Lý thuyết tổ chức xã hội, lý thuyết vai trò

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) chất lượng nguồn nhân lực cán bộ hội phụ nữ cơ sở hiện nay (nghiên cứu trường hợp tỉnh hà nam) (Trang 66 - 70)

2.3. Các lý thuyết vận dụng trong luận án

2.3.2. Lý thuyết tổ chức xã hội, lý thuyết vai trò

2.3.2.1. Lý thuyết tổ chức xã hội

Xã hội học tiếp cận khái niệm tổ chức xã hội nhƣ là một thành tố của

cơ cấu xã hội, “là một hệ thống các quan hệ, tập hợp liên kết cá nhân nào đó

để đạt được một mục đích nhất định” [16, tr.164]. Các nhà xã hội học đã chỉ ra các dấu hiệu cơ bản của tổ chức xã hội, trong đó nhấn mạnh tới tính chủ định có mục đích trong thành lập nhóm, mối quan hệ quyền lực xã hội giữa các thành viên, tập hợp các vị thế và vai trò (gắn với quyền hạn và trách nhiệm nhất định) trong nhóm (sẽ đƣợc làm rõ hơn trong mục 2.3.2.2.), quy tắc hoạt động của tổ chức, tính chính thức và công khai của mục đích và sự tƣơng tác giữa các thành viên [16, tr.165,166].

Max Weber đã phân loại các tổ chức xã hội dựa trên các dấu hiệu của nó thành các nhóm quyền uy, hiệp hội tự nguyện, tổ chức khu biệt và tổ chức quan liêu [16, tr.167-173]. Trong đó, vai trò của ngƣời thủ lĩnh đƣợc đề cập nhƣ một trong những đặc điểm quan trọng của các tổ chức xã hội. Theo đó, ngƣời thủ lĩnh ở mỗi loại hình tổ chức xã hội có quyền lực, trách nhiệm và ảnh hƣởng khác nhau. Bên cạnh đó, các thành viên thƣờng tham gia vào các tổ chức trên cơ sở nhu cầu và lợi ích của bản thân họ.

Từ lý thuyết về tổ chức xã hội, luận án tiếp cận tính tự nguyện khi tham gia tổ chức của các thành viên đƣợc xuất phát từ chính nhu cầu của ngƣời tham gia. Đồng thời, tổ chức để tồn tại cần phải có sự đóng góp, tham gia của mỗi thành viên, từ đó đặt ra yêu cầu cán bộ Hội phải nhƣ thế nào để thu hút sự tham gia của hội viên, họ cần phải có những đặc điểm, phẩm chất gì? Tuy nhiên, khác với hiệp hội, tổ chức tự nguyện theo cách phân loại trên không liên quan nhiều với các cơ quan chính quyền hay nói cách khác, cấp chính quyền không can thiệp vào các tổ chức tự nguyện thì tổ chức Hội Phụ nữ ở nƣớc ta là tổ chức chính trị - xã hội, dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thực hiện chức năng đại diện chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp phụ nữ, tham gia xây dựng Đảng, tham gia quản lý Nhà nƣớc và đoàn kết, vận động phụ nữ thực hiện đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc, vận động xã hội thực hiện bình đẳng giới.

2.3.2.2. Lý thuyết vai trò xã hội

Vai trò xã hội là một thuật ngữ xuất phát từ nghệ thuật sân khấu, khi mỗi diễn viên phải “đóng” một vai trò nhất định của mình trên sâu khấu đó. Trong mỗi bối cảnh khác nhau, mỗi cá nhân lại thực hiện các vai khác nhau, hay nói cách khác, cá nhân sở hữu các vai trò rất đa dạng của cuộc sống hàng

ngày. Theo Robertsons, vai trò xã hội đƣợc hiểu là “một tập hợp các chuẩn

Việc thực hiện các vai trò xã hội của mỗi cá nhân/nhóm xã hội trong đời sống thực tế luôn hàm chứa những khó khăn, trở ngại nhất định nhƣ căng thẳng vai trò (xảy ra khi những trông đợi của xã hội đối với một vai trò là quá cao, việc thực hiện quá khó khăn, khiến cá nhân luôn rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, áp lực) hoặc xung đột (mâu thuẫn) vai trò (xảy ra khi ở cùng một thời điểm, cá nhân nắm giữ hai hay nhiều vị thế, vai trò khi cá nhân tham gia nhiều nhóm xã hội khác nhau và phải đáp ứng những kỳ vọng của nhiều nhóm xã hội đó; trong nhiều trƣờng hợp, những kỳ vọng của các nhóm này xung đột nhau về lợi ích) [74, tr.56].

Vai trò xã hội của cá nhân đƣợc xác định trên cơ sở các vị thế xã hội tƣơng ứng. Vì thế, mỗi vai trò đều có các quyền lợi và nghĩa vụ tƣơng ứng. Theo đó, vai trò xã hội của một ngƣời có nghĩa là ngƣời đó phải đảm nhận hay thể hiện đầy đủ các hành vi, nghĩa vụ, hệ thống chuẩn mực trên cơ sở vị thế của ngƣời đó. Đồng thời họ cũng nhận đƣợc những quyền lợi xã hội tƣơng ứng với việc thực hiện vai trò của họ.

Việc đánh giá vai trò của cá nhân có phù hợp với vị thế hay không đƣợc thực hiện thông qua dƣ luận xã hội. Dƣ luận đồng tình, ủng hộ với những trƣờng hợp cá nhân thực hiện tốt vai trò xã hội. Ngƣợc lại, dƣ luận sẽ đánh giá, lên án, thậm chí yêu cầu cá nhân phải từ bỏ vị thế nếu cá nhân không hoàn thành vai trò xã hội tƣơng ứng với vị thế xã hội mà họ nắm giữ.

Theo lý thuyết vai trò, mỗi cá nhân có rất nhiều vai trò, họ sở hữu bao nhiêu mối quan hệ xã hội thì sẽ có bấy nhiêu vai trò xã hội; tuỳ theo vai trò của mình mà cá nhân sẽ có cách ứng xử, hành vi, tác phong, hành động tƣơng ứng với vai trò mà cá nhân đảm trách. Vị thế và vai trò luôn gắn bó mật thiết với nhau. Vị thế của cá nhân đƣợc xác định bằng việc trả lời cho câu hỏi: ngƣời đó là ai? Và vai trò của các nhân đƣợc xác định bằng cách trả lời câu hỏi: ngƣời đó phải làm gì? Vai trò phụ thuộc vào vị thế (vị thế nào vai trò ấy). Trong mối quan hệ giữa vị thế và vai trò thì vị thế thƣờng ổn định hơn, ít biến

đổi hơn. Thông thƣờng thì sự biến đổi của vai trò phụ thuộc vào sự biến đổi của vị thế. Theo Jean Cazeneuve, vai trò có thể tiến triển. Chẳng hạn nhƣ vai trò của ngƣời phụ nữ ngày nay không giống trƣớc kia [52, tr.159]. Sự thay đổi của vai trò xã hội theo thời gian đƣợc lý giải do sự nhìn nhận, đánh giá của xã hội đối với các vị thế xã hội cũng có sự biến động nhất định trong thời gian đó. Xuất phát từ cách tiếp cận này, nghiên cứu “Chất lƣợng nguồn nhân lực cán bộ Hội Phụ nữ cơ sở” đƣợc thực hiện qua đánh giá từ phía dƣ luận xã hội (đánh giá của hội viên phụ nữ, lãnh đạo cấp ủy, chính quyền) và đồng thời qua chính đánh giá từ phía cán bộ Hội cơ sở. Nhìn chung, việc thực hiện vai trò của cán bộ Hội cơ sở là việc làm không dễ dàng; nó đòi hỏi những tố chất, năng lực của ngƣời cán bộ làm công tác dân vận “óc nghĩ, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm”, phẩm chất hy sinh, chịu khó chịu khổ - nhất là khi đây không phải là công việc mang lại những lợi ích cao về kinh tế. Việc cán bộ Hội có đáp ứng đƣợc những điều mà xã hội kỳ vọng đối với vai trò mà họ đang chiếm lĩnh hay vẫn còn chƣa “đóng tròn vai”, nghĩa là chƣa thực hiện tốt những mong mỏi từ phía xã hội. Tất nhiên, cách đánh giá này từ phía dƣ luận xã hội có thể khắt khe song nó phản ánh những kỳ vọng của dƣ luận xã hội trao gửi cho vị thế xã hội của một lực lƣợng nhất định.

Bên cạnh tiếp cận lý thuyết vai trò, luận án sử dụng lý thuyết xã hội học về vai trò giới trong một số phân tích về các yếu tố ảnh hƣởng tới chất lƣợng

nguồn nhân lực cán bộ Hội Phụ nữ cơ sở. “Vai trò giới có thể được hiểu là

những trông đợi về những hành vi và quan điểm mà nền văn hóa xác định là phù hợp đối với phụ nữ và nam giới”[77, tr.179]. Các yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội trong từng giai đoạn phát triển khác nhau quyết định vai trò giới. Sự khác biệt hoócmôn giữa nam và nữ là cơ sở sinh học của vai trò giới, từ đó tạo nên những đặc điểm giới tính thứ cấp; trong khi đó, hệ thống niềm tin về giới, những tƣ tƣởng giới tùy thuộc vào xã hội cụ thể là cơ sở xã hội của vai trò giới.

Xã hội học về giới đã nêu ba vai trò cơ bản của con ngƣời thƣờng có, đó là: vai trò tái sản xuất, vai trò sản xuất, vai trò quản lý cộng đồng và đƣợc học hỏi thông qua quá trình xã hội hóa. Trong vai trò sản xuất (là những hoạt động tạo ra thu nhập, đƣợc trả công), cả phụ nữ và nam giới đều có thể tham gia thực hiện, tuy nhiên mức độ tham gia của họ không nhƣ nhau và giá trị công việc họ làm cũng không đƣợc nhìn nhận nhƣ nhau, xuất phát từ những định kiến trong xã hội. Trong vai trò tái sản xuất (các hoạt động tổ chức cuộc sống gia đình, chăm sóc gia đình, nuôi, dạy con, giúp tái sản xuất dân số và sức lao động…), hầu hết phụ nữ đóng vai trò chịu trách nhiệm chính trong khi đây là những hoạt động thiết yếu tiêu tốn nhiều thời gian nhƣng không tạo ra thu nhập và không đƣợc xã hội coi trọng. Trong vai trò cộng đồng, có lúc đòi hỏi sự tham gia tình nguyện, tiêu tốn thời gian và không nhìn thấy ngay đƣợc; có lúc nó lại đƣợc trả công và có thể nhìn thấy đƣợc [77, tr.187-194].

Cả nam và nữ đều có khả năng tham gia vào cả ba loại vai trò trên. Tuy nhiên, ở nhiều nơi, phụ nữ hầu nhƣ phải đảm nhiệm vai trò tái sản xuất đồng thời với hoạt động sản xuất. Gánh nặng công việc gia đình của phụ nữ cản trở họ tham gia một cách tích cực hơn và thƣờng xuyên và các hoạt động cộng đồng. Kết quả là, nam giới có nhiều thời gian và cơ hội hơn để đảm nhận vai trò cộng đồng và ít khi tham gia vào các hoạt động tái sản xuất. Luận án sẽ xem xét những yếu tố tác động, chi phối việc thực hiện vai trò giới của cán bộ Hội cơ sở, trong đó, họ thƣờng thực hiện đồng thời cả ba vai trò trên, và để làm tốt đƣợc vai trò cộng đồng (ở vị trí là cán bộ Hội cơ sở), bản thân họ cũng phải “cân đối” thực hiện với hai vai trò còn lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) chất lượng nguồn nhân lực cán bộ hội phụ nữ cơ sở hiện nay (nghiên cứu trường hợp tỉnh hà nam) (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)