dựng đội ngũ cán bộ Hội cơ sở
Những năm qua, Đảng và Nhà nƣớc ta đã quan tâm ban hành nhiều chủ trƣơng, chính sách hƣớng về cơ sở, trong đó có tổ chức Hội Phụ nữ; tạo nền
tảng củng cố, phát triển tổ chức Hội cơ sở và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động Hội, phong trào phụ nữ, chú trọng tới đội ngũ cán bộ Hội cơ sở.
Vai trò đội ngũ cán bộ làm công tác vận động quần chúng đã đƣợc khẳng định trong nhiều văn bản, nghị quyết của Đảng. Nghị quyết 8B - NQHN/TW của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng lần thứ 8 “Về đổi mới công tác vận động quần chúng của Đảng, tăng cƣờng mối quan hệ giữa Đảng và Nhân dân” ngày 27/3/1990 nêu rõ quan điểm về cán bộ của đoàn thể “phải được lựa chọn từ những người ưu tú trong phong trào, có năng lực và có uy tín đối với quần chúng… Các cấp trên cần hết sức giúp đỡ cơ sở, chú ý đào tạo, bồi dưỡng, chăm sóc cán bộ cơ sở của các đoàn thể” [18].
Đảng ta đã ban hành nhiều hệ thống văn bản thể hiện sự quan tâm tới đội ngũ cán bộ làm việc ở cơ sở, nhất là về chế độ, chính sách. Nghị quyết
Trung ƣơng 5 khóa IX của Đảng (2001) quy định: “Cán bộ chuyên trách ở cơ
sở có chế độ làm việc và được hưởng chính sách về cơ bản như cán bộ, công chức nhà nước” [19]; thể hiện một bƣớc phát triển mới về nhận thức, quan điểm đối với việc xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở. Tính từ thời điểm này, cán bộ Hội cấp xã đƣợc hƣởng lƣơng từ ngân sách, đƣợc đóng bảo hiểm xã hội và có cơ hội đƣợc nhận lƣơng hƣu khi nghỉ công tác.
Kết luận số 62/KL-TW ngày 28/12/2009 của Bộ Chính trịvề việc tiếp tục
đổi mới nội dung, phƣơng thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội khẳng định một trong những nhiệm vụ trọng tâm là kiện toàn tổ chức bộ máy, đổi mới chính sách, chế độ đối với cán bộ các đoàn thể chính trị - xã hội, đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, phƣơng thức hoạt động trong thời kỳ mới. Trong đó, nhấn mạnh coi trọng việc kết hợp, phát huy hiệu quả đội ngũ cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách và cộng tác viên; quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ có phẩm chất, năng lực và kỹ năng vận động nhân dân; kiện toàn đội ngũ cán bộ ở cơ sở; xây dựng tiêu chuẩn chức danh; bổ sung chế độ, chính sách; nâng cao trình độ kiến thức, kỹ
năng, nghiệp vụ công tác vận động cho cán bộ ở cơ sở, thôn, ấp, làng, bản…[7]
Kết luận số 23-KL/TW ngày 29/05/2012 Hội nghị Trung ƣơng 5 khóa XI về “Một số vấn đề về tiền lƣơng, bảo hiểm xã hội, trợ cấp ƣu đãi ngƣời có
công và định hƣớng cải cách đến năm 2020” đã nêu: “khẩn trương bổ sung,
sửa đổi một số chính sách cần và có thể điều chỉnh ngay nhằm sớm khắc phục bất hợp lý trong chính sách tiền lương hiện hành” và “tiến hành tổng kết Nghị quyết TW 5 khóa IX, qua đó nghiên cứu để ra giải pháp tổng thể về chế độ phụ cấp với những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở” [22]. Kết luận số 64-KL/TW ngày 28/5/2013 về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, hoàn
thiện hệ thống chính trị từ Trung ƣơng đến cơ sở ghi:“Mỗi thôn, tổ dân phố
và tương đương có một số chức danh (không quá 3 người) được hưởng phụ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước…” [23].
Thể chế hóa các quan điểm, chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc đã ban hành các chính sách, pháp luật nhằm tạo cơ sở pháp lý, điều kiện thuận lợi cho cán bộ các đoàn thể chính trị - xã hội hoạt động, trong đó có cán bộ Hội cơ sở.
Luật Cán bộ, công chức (2008) đã xác định chức danh ngƣời đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội, trong đó có chức danh Chủ tịch Hội Phụ nữ cấp cơ sở là “cán bộ”. Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ Nội vụ quy định về tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phƣờng, thị trấn, trong đó có Chủ tịch Hội LHPN các xã, phƣờng, thị trấn, cụ thể:
- Là cán bộ chuyên trách đứng đầu đoàn thể chính trị - xã hội ở xã, phƣờng, thị trấn; chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định điều lệ của tổ chức đoàn thể, đƣờng lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc.
- Tiêu chuẩn cụ thể: không quá 50 tuổi khi tham gia giữ chức vụ lần đầu; có trình độ tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên ở khu vực đồng bằng, tốt
nghiệp tiểu học trở lên ở khu vực miền núi; có trình độ sơ cấp và tƣơng đƣơng trở lên; đã đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ lĩnh vực công tác mà cán bộ đang đảm nhiệm tƣơng đƣơng trình độ sơ cấp trở lên [9].
Một số chính sách cụ thể dành cho cán bộ, công chức cấp cơ sở trong đó có Chủ tịch Hội Phụ nữ xã, phƣờng, thị trấn đƣợc quy định thông qua Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 “về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phƣờng, thị trấn”; Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/02/2004 “Về chế độ tiền lƣơng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lƣợng vũ trang”; Nghị định số 92/2009/NĐ-CP quy định cụ thể về chức danh, số lƣợng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phƣờng, thị trấn và những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã… Trên cơ sở đó, các địa phƣơng cũng ban hành một số chính sách nhằm tạo điều kiện hỗ trợ cho đội ngũ cán bộ Hội ở xã, phƣờng, thị trấn.
Đối với Hội LHPN Việt Nam, trải qua nhiều nhiệm kỳ hoạt động, tổ chức Hội cơ sở luôn đƣợc các cấp Hội xác định là nền tảng tổ chức Hội, trong đó hai yếu tố quan trọng là cán bộ và hội viên.
Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ XI, tầm quan trọng của việc nâng cao
chất lƣợng đội ngũ cán bộ đƣợc xác định là một trong ba khâu đột phá. Nghị
quyết Đại hội đã đƣa ra chỉ tiêu cho cả nhiệm kỳ 2012 - 2017 nhƣ sau: “100%
cán bộ chủ chốt cấp tỉnh đạt chuẩn chức danh theo quy định; 90% trở lên cán bộ Hội chủ chốt cấp huyện và Chủ tịch Hội LHPN cấp cơ sở đạt chuẩn chức danh về trình độ chuyên môn và lý luận chính trị.” [40, tr.54]. Nghị quyết cũng thể hiện sự quan tâm, coi trọng công tác bồi dƣỡng nâng cao năng lực cán bộ cấp Trung ƣơng và cấp cơ sở, đặc biệt là đội ngũ cán bộ chi, tổ phụ nữ. Căn cứ Nghị quyết Đại hội, Hội LHPN Việt Nam đã ban hành nhiều Chƣơng trình, Đề án, triển khai nhiều hoạt động nhằm nâng cao chất lƣợng cán bộ Hội. Hội đã chú trọng ban hành các văn bản hƣớng dẫn tiêu chuẩn cụ thể đối với nhân sự Đại hội trƣớc mỗi kỳ Đại hội Phụ nữ các cấp; tăng cƣờng tham
mƣu, đề xuất Chính phủ phê duyệt các Chƣơng trình, Đề án để tạo điều kiện cho cán bộ Hội tham gia các khóa đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao năng lực: Đề án “Đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ Hội chủ chốt Hội LHPN cấp huyện/quận và xã/phƣờng/thị trấn giai đoạn 2008 - 2012”, Đề án “Đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ Hội LHPN các cấp giai đoạn 2013 - 2017”, Đề án “Dạy nghề cho lao động nông thôn”, trong đó có chỉ tiêu đào tạo, bồi dƣỡng cho 100% cán bộ, công chức cấp xã, phƣờng, thị trấn; ban hành Chƣơng trình hành động “Thực hiện khâu đột phá nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ Hội LHPN các cấp, nhiệm kì 2012 - 2017” xác định yêu cầu đối với cán bộ Hội ở từng cấp, bao gồm cán bộ cấp cơ sở [44]. Hội LHPN Việt Nam cũng đầu tƣ nghiên cứu, đề xuất nhiều giải pháp nâng cao năng lực thực tiễn và cung cấp những kỹ năng cần thiết giúp đội ngũ cán bộ Hội cơ sở thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình.
Nhìn chung, có thể thấy rằng, chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc và định hƣớng chỉ đạo của Hội LHPN Việt Nam luôn thống nhất quan điểm, thể hiện sự quan tâm sâu sắc đối với cán bộ cấp cơ sở, cán bộ Hội Phụ nữ cơ sở và coi trọng công tác vận động, tập hợp quần chúng, vận động phụ nữ. Các chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc, các nhiệm vụ trọng tâm, chƣơng trình, đề án hoạt động của Hội đƣợc từng bƣớc điều chỉnh, bổ sung, đẩy mạnh với mong muốn phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc và hƣớng đến bảo đảm quyền lợi tốt hơn cho cán bộ Hội cấp cơ sở.