Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.2.2. Khát vọng chia sẻ của lớp trẻ qua hồi ký
Những người trẻ tuổi tìm đến với hồi ký như một nơi để giãi bày những triết lý sống, những kinh nghiệm cá nhân phải đánh đổi bằng rất nhiều nước mắt. Với người già, ký ức là sự nhắc nhớ, là cuộc rượt đuổi với thời gian thì với người trẻ, ký ức chính là sự tự nhận thức, là chiếc kim chỉ nam để họ sống tốt hơn trong hiện tại và tự tin bước tiếp đến tương lai.
Một cuốn hồi ký đã đến với bạn đọc Việt Nam gần đây của tổng thống Barack Obama là sáng tác khi ông còn rất trẻ. Obama bắt đầu viết
hồi ký Những giấc mơ từ cha tôi lúc ông mới ngoài 30 tuổi, vừa được nhận vào làm giảng viên giảng dạy tại trường Đại học Chicago. Tác phẩm hồi ký trữ tình này được tạo nên từ những khát vọng của một người da đen trẻ tuổi muốn kiếm tìm những sự thật về gia đình và chủng tộc đồng thời cũng là cuộc về nguồn để khám phá chính bản thân mình. Trong làng văn nước ta, có thể kể ra một trường hợp đặc biệt là nhà văn Nguyên Hồng đã viết hồi ký- tự truyện Những ngày thơ ấu khi ông 16 tuổi. Cái tuổi thiếu niên còn non nớt ấy dễ khiến người ta hoài nghi về độ đằm sâu của những trang viết. Nhưng ngược lại, tiếp nhận dòng ký ức chảy tràn từ
Những ngày thơ ấu, ta không hề nhìn thấy bóng dáng mờ nhạt, ngượng nghịu của cậu trai trẻ Nguyên Hồng mà thay vào đó là những rung động cực điểm của một tâm hồn sớm trải qua mất mát, những trải lòng tinh tế của một ngòi bút chín chắn, nặng trĩu những “ưu thời mẫn thế”. Một người bạn của Nguyên Hồng là Tô Hoài cũng viết hồi ký Cỏ dại khi ông mới 24 tuổi, sau đó trình làng hồi ký Tự truyện vào lúc hơn 50 tuổi. Với Tô Hoài, “mỗi lần viết hồi ký là mỗi lần đấu tranh tư tưởng để nói ra sự thật” (theo như cuộc trò chuyện giữa nhà văn với phóng viên báo Lao động năm 2006). Tô Hoài đã vượt lên chính mình từ khi còn rất trẻ để dũng cảm đối diện và tái hiện sự thật, kể cả những sự thật tưởng như chỉ có thể “đào sâu chôn chặt”.
Sau năm 1975, nhu cầu chia sẻ về quá khứ càng trở nên thôi thúc với nhiều người thuộc nhiều tầng lớp và tuổi tác khác nhau. Những cây bút trẻ trước đây bị coi là “không có tư cách” để viết hồi ký thì nay nhờ sự cởi mở của cơ chế in ấn và sự cởi trói của tư duy sáng tạo đã không ngần ngại thể hiện mình như một “chứng nhân của thời đại” dù bản thân nhỏ bé và thậm chí vô cùng bình thường. Như trong hồi ký Tâm Phan-
Gom những yêu thương, cô gái thuộc thế hệ cuối 7X đã tâm sự rất thật lòng ở lời mở đầu: “Tại sao tôi lại đi viết hồi ký ở cái tuổi lưng chừng đời thế này? Thường thì người ta chỉ viết hồi ký khi về hưu, lúc nhàn rỗi để
kể về những việc đã trải qua của một đời người. Tuy nhiên cuộc đời tôi trong 6 năm (2001-2007) đã xảy ra quá nhiều biến động như một kiếp người (…); Tôi tự nhận thấy những kinh nghiệm mình trải qua là vô cùng quý báu, thế là tôi bắt đầu viết” [133, 10]. Trương Thị Hồng Tâm- tác giả của cuốn Hồi ký Tâm “si đa”- Vượt lên cái chết ban đầu cũng “không dám viết hồi ký bởi cuộc đời tôi không lấy gì làm tốt đẹp” nhưng những người cô, người bạn xung quanh tác giả đã động viên chị kể lại quãng đời đầy biến cố của mình trước khi bị bệnh tật tàn phá. Nhờ thế, chị đã cố gắng hoàn thành tác phẩm của cuộc đời khi chưa đến tuổi 50, với hi vọng “có thể giúp được ai đó tránh những va vấp như tôi trước đây” [150, 10].
Rõ ràng, dù là người già hay người trẻ, dù là nhà văn hay những người viết không chuyên, mỗi hồi ký của họ đều là sự câu thúc từ thực tại để đời sống quá khứ có cơ hội tái sinh trong sự tri nhận của đông đảo bạn đọc. Nhưng dòng ký ức ấy hiển nhiên không phải là những mảnh vỡ lẻ tẻ, rời rạc. Để có sức mạnh tác động đến hiện tại, chúng phải kết nối, lắng đọng thành những biểu tượng vững bền và đầy ý nghĩa trong trí nhớ. Và đây chính là một trong những điểm độc đáo tạo nên sức hấp dẫn của những diễn ngôn về sự thật trong hồi ký.
2.3. Sự kết tinh của các biểu tƣợng nghệ thuật
“Biểu tượng” hiểu theo triết học và tâm lý học là “khái niệm chỉ một giai đoạn, một hình thức của nhận thức cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật còn giữ lại trong đầu óc sau khi tác động của sự vật vào giác quan ta đã chấm dứt” [52, 23]. Trong Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, thuật ngữ “biểu tượng” mang bản chất “khó xác định và sống động”, vừa có tính ổn định “trong sự ám thị về một mối quan hệ giữa cái biểu trưng và cái được biểu trưng”, vừa có khả năng thâm nhập lẫn nhau
giữa các biểu tượng lại vừa mang tính đa chiều phụ thuộc vào văn hóa tồn sinh và tiếp nhận chúng [21, XXVII-XXVIII]. Có thể nói, dưới góc nhìn văn hóa, một biểu tượng không đóng khung trong một giá trị cố định
mà luôn có sự vận động. Khi trở thành đối tượng của văn học, biểu tượng hiểu theo nghĩa rộng là “đặc trưng phản ánh cuộc sống bằng hình tượng”, hiểu theo nghĩa hẹp là “một phương thức chuyển nghĩa của lời nói hoặc một loại hình tượng nghệ thuật đặc biệt” “vừa khái quát được bản chất của một hình tượng nào đấy, vừa thể hiện một quan niệm, một tư tưởng hay một triết lý sâu xa về con người và cuộc đời” [52, 24]. Biểu tượng có thể được coi là một dạng ký hiệu nghệ thuật đặc biệt, tạo ra những tiềm năng ý nghĩa đa diện, bất ngờ, nhiều khi vượt thoát ra khỏi hình thức chứa đựng chật hẹp của ngôn ngữ. Với người nghệ sĩ, biểu tượng là sự kết tinh của những kinh nghiệm thẩm mỹ được dồn nén trong chiều sâu tư tưởng, tâm hồn và cá tính sáng tạo của họ. Với người tiếp nhận, biểu tượng trong sự đa trị, đa nghĩa của nó sẽ kích thích hoạt động khám phá tác phẩm đồng thời gợi mở những con đường xâm nhập vào thế giới hình tượng nghệ thuật. Lịch sử văn học đã chứng kiến sự ra đời của nhiều kiểu loại biểu tượng khác nhau, gắn với những hoạt động sáng tạo đặc thù.
Quá trình hồi tưởng trong hồi ký là sự tập hợp và đan kết chuỗi những đường nét, âm thanh, màu sắc, mùi vị…thành những biểu tượng nghệ thuật có ý nghĩa sâu sắc. Khảo sát các tác phẩm hồi ký tiêu biểu thời kỳ đổi mới, ta có thể thống kê ra một loạt biểu tượng về con người, các địa danh hay những hình ảnh thiên nhiên nổi bật có liên quan mật thiết đến tư duy nghệ thuật của tác giả cũng như đặc trưng thể loại của hồi ký… Nhiều biểu tượng không chỉ xuất hiện một lần mà lặp đi lặp lại trong nhiều văn bản, tái diễn trong những hình vẻ phong phú. Mặt khác, trong mỗi tác phẩm, sự tồn tại một hệ thống các biểu tượng trong mối quan hệ gắn kết, tương hỗ lẫn nhau vừa mang lại ý nghĩa mới mẻ cho các biểu tượng tưởng chừng đã quen thuộc, vừa có vai trò khắc nhấn sâu sắc những ý đồ nghệ thuật của người viết.
2.3.1. Những biểu tượng nổi bật
Trong quan niệm quen thuộc, biểu tượng trẻ thơ thường gợi đến “sự trong trắng, vô tội”, “tính chất phác tự nhiên, tính hồn nhiên”, đôi khi “dùng để chỉ việc khắc phục, chiến thắng những mặc cảm, nỗi lo âu…” [21, 947]. Biểu tượng trẻ thơ đã đi vào văn học thế giới, trong các tác phẩm thuộc những nền văn hóa khác nhau và lúc nào cũng có khả năng lôi cuốn đặc biệt với người đọc. Bởi thế giới trẻ thơ là thế giới đầy màu sắc và âm thanh, đầy ước mơ và khát vọng, đầy những trải nghiệm đầu tiên vụng dại nhưng đáng nhớ suốt đời. Bất kỳ ai đã từng trải qua khoảng thời gian ấy đều nhìn về tuổi thơ với sự tiếc nuối và niềm háo hức vô bờ, như Đặng Thị Hạnh tâm sự: “Thời thơ ấu tự nó có cái đẹp riêng bởi đấy là thời ngây thơ, vô tội, cả bản thân ta, lẫn thế giới xung quanh. Sau này nó càng đẹp bởi những gì ta phải gặp trong cuộc đời. Vả chăng có người còn nói: nhìn qua hồi ức, kỉ niệm buồn rồi cũng trở thành hạnh phúc…” [57, 127].
Hầu hết các tác phẩm hồi ký đều chọn điểm dừng chân đầu tiên của ký ức là thủa ấu thơ bởi đó luôn là thứ trầm tích bền lâu và khó quên nhất trong trí nhớ con người. Trong khoảng hồi ức lung linh về những ngày thơ bé, biểu tượng trẻ thơ xuất hiện nổi bật và mang một hình vẻ vừa riêng biệt, vừa hấp dẫn. Một mặt, giữa những lo toan và phiền muộn của đời sống hiện tại, sự tìm về ấu thơ cũng giống như một sự gạn lọc tâm hồn và tri giác một cách có chủ đích. Nhưng mặt khác, với sự nhìn nhận lại những giá trị quá khứ bằng tâm thế của hiện tại thì hình ảnh đứa trẻ- hiện thân của chính tác giả, còn mang chiều hướng suy nghiệm, đánh giá, “dự báo ngược” cho sự xuất hiện và định hình nhân cách, đạo đức, tâm hồn của cái tôi trưởng thành sau này.
Đặng Thai Mai phác hoạ biểu tượng một đứa trẻ lo âu trên con thuyền chòng chành hướng về làng Lương Điền quê nội, đứa bé ấy được ông miêu tả như “một sinh mệnh bé tí, ngơ ngác giữa một đường đời mênh mông, rối ren” (Hồi ký Đặng Thai Mai). Chính đứa bé ngơ ngác và
đầy lo toan ấy đã được cuộc đời tôi luyện để sau này thành một vị giáo sư uyên bác, thâm trầm, có nghị lực vững vàng để chống chọi lại mọi thử thách. Đặng Thị Hạnh xây dựng biểu tượng về một cô bé nhút nhát đặt trong không gian của những hạt mưa bay, luôn chỉ cảm thấy an toàn trong ngôi nhà của ông bà ngoại với dì út yêu quý và sợ hãi với mọi thứ xa lạ phía ngoài ngôi nhà, một đứa bé “tuyệt vọng” khi lần đầu tiên phải rời tổ ấm để đến lớp nhà trẻ (Cô bé nhìn mưa). Đứa trẻ sống nội tâm và có vẻ yếu đuối lại là đứa trẻ hay quan sát tỉ mỉ, tưởng tượng phong phú và đánh giá thế giới một cách độc đáo- những phẩm chất tương lai sẽ rất hữu ích cho công việc giảng dạy, nghiên cứu văn học nước ngoài của bà. Đặng Anh Đào phục hiện biểu tượng về một bé gái cá tính: đỏm dáng, thích đeo trang sức, thích ca hát say sưa, yêu biển nồng nhiệt và yêu sách mê mẩn (Tầm xuân). Đó cũng là những tiền đề hình thành phong cách độc đáo của một học giả nổi tiếng- một người phụ nữ vừa lãng mạn, vừa uyên thâm, vừa nồng nhiệt, vừa nghiêm trang trên từng trang viết… Vũ Bão mang đến biểu tượng về đứa bé trai bạo dạn, thoát ly gia đình từ bé nhưng ở đâu cũng dạn dĩ, chủ động vượt qua mọi hoàn cảnh và đặc biệt rất thích đọc sách (Rễ bèo chân sóng). Những tính cách bé thơ đã hun đúc thành nhà văn Vũ Bão có kiến thức phong phú, một người từng trải, hóm hỉnh, sâu sắc, dám nói, dám viết những vấn đề thời sự nóng bỏng. Còn trong Hồi ký Trần Văn Khê, ta nhìn thấy biểu tượng một đứa trẻ bất hạnh:
mồ côi cha mẹ từ nhỏ nhưng may mắn được người thân cưu mang, sớm được tắm mình trong đời sống âm nhạc dân gian Nam Bộ qua những buổi đờn ca vọng cổ sâu lắng để sau này mang những dư âm của ký ức làm nên thành công của một vị giáo sư âm nhạc đầu ngành. Trong hồi ký của những tướng lĩnh nổi tiếng như đại tướng Hoàng Văn Thái, thượng tướng Phùng Thế Tài… ta luôn bắt gặp biểu tượng những đứa trẻ mạnh mẽ tuy xuất thân từ những gia đình nông thôn nghèo khổ, thiếu thốn nhưng vì đi lên từ gian khó nên càng sớm giác ngộ lý tưởng và gặt hái những thành
công rực rỡ trên chiến trận. Mặc dù ở mỗi tác phẩm hồi ký, các tác giả đã chủ ý xây dựng nên những biểu tượng trẻ thơ độc đáo, gắn với tư tưởng và phong cách sáng tác của từng cá nhân nhưng có thể nhận ra điểm chung trong các biểu tượng trẻ thơ này là luôn được đặt trong những hồi quang của một thời cuộc loạn lạc. Sự biến động dữ dội của đời sống đã khiến mọi đứa trẻ dường như lúc nào cũng ở trong tâm thế bất an, chông chênh giữa dòng đời. Biểu tượng trẻ thơ đã không chỉ dừng lại ở ý nghĩa về sự hồn nhiên, trong trắng mà mang đầy ám gợi về sự vượt thoát ra khỏi hoàn cảnh, sự quẫy đạp để phá vỡ những rào cản tuổi tác trong nỗ lực gánh vác trách nhiệm gia đình và đất nước.
2.3.1.2. Biểu tượng “người phụ nữ”
Aragon đã nói: “Phụ nữ là tương lai của loài người”. Còn Goethe trong tác phẩm Faust (tập 2) đã dùng những từ cuối cùng là “Nữ tính vĩnh hằng” để biểu hiện khát vọng siêu thăng. Biểu tượng người phụ nữ hay
nữ tính mang những ý nghĩa thật to lớn: “Người phụ nữ sẽ đóng vai trò quan trọng… Người phụ nữ liên hệ mật thiết hơn đàn ông với linh hồn của thế giới, với những sức mạnh tự nhiên nguyên sơ…” (Nicolas Berdiaeff) hay hiện thân cho một phương diện của vô thức gọi là anima
“tượng trưng cho một ảo mộng về tình yêu, về hạnh phúc, về hơi ấm người mẹ, một giấc mơ xúi giục con người quay lưng lại với thực tại” (Jung) [21, 707-708]. Vì vậy, trong những tác phẩm kinh điển của văn học thế giới, biểu tượng người phụ nữ dù xuất hiện dưới hình thức, tư tưởng nào cũng đều là trung tâm kết tụ chủ nghĩa nhân văn sâu sắc. Văn học Việt Nam từ dân gian đến đương đại đã dành những trang viết đẹp nhất để xây dựng hình tượng người phụ nữ. Biểu tượng người phụ nữ
ngời sáng qua ca dao tục ngữ “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”, tạo nên sức hút mãnh liệt cho những tác phẩm xuất sắc nhất của dân tộc như
Truyện Kiều của Nguyễn Du, Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn- Đoàn Thị Điểm…, trở thành tượng đài nghệ thuật chói lòa trong những
tác phẩm nổi bật của văn học cách mạng như Người mẹ cầm súng- Nguyễn Thi, Người con gái Việt Nam- Tố Hữu… và được dung nạp thêm những trường nghĩa mới khi được khắc tả trong văn học thời kỳ đổi mới (trong loạt tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp, Y Ban, Nguyễn Ngọc Tư).
Hồi ký tiếp nhận và xây dựng biểu tượng người phụ nữ trong truyền thống bề dày của văn học thế giới và văn học dân tộc nên vừa giữ vững những ý niệm cốt lõi, vừa bổ sung thêm những sắc điệu mới. Dòng ký ức của các tác giả đã kết tinh nên biểu tượng người phụ nữ qua những gương mặt thân thương, cụ thể như người bà, người mẹ, người vợ hay những người chị, người con gái lưu dấu ấn tượng trong những cuộc gặp gỡ bất ngờ…
Trong hồi ký, biểu tượng người phụ nữ thông qua hình ảnh người bà, người mẹ luôn hàm nghĩa về hạnh phúc và tổ ấm, về sự bình an và yêu thương. Có một người bà dịu dàng như bà tiên bù đắp lại những khoảng trống trong khung trời ấu thơ đầy mất mát của nữ sĩ Xuân Quỳnh: “Bà đã đem dòng nước mát của văn học dân tộc tưới xanh cho tâm hồn tuổi thơ của Quỳnh. Những câu chuyện cổ, những bài ca dao bà kể đã đi vào văn thơ Quỳnh, tự nhiên như con suối hoà vào dòng sông vậy” [108, 38]. Lại có một người bà khác đầy nghiêm khắc nhưng dào dạt tình thương, luôn che chở cho những đứa cháu bé dại như trong trang hồi ký của Trương Thị Hồng Tâm: “Chị em tôi còn sống, còn tồn tại là nhờ công ơn của nội. Nội già yếu phải lặn lội thân cò nuôi cháu nên nội cứ bệnh