Hồi ký dưới ảnh hưởng của hệ tư tưởng xã hội sau năm 1975

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hồi ký trong văn học việt nam giai đoạn 1975 đến nay nhìn từ đặc trưng thể loại (Trang 79 - 85)

Chƣơng 3 DIỄN NGÔN VỀ SỰ THẬT TRONG HỒI KÝ SAU 1975

3.1. Tiếp cận hồi ký từ lý thuyết diễn ngôn

3.1.2. Hồi ký dưới ảnh hưởng của hệ tư tưởng xã hội sau năm 1975

3.1.2.1. Bối cảnh xã hội sau năm 1975 và nhu cầu đổi mới văn học

Sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, chiến tranh trường kỳ, gian khổ

tồ

Hòa vào không

sau hiện tượng đột phá nhưng nhìn chung,

không khí văn học vẫn chưa mấy khởi sắc

- -

ư diễn ngôn về tư tưởng hệ của thời đại. Đáng chú ý trong cuộc họp này là tham luận của một loạt văn nghệ sĩ về tình trạng hiện tại, từ đó đề

nhà. Nhà lý luận Hồ Ngọc đề cập đến mối quan hệ biện chứng giữa văn nghệ- chính trị và dũng cảm nêu lên một thực trạng rằng trong thời gian qua, chúng ta đã “đồng nhất, thậm chí đồng hóa văn nghệ với chính trị, coi văn nghệ là công cụ của chính trị, phục vụ chính trị một cách thô thiển, đơn giản…biến văn nghệ thành vũ khí tuyên truyền” [183]. Cùng chung quan điểm này, nhà văn hóa Nguyễn Khắc Viện không ngần ngại nêu ra những nguyên nhân tạo nên tình trạng o bế của văn hóa nghệ thuật thời kỳ trước: “Trong những năm qua, văn học nghệ thuật của ta chưa

đóng được đầy đủ vai trò của nó. Vì bị trói buộc (…). Những người làm báo, viết văn, làm phim thường xuyên được nhắc nhở: phải làm như thế này, không được làm như thế kia, bị trói buộc bởi một loạt huý kị” [183]. Nhà biên kịch Lưu Quang Vũ nhấn mạnh đến “sự bao cấp về tư tưởng” khiến mọi sáng tạo bị bóp chẹt. Nhà thơ Bằng Việt chỉ ra “chủ nghĩa bình quân nặng nề” làm văn học mất đi tính “có vấn đề” và ngày càng khô kiệt [183]

trọng tiếp thu và kết thúc bằng lời hiệu triệu lay động: “Đừng chùn bước. Lịch sử sẽ chứng minh cho mình… Phải nắm vững trường phái tả chân xã hội chủ nghĩa. Văn nghệ phải nói thật, dù là sự thật phũ phàng nhưng mà có thật (…). Đại hội VI của Đảng đã mở cánh cửa lớn. Nhưng không phải mọi sự đã suôn sẻ đâu. Cánh cửa đã mở nhưng bản lề còn sét rỉ… Cuộc chiến đấu còn phức tạp, lâu dài và quyết liệt”. [183]

giờ văn học có được những điều kiện thuận lợi đến thế từ bên ngoài, tiếp thêm nguồn lực dồi dào và mạnh mẽ cho một cuộc cải cách to lớn và toàn diện từ bên trong.

- -

(thậm chí thời gian đầu của đổi mới, một số nhà văn đã cổ suý cho kiểu “văn chơi”- chỉ coi văn bản như cuộc chơi của ngôn từ).

- chủ

yếu chỉ mang tính định hướng mà đã chuyển sang quan hệ đối thoại, cùng tranh biện về văn bản.

- -

Văn học trước kia theo hướng bình thường hóanhững điều bất thường của chiến tranh thì nay đã chuyển sang bất thường hóa những cái bình thường của thời bình (theo cách diễn đạt của Chu Văn Sơn). Một số đề tài của văn học trước năm 1975 tiếp tục được khai thác nhưng đã được làm mới bằng tư duy và thủ pháp mới phù hợp hơn.

quay trở lại, nhiều đề tài chưa từng xuất hiện đã có mặt ở các thể loại với một sức công phá lớn

trên

-

- -

3.1.2.2. Diễn ngôn hồi ký trước và sau năm 1975

Tiếp cận hồi ký từ lý thuyết diễn ngôn, chúng tôi muốn nhấn mạnh sự linh động và đầy biến hóa của các tác phẩm hồi ký. Không đóng khung trong một cấu trúc sự thật tĩnh tại và cứng nhắc, diễn ngôn hồi ký là tập hợp những dòng chảy của ngôn ngữ trong sự va chạm với các luồng tư tưởng khác nhau, chịu những chế định của đặc trưng thể loại, quy luật tiếp nhận và truyền thống sáng tác. Tại Việt Nam, cột mốc năm 1975 không chỉ là một cột mốc lịch sử mà còn là đường ranh giới phân chia giai đoạn văn học. Diễn ngôn hồi ký trước và sau năm 1975 có thể được phân định, so sánh trên trục giá trị và tư tưởng hệ rõ ràng.

Trước năm 1975, đặc biệt trong giai đoạn văn học cách mạng 1945-1975, cũng giống như mọi diễn ngôn trong các thể loại văn học khác, hồi ký bị chi phối và chế ước chặt chẽ bởi tư tưởng hệ lịch sử- dân tộc nhằm đáp ứng trọn vẹn các yêu cầu chính trị, lịch sử mà Đảng và nhà nước đã giao phó. Không phải ngẫu nhiên, hồi ký của các tướng lĩnh và các chính trị gia được đề cao và vô cùng phù hợp với giai đoạn này, thể hiện đậm nét tâm lý “hướng thượng” của xã hội. Các tác phẩm được viết bằng thủ pháp huyền thoại hóa, quá khứ được tái hiện là quá khứ tuyệt đối của lý tưởng và chiến công thông qua phương thức mỹ hóa ký ức và thi vị hóa mọi sự thật. Tác phẩm hồi ký vì vậy mang đậm tính sử thi và khuynh hướng lãng mạn với người phát ngôn cho sự thật là người nhân danh cộng đồng, nhân danh đất nước (hầu hết các hồi ký cách mạng đều xưng “chúng tôi” như một cách đại diện cho tiếng nói chung). Giọng điệu chủ đạo trong hồi ký thời kỳ này là giọng tụng ca hân hoan, ngây ngất trong men say chiến thắng. Sự xuất hiện rầm rộ của mảng hồi ký cách mạng với những tên tuổi đã ghi danh vào lịch sử như Trần Dân Tiên, Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng, Hoàng Quốc Việt, Nguyễn Lương Bằng, Nguyễn Đức Thuận, Xuân Thuỷ, Song Hào,… gây sự chú ý nồng nhiệt trên các diễn đàn và các tạp chí nghiên cứu. Hồi ký của các nhà văn tuy

có nhiều tác phẩm giá trị của Nguyên Hồng, Tô Hoài, Vũ Bằng, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Khải, Vũ Hoàng Chương… nhưng hầu như chưa được quan tâm thích đáng.

Sau năm 1975, hồi ký đã gặp “mảnh đất vàng” để hồi sinh và phát triển rực rỡ chưa từng có. Nhu cầu “cởi trói” cho tư duy sáng tạo, khát vọng “nhìn thẳng vào sự thật” của giới văn nghệ sĩ thời kỳ này thực sự trùng khớp với căn cốt và bản chất của hồi ký. Những chiều kích của sự thật đã được các nhà văn soi chiếu dưới một hệ tư tưởng mới, những sự thật trong “vùng cấm” trước đây không được nhắc đến thì nay đã được một bộ phận nghệ sĩ dũng cảm đưa chúng ra ngoài ánh sáng một cách trực diện và không giấu giếm. Tư tưởng hệ thế sự- đời tư bao trùm lên các văn bản hồi ký, mang đến một cái nhìn thấu suốt vào chiều sâu của quá khứ để phân định, lật tẩy lại mọi giá trị, giúp cho công chúng có thêm cơ sở để đánh giá, nhìn nhận mọi sự kiện đã qua. Quá khứ không còn là khoảng thời gian bất biến, xa vời mà là những dư ảnh đậm nét vẫn đang len lỏi và có tác động không nhỏ trong dòng chảy hiện tại. Nhân vật của hồi ký, dù là người anh hùng với những chiến công vang dội thì nay đã được khắc nhấn dưới góc độ con người cá nhân với vô vàn những chi tiết đời thường chưa từng xuất hiện trước đó. Hồi ký được khai thác nhiều hơn bởi mọi tầng lớp xã hội, không chỉ là chuyện của những cá nhân xuất sắc, những nhà văn chuyên nghiệp hay những người anh hùng được ghi danh vào lịch sử mà đã mở rộng thành chuyện của những người bình thường ở những vị trí khác nhau với những bản sắc riêng, không thể bị lu mờ và che lấp. Giọng điệu hồi ký không còn một màu ngợi ca hào hứng mà đã pha trộn các âm sắc, ứng với những cách phát ngôn khác nhau về đời sống. Diễn ngôn hồi ký vì vậy đa diện, đa sắc hơn, phản ánh đúng xu thế đổi mới của thời đại (chúng tôi sẽ phân tích kĩ hơn ở phần tiếp theo). Nhưng hồi ký sau năm 1975 cũng bộc lộ một số hạn chế rõ rệt: nhiều cá nhân quá hăng say kể lại sự thật trong quá khứ mà không tiên liệu được

hậu quả nghiêm trọng ở thời hiện tại, có những diễn ngôn về sự thật đã rơi vào tình trạng “dân chủ, tự do quá trớn” và khiến cho những người được nhắc đến gặp không ít sóng gió; việc sáng tác hồi ký theo phong trào dễ dẫn đến thực trạng “có lượng nhưng không có chất”…

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hồi ký trong văn học việt nam giai đoạn 1975 đến nay nhìn từ đặc trưng thể loại (Trang 79 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)