầu

Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ là một yêu cầu khách quan, nội tại của mỗi quốc gia dân tộc. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta rất quan tâm đến việc xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, coi xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ là có sở nền tảng để giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia dân tộc.

Trong điều kiện hội nhập quốc tế với sự tham gia của nhiều quốc gia và những tác động, chi phối của kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa,… quốc gia dân tộc vẫn là chủ thể chính trong bảo vệ quyền và lợi ích của mình trên trường quốc tế thì vấn đề xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ càng được quan tâm và nó đang đặt ra thành những chương trình nghị sự cần giải quyết. Mặt khác, hội nhập kinh tế quốc tế đang thể hiện là bước đi phù hợp với xu hướng phát triển tất yếu khách quan của tất cả các nền kinh tế hiện nay. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với các quốc gia dân tộc đang phát triển như Việt Nam. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã và đang làm cho những mối quan hệ kinh tế mang tính toàn cầu hóa. Hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, càng cho phép các quốc gia dân tộc phát huy nội lực và có điều kiện khai thác hiệu quả những nguồn lực, nhất là về khoa học và công nghệ từ bên ngoài để phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế, giải quyết những vấn đề bức xúc về an sinh xã hội.

Có thể nói, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế khách quan, cần thiết và hỗ trợ cho nhau,

vừa có mặt thống nhất, vừa có mặt mâu thuẫn. Quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới đã và đang đặt ra cho Việt Nam những khó khăn, thách thức mới, ngày càng lớn đối với yêu cầu xây dựng và củng cố nền kinh tế độc lập, tực chủ:

Một là, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng làm tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia dân tộc trên nhiều phương diện, đặc biệt là về kinh tế, từ đó làm suy giảm hay hạn chế sự độc lập, tự chủ về kinh tế của mỗi nước theo quan niệm truyền thống.

Hai là, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng thì sự phân công lao động quốc tế ngày càng sâu sắc theo hướng mỗi nước tập trung vào các ngành, lĩnh vực mà họ có ưu thế và đạt hiệu quả kinh tế cao. Do vậy, nếu các quốc gia dân tộc nào ít quan tâm, chú ý hoặc bỏ rơi những ngành, lĩnh vực có hiệu quả kinh tế thấp hơn thì đương nhiên họ sẽ ngày càng phụ thuộc hơn vào nền kinh tế của các quốc gia dân tộc khác.

Ba là, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng làm gia tăng sự lưu chuyển của các nguồn vốn mà chính phủ của các quốc gia dân tộc không dễ dàng kiểm soát được. Nó cũng làm cho những dòng FDI đổ vào các nước ngày càng nhiều hơn. Ngày nay, FDI chủ yếu do các công ty xuyên quốc gia cung cấp; chúng có thế lực hùng mạnh, cắm chân rết trên khắp thế giới. Từ đó, các công ty xuyên quốc gia có thể can thiệp, làm “khuynh đảo” kinh tế và chính trị của nhiều quốc gia, nhất là những quốc gia đang phát triển.

Với những tác động đó, về lâu dài, hội nhập kinh tế quốc tế có thể làm thể giới “phẳng hơn” và chính nó sẽ làm “mờ nhạt” biên giới giữa các không gian kinh tế quốc gia và dần dần hình thành những không gian kinh tế rộng lớn hơn, bao gồm nhiều nước và lãnh thổ kinh tế. Các nền kinh tế quốc gia sẽ mất dần tính độc lập tương đối như hiện nay, và trở thành những thực thể kinh tế giống như là những bộ phận của "nền kinh tế toàn cầu" rộng lớn.

về chính trị và các lĩnh vực khác. Đồng thời, những nền kinh tế bị phụ thuộc sẽ chịu nhiều rủi do và ảnh hưởng trầm trọng hơn bởi những tác động tiêu cực từ bên ngoài.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam hiện nay 001 (Trang 125 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)