Các nghiên cứu về đội ngũ cán bộ cơ sở đề cập một số vấn đề cơ bản gồm có: (1) thực trạng đội ngũ cán bộ cơ sở, (2) các chính sách và (3) các giải pháp. Trong các tài liệu, bài viết, các tác giả đều thể hiện quan điểm tiếp cận
đội ngũ cán bộ cơ sở “là cấp gần dân nhất, là nền tảng của hành chính, nếu như cấp cơ sở làm được việc thì mọi công việc đều xong xuôi” [2] và xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở là một bộ phận không thể tách rời của chiến lƣợc cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Cán bộ cơ sở vừa phải thực thi các chủ trƣơng, chính sách, pháp luật của các cấp trên, vừa phải giải quyết các công việc hàng ngày có tính chất tự quản ở địa phƣơng, cơ sở; chịu sự giám sát trực tiếp hàng ngày của nhân dân, chƣa thoát ly hẳn sản xuất; đội ngũ cán bộ cơ sở thƣờng không ổn định, thƣờng bị chi phối bởi việc bầu cử; trình độ nhìn chung là thấp; phƣơng tiện làm việc lạc hậu [72].
Tác giả Phạm Minh Anh đã nhận định về cơ bản, đội ngũ cán bộ cơ sở có tinh thần trách nhiệm, năng nổ trong công tác, có tinh thần khắc phục khó khăn, có nhiều đóng góp cho thành tựu kinh tế - xã hội của đất nƣớc; bên cạnh đó, còn có những hạn chế nhất định về trình độ văn hóa (đặc biệt là cấp xã); trình độ lý luận chính trị; một số cán bộ chƣa gƣơng mẫu, ít rèn luyện, tu dƣỡng bản thân, thiếu trách nhiệm, dẫn tới tình trạng bất bình, phản ứng của nhân dân diễn ra ở một số nơi… Tác giả nêu nguyên nhân chủ yếu do nhận thức về vị trí, vai trò, nhiệm vụ của cán bộ trong bộ máy chính quyền và hệ thống chính trị cơ sở chƣa rõ, chƣa đạt sự thống nhất cao; các giải pháp về đội ngũ cán bộ cơ sở còn chắp vá, tình thế, thiếu tổng thể, đồng bộ, cơ bản, lâu dài; chế độ chính sách đãi ngộ chƣa hợp lý, chƣa đủ sức thu hút những ngƣời đã qua đào tạo cơ bản về làm việc ở cơ sở; chƣa phát huy dân chủ trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở… [2]
Tác giả Trần Tiến Quân đã nêu một số bất cập trong nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở, tập trung ở các vấn đề: Năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của đội ngũ cán bộ cơ sở chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu, nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc ở cơ sở trong cơ chế mới; Vấn đề chuẩn hóa đội ngũ cán bộ cơ sở còn nhiều bất cập; Việc kiểm tra, thanh tra công vụ và xử lý đội ngũ cán bộ cơ sở có vi phạm pháp luật không đƣợc thực hiện thƣờng xuyên và không nghiêm
túc; Các chế độ, chính sách dành cho đối tƣợng này chƣa thỏa đáng, nhất là những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở xã, phƣờng, thị trấn, tổ dân phố, thôn. Nguyên nhân đƣợc tác giả nêu chủ yếu do hạn chế về trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ cơ sở, công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ cơ sở chƣa đƣợc coi trọng đúng mức, công tác cán bộ chậm đổi mới… [67]
Tác giả Nguyễn Hữu Minh đã đề cập đến vấn đề xây dựng và bồi dƣỡng
đội ngũ cán bộ cơ sở, trong đó nêu “chính sách đối với cán bộ cơ sở chưa phát
huy hết được tiềm năng để đóng góp vào công cuộc cải cách hành chính” và nhận định: trình độ kiến thức, năng lực, phƣơng pháp làm việc của cán bộ cơ sơ còn yếu về nhiều mặt; chƣa đƣợc đào tạo cơ bản về văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ, quản lý nhà nƣớc. Tác giả nêu một đặc điểm của đội ngũ cán bộ cơ sở là do dân bầu, thay đổi thƣờng xuyên, không ổn định nên họ chƣa chú trọng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ. Do đó, cần thiết phải quan tâm tới công tác đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ cơ sở [61].
Trong bài viết “Mấy suy nghĩ về vấn đề chính sách đối với đội ngũ cán bộ cơ sở hiện nay”, tác giả Nguyễn Thế Thuấn nhìn nhận giữa cán bộ cơ sở và cán bộ, công chức cấp trên nhìn chung giống nhau về nghĩa vụ và trách nhiệm, tuy nhiên chế độ chính sách lại thiếu ổn định, chƣa đƣợc hƣởng đầy đủ. Điều đáng quan tâm là, do cơ chế bầu cử và chƣa có quy định rõ ràng về chế độ sử dụng cán bộ ở cấp cơ sở nên có tình trạng cán bộ công chức đã về hƣu, về mất sức lao động lại bắt đầu thời kỳ công tác mới ở cơ sở. Tác giả đã đề cập những điểm còn thiếu công bằng, thống nhất nhƣ quy định chế độ sinh hoạt phí với mức đƣợc hƣởng chƣa thích hợp với nghĩa vụ và trách nhiệm của từng đối tƣợng cán bộ cấp xã; việc quy hoạch, đào tạo cán bộ xã chƣa đƣợc quan tâm đúng mức… xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó nổi bật là nhận thức chƣa đúng về vai trò, tầm quan trọng của hệ thống chính trị cơ sở, thể chế về cán bộ cơ sở chƣa đồng bộ, thiếu quy hoạch, tạo nguồn và chƣa có chính sách thu hút lực lƣợng học sinh, sinh viên tốt nghiệp ra trƣờng về cơ sở công tác.
Tác giả nhấn mạnh vai trò của chế độ chính sách tốt là cơ sở phát huy tiềm năng của đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở, là cách để các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc sớm đi vào cuộc sống. [81]
Nhiều giải pháp cơ bản nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ cơ sở đã đƣợc các tác giả đề xuất nhƣ nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền cơ sở; Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ cơ sở kết hợp với bố trí, sử dụng hiệu quả; Tiếp tục bổ sung và thực hiện đồng bộ các chế độ, chính sách, đãi ngộ đối với đội ngũ này; Xác định rõ tiêu chuẩn, yêu cầu về phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực và phƣơng pháp của công tác của từng loại cán bộ công sở để chủ động tuyển chọn, đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ; Hoàn thiện cơ chế thực hiện dân chủ hóa trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở...
Nhìn chung, nội dung của các lĩnh vực nghiên cứu mà các tài liệu đề cập ở trên vẫn còn thiếu vắng những mảng nghiên cứu chuyên sâu về chất lƣợng nguồn nhân lực cán bộ làm việc trong các tổ chức chính trị - xã hội nói chung, cán bộ Hội Phụ nữ cơ sở nói riêng. Các nghiên cứu cũng chƣa làm rõ đƣợc những giải pháp và cơ chế chính sách đối với nhóm cán bộ cơ sở không hƣởng lƣơng (nhóm cán bộ không chuyên trách) - những ngƣời thƣờng đƣợc “gọi vui” là “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng” - trong đánh giá chất lƣợng của đội ngũ cán bộ cơ sở.