Nghiên cứu về cán bộ Hội phụ nữ cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) chất lượng nguồn nhân lực cán bộ hội phụ nữ cơ sở hiện nay (nghiên cứu trường hợp tỉnh hà nam) (Trang 39 - 43)

Nghiên cứu về đội ngũ cán bộ Hội Phụ nữ cơ sở đã đƣợc tiến hành trong một số báo cáo, đề tài do Hội LHPN Việt Nam tiến hành, thƣờng đƣợc tiếp cận ở góc độ mang tính chất khái quát chung về công tác Hội và phong trào phụ nữ. Các nội dung nghiên cứu về đội ngũ cán bộ Hội cơ sở đã đƣợc xuất hiện trong một số đề tài, tài liệu.

Năm 2009, Trung tâm Nghiên cứu Phụ nữ đã tiến hành nghiên cứu 200 cán bộ Hội Phụ nữ ở 4 tỉnh về “Nhu cầu đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ công

tác phụ nữ của cán bộ Hội cơ sở” [88] nhằm xác định những thiếu hụt về kiến thức, kỹ năng của cán bộ Hội Phụ nữ cấp cơ sở trong quá trình thực hiện nhiệm vụ công tác; từ đó đề xuất một số biện pháp đáp ứng nhu cầu đào ta ̣o, bồi dƣỡng nghiệp vụ công tác phù hợp, có hiệu quả. Báo cáo chỉ ra thực trạng cán bộ Hội cơ sở còn thiếu nhiều kiến thức, kỹ năng cần thiết cho việc thực hiện các nhiệm vụ của công tác phụ nữ nhƣ luật pháp, chính sách có liên quan đến phụ nữ, trẻ em; các thông tin về chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc, chính quyền địa phƣơng; kiến thức cơ bản về tâm lý, xã hội; kỹ năng giám sát, phản biện xã hội; kỹ năng tuyền truyền, giáo dục; kỹ năng giao tiếp, cách viết và trình bày báo cáo; kỹ năng tổ chức, điều hành… Nguyên nhân là do không đƣợc đào tạo bài bản về nghiệp vụ công tác phụ nữ; ít đƣợc tham gia các khóa bồi dƣỡng chuyên đề về công tác phụ nữ, các lớp tập huấn về kỹ năng tác nghiệp của cán bộ Hội. Bên cạnh đó, đội ngũ này chƣa đƣợc chú ý đào tạo bồi dƣỡng về lý luận chính trị, kiến thức trong các lĩnh vực khác, đặc biệt Chủ tịch Hội Phụ nữ cơ sở là công chức cũng chƣa đƣợc đào tạo đầy đủ theo chuẩn chức danh về quản lý hành chính Nhà nƣớc. Những thiếu hụt về kiến thức, kỹ năng nói trên đã làm hạn chế hiệu quả các hoạt động của đội ngũ cán bộ Hội cơ sở.

Trên cơ sở xác định nhu cầu đào ta ̣o, bồi dƣỡng nghiệp vụ công tác phụ nữ của cán bộ Hội cơ sở, nhóm tác giả đã đề xuất các giải pháp nâng cao chất lƣợng đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ công tác cho cán bộ Hội cấp cơ sở từ góc độ của Trƣờng Cán bộ Phụ nữ Trung ƣơng (nay là Học viện Phụ nữ Việt Nam) về chƣơng trình, nội dung, phƣơng pháp, thời gian đào tạo, bồi dƣỡng.

Đề tài “Đánh giá thực trạng và đề xuất phƣơng hƣớng đổi mới nội

dung, phƣơng thức hoạt động của Hội LHPN Việt Nam” do Hội LHPN Việt

Nam tiến hành vào năm 2011 đã đề cập một phần đánh giá về đội ngũ cán bộ Hội cơ sở, trong đó ghi nhận những chuyển biến tích cực của đội ngũ cán bộ Hội các cấp về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và lý luận chính trị; có phẩm

chất đạo đức, trách nhiệm, tâm huyết với công tác Hội, đa số đƣợc trẻ hóa và chuẩn hóa. Cán bộ Hội có quan điểm, lập trƣờng tƣ tƣởng vững vàng, tác phong sâu sát quần chúng, có phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với sự bình đẳng, tiến bộ của phụ nữ. Cơ cấu độ tuổi cán bộ cơ bản hợp lý, đảm bảo sự kế thừa qua các thế hệ. Tuy nhiên vẫn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập; năng lực nhiều nơi chƣa đáp ứng yêu cầu công việc. Tỷ lệ cán bộ Hội cấp xã đƣợc đào tạo chuyên môn nghiệp vụ chƣa đảm bảo. Tại thời điểm báo cáo, 71,3% Chủ tịch có trình độ lý luận chính trị, 5,7% có nghiệp vụ công tác Hội, gần 40% đƣợc đào tạo về trình độ chuyên môn; tỷ lệ tƣơng ứng ở Phó Chủ tịch Hội cấp xã gần nhƣ thấp hơn một nửa so với Chủ tịch. Báo cáo chỉ ra, lợi ích của hội viên biến đổi nhanh, đa dạng nhƣng trình độ năng lực của một bộ phận cán bộ Hội vốn đã hạn chế, càng bộc lộ những hạn chế trong việc nắm bắt nguyện vọng và phản ánh cho cấp ủy, chính quyền, thiếu tính chủ động, sáng tạo, còn ỷ lại sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và Hội cấp trên; Nhiều cán bộ trẻ thiếu kinh nghiệm thực tiễn, cần đƣợc rèn luyện về phong cách, phƣơng pháp vận động phụ nữ và nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức trong công việc. Bên cạnh đó, việc thay đổi cán bộ liên tục dẫn đến cán bộ thiếu kinh nghiệm sau mỗi kỳ Đại hội Đảng. Các quận nội thành Hà Nội có khó khăn lớn về Chủ tịch Hội cơ sở khi hầu hết là cán bộ hƣu trí, có lƣơng hƣu nên chỉ nhận phụ cấp khi làm Chủ tịch Hội, sức khỏe hạn chế nên ảnh hƣởng đến chất lƣợng hoạt động Hội. Trong khi đó, hoạt động Hội lại không thu hút đƣợc lớp trẻ tham gia vì họ có nhiều cơ hội việc làm với thu nhập cao hơn. Công tác đào tạo, quy hoạch, sử dụng chƣa có chiến lƣợc, chƣa bài bản. Chế độ đãi ngộ, triển vọng nghề nghiệp chƣa thoả đáng, chƣa đáp ứng đƣợc nguyện vọng chính đáng của cán bộ Hội nên khó tạo đƣợc nguồn cán bộ Hội cơ sở. Phụ cấp thấp cũng là một khó khăn cho cán bộ Hội cơ sở và cán bộ chi/tổ (còn 43/63 tỉnh/thành không có phụ cấp cho Chi hội trƣởng) [39].

Gần đây nhất, năm 2014, báo cáo “Một số giải pháp nâng cao năng lực cán bộ Hội cơ sở và phát triển hội viên” do Ban Tổ chức Hội LHPN Việt Nam tiến hành đã đánh giá khá toàn diện về thực trạng đội ngũ cán bộ Hội cơ sở và công tác tập hợp, phát triển hội viên, đồng thời phân tích dự báo xu hƣớng phát triển nguồn cán bộ Hội cơ sở để đƣa ra những đề xuất, kiến nghị biện pháp giải quyết những vấn đề đặt ra đối với công tác cán bộ Hội và phát triển hội viên thông qua khảo sát 12 xã, phƣờng thuộc 6 tỉnh, thành phố. Báo cáo đã phân tích thực trạng đội ngũ cán bộ Hội cơ sở theo các nhóm cán bộ Hội là Chủ tịch Hội cơ sở, Phó Chủ tịch Hội cơ sở và các chi hội trƣởng. Ƣu điểm chung của đội ngũ này là sự nhiệt tình, tâm huyết, trách nhiệm với công việc, có uy tín, gắn bó với hội viên; tham gia tích cực các hoạt động chung của cấp ủy, chính quyền địa phƣơng và hoạt động cộng đồng; có kinh nghiệm làm việc thực tiễn, có kỹ năng giao tiếp… Bên cạnh đó là những điểm yếu, hạn chế nhƣ cán bộ Hội cơ sở chƣa nhận thức đầy đủ về nhiệm vụ của tổ chức Hội, chức trách, nhiệm vụ của mình; công tác tham mƣu, đề xuất với cấp ủy và Hội cấp trên còn hạn chế; thiếu kiến thức cơ bản về xã hội, về phụ nữ, bình đẳng giới và các chủ trƣơng, chính sách, pháp luật có liên quan đến lĩnh vực công tác và các kỹ năng cần thiết để thực hiện nhiệm vụ; cán bộ trẻ thiếu kinh nghiệm. Trình độ đội ngũ cán bộ bán chuyên trách còn còn khiêm tốn và có sự chênh lệch khá lớn giữa các vùng miền do chƣa có quy định cụ thể về tiêu chuẩn chức danh; Ý thức học tập chƣa cao (ở đội ngũ chi hội trƣởng); Kiêm nhiệm nhiều vai trò ở cộng đồng nhƣng thiếu kiến thức và kỹ năng tổ chức các hoạt động nên chất lƣợng thực hiện nhiệm vụ bị ảnh hƣởng; Biến động Chi hội trƣởng xảy ra ở nhiều nơi, khó khăn tìm ngƣời thay thế dẫn đến việc triển khai các hoạt động Hội thiếu kịp thời, hiệu quả không cao...[4]

Nhìn chung, các tài liệu nghiên cứu đều khẳng định tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ Hội cấp cơ sở. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu tập trung vào chất lƣợng nguồn nhân lực cán bộ Hội cơ sở xuất hiện nhƣ một

trong các yếu tố cấu thành của một số ít đề tài đối với công tác Hội và phong trào phụ nữ, hoặc chú trọng ở đánh giá nhu cầu đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ Hội, chƣa có đƣợc cái nhìn toàn diện về đội ngũ cán bộ Hội cơ sở. Các nghiên cứu này thƣờng lựa chọn đối tƣợng khảo sát là cán bộ Hội LHPN các cấp (tỉnh, huyện, xã), còn thiếu vắng các đánh giá, nhìn nhận từ góc độ hội viên phụ nữ - đối tƣợng đích của tổ chức Hội. Việc tìm hiểu chất lƣợng nguồn nhân lực cán bộ Hội căn cứ trên những tiêu chí đánh giá nguồn nhân lực đồng thời gợi ý xây dựng hệ thống các giải pháp, chính sách phù hợp với đội ngũ cán bộ Hội ở cơ sở có ý nghĩa thiết thực góp phần nâng cao chất lƣợng cán bộ Hội Phụ nữ nói chung, cán bộ Hội cơ sở nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) chất lượng nguồn nhân lực cán bộ hội phụ nữ cơ sở hiện nay (nghiên cứu trường hợp tỉnh hà nam) (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)