Hà Nam là một tỉnh đồng bằng sông Hồng Việt Nam, có bề dày lịch sử
trên 120 năm, với diện tích 859,5km2, dân số 804.650 ngƣời. Hà Nam có quỹ
đất nông nghiệp dồi dào, có nguồn khoáng sản phục vụ cho ngành công nghiệp xi măng và vật liệu xây dựng, đồng thời cũng là vùng có tiềm năng phát triển du lịch thắng cảnh và du lịch sinh thái [87].
Hội LHPN tỉnh Hà Nam là tổ chức chính trị - xã hội, có nhiệm vụ tham mƣu cho Tỉnh ủy chỉ đạo, thực hiện công tác vận động phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Các hoạt động của Hội nhằm tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, phụ nữ chấp hành tốt các chủ trƣơng của Đảng, luật pháp, chính sách của Nhà nƣớc, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, trẻ em.
Từ năm 2012 đến nay, Hội LHPN tỉnh Hà Nam là một trong những tỉnh, thành Hội liên tục đƣợc nhận Bằng khen của Trung ƣơng Hội LHPN Việt Nam. Năm 2016, Hội LHPN tỉnh Hà Nam đƣợc tặng thƣởng Huân chƣơng Lao động hạng Nhất của Chủ tịch nƣớc.
Theo báo cáo kết quả hoạt động phong trào Hội của tỉnh Hà Nam năm 2015, về đánh giá xếp loại tổ chức Hội: 6/6 đơn vị Hội LHPN huyện, thành phố đƣợc xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; 99 cơ sở Hội xếp loại vững mạnh, trong đó vững mạnh tiêu biểu là 52 cơ sở, 17 cơ sở Hội xếp loại khá, không còn cơ sở Hội xếp loại trung bình. Tính đến hết năm 2015, tổng số hội viên trên toàn tỉnh là 155.338 ngƣời, đạt tỷ lệ 80,62%. Tỷ lệ hộ gia đình có phụ nữ từ 18 tuổi trở lên có ít nhất 01 hội viên: 148.305 hộ (đạt tỷ lệ 72,86%).
Hội viên đƣợc khảo sát thuộc 3 xã, phƣờng trên địa bàn 3 thành phố, huyện khác nhau. Qua trao đổi với Chủ tịch Hội LHPN 3 xã, phƣờng, Hội LHPN phƣờng Lam Hạ (thành phố Phủ Lý) có 9 chi hội với tổng số 1.197 hội viên (phƣờng đƣợc thành lập năm 2013 trên cơ sở xã Lam Hạ); Hội LHPN xã Thi Sơn (huyện Kim Bảng) có 16 chi hội với tổng số 1.467 hội viên. Hội LHPN xã Thanh Phong (huyện Thanh Liêm) có 17 chi hội với tổng số 1.225 hội viên.
Nhóm cán bộ Hội cơ sở đƣợc khảo sát tại 13 xã, phƣờng, gồm 3 xã, phƣờng trên và các phƣờng Hai Bà Trƣng, phƣờng Lƣơng Khánh Thiện, phƣờng Thanh Châu, phƣờng Trần Hƣng Đạo, phƣờng Minh Khai, xã Phù
Vân (thành phố Phủ Lý), xã Liêm Cần, xã Liêm Sơn (huyện Thanh Liêm), xã Đồng Hóa, xã Nhật Tân (huyện Kim Bảng).
Theo báo cáo của Hội LHPN tỉnh Hà Nam (năm 2015), căn cứ kết quả đánh giá thi đua hàng năm của Hội LHPN thành phố, Hội LHPN các huyện, các cơ sở theo thứ tự xếp loại phong trào phụ nữ và công tác Hội vững mạnh đứng đầu là Hội LHPN phƣờng Lam Hạ, Hội LHPN xã Đồng Hóa, Hội LHPN xã Liêm Cần; số còn lại là các đơn vị khá. Năm 2015, Hội LHPN tỉnh Hà Nam không có cơ sở Hội xếp loại trung bình, yếu, kém [46].
Việc lựa chọn địa bàn nghiên cứu là tỉnh Hà Nam đại diện cho các tỉnh đang trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội bên cạnh tiếp tục duy trì nền kinh tế nông nghiệp, có phong trào phụ nữ và hoạt động công tác Hội khá tốt và tƣơng đối đồng đều giúp cho ngƣời nghiên cứu có thể thu thập đƣợc các thông tin về chất lƣợng cán bộ Hội cơ sở ở mức tƣơng đối tích cực, để từ đó nhìn rộng hơn về những địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa trong cả nƣớc. Ngoài ra, đây là địa phƣơng có các khu công nghiệp đang hoạt động thu hút nhiều lao động nữ, là một trong những yếu tố tác động tới việc quản lý, tập hợp, thu hút hội viên tham gia sinh hoạt Hội cơ sở. Bên cạnh đó, việc lựa chọn 13 xã, phƣờng có tham chiếu với chất lƣợng hoạt động Hội trong những năm gần đây đƣợc thực hiện nhằm có sự so sánh giữa địa bàn các cơ sở thành thị và nông thôn trong đánh giá chất lƣợng nguồn nhân lực cán bộ Hội Phụ nữ cơ sở.
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CÁN BỘ HỘI PHỤ NỮ CƠ SỞ
Các kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày dƣới đây mô tả thực trạng những yếu tố cấu thành chất lƣợng nguồn nhân lực của cán bộ Hội Phụ nữ cơ sở đã đƣợc giới hạn trong luận án, bao gồm các nội dung: trình độ chuyên môn và đào tạo, việc thực hiện nhiệm vụ, uy tín tại cộng đồng, phẩm chất đạo đức, thái độ, nhiệt tình trong công tác và tình trạng sức khỏe cơ bản của cán bộ Hội cơ sở. Thông qua kết quả khảo sát, nghiên cứu hƣớng đến nhận diện và làm rõ điểm mạnh, điểm yếu của cán bộ Hội cơ sở hiện nay dƣới sự đánh giá của hội viên - những ngƣời là đối tƣợng phục vụ của tổ chức Hội hoặc nói cách khác, là khách hàng trung tâm của các hoạt động của Hội, trong đó có so sánh với tự đánh giá từ phía cán bộ Hội cơ sở. Đây cũng là cơ sở cho các phân tích về các yếu tố ảnh hƣởng tới chất lƣợng cán bộ Hội Phụ nữ cơ sở và các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng đội ngũ này trong các chƣơng sau.
3.1. Trình độ chuyên môn và đào tạo của cán bộ Hội cơ sở
Luận điểm về vai trò trình độ học vấn của nguồn nhân lực đã đƣợc chứng minh trong nhiều nghiên cứu về vốn con ngƣời. Trong quan điểm về khả năng sinh lời và thu nhập, Becker cho rằng trình độ học vấn càng cao thì những đầu tƣ con ngƣời càng quan trọng trong suốt cuộc sống hoạt động, và những hiện tƣợng này giải thích một phần sự phân phối những thu nhập cá
nhân[15]. Nhiều nghiên cứu khác về vốn con ngƣời xuất phát từ cách tiếp cận
giáo dục. Theo quan điểm này, học vấn của con ngƣời là nguồn vốn vô hình giúp mỗi ngƣời thành công trong cuộc sống và là một chỉ báo về trình độ phát triển của nguồn nhân lực.
Luận điểm về vai trò của trình độ học vấn của nguồn nhân lực đã đƣợc chứng minh trong nhiều nghiên cứu về nguồn vốn con ngƣời, nguồn nhân lực.
Trong đó, giáo dục - đào tạo có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển trí tuệ, nhân cách của con ngƣời nên đƣợc coi là phƣơng thức phát triển nhanh chất lƣợng nguồn nhân lực. Vận dụng trong nghiên cứu, trình độ học vấn, chuyên môn đƣợc xác định nhƣ là một trong những chỉ số thể hiện chất lƣợng cán bộ Hội và thực trạng trình độ của đội ngũ này đƣợc đánh giá thông qua các nguồn tổng hợp số liệu từ Hội LHPN Việt Nam và địa bàn khảo sát.
3.1.1. Trình độ của đội ngũ cán bộ Hội cơ sở ở Việt Nam nói chung
Trong những năm qua, Hội LHPN Việt Nam luôn quan tâm đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao năng lực của cán bộ Hội các cấp, đặc biệt là đội ngũ cán bộ chi, tổ.
Năm 2014, số lƣợng cán bộ Hội cơ sở theo các nhóm chức danh trên cả nƣớc cụ thể là: Chủ tịch Hội: 13.501 (trong đó có 11.144 Chủ tịch Hội khối xã/phƣờng/thị trấn); Phó Chủ tịch: 13.547; Chi hội trƣởng: 109.161; Tổ trƣởng: 248.486. Báo cáo của Ban Tổ chức Hội LHPN Việt Nam đã thống kê, toàn quốc có: 98% Chủ tịch Hội cơ sở đạt chuẩn về học vấn, 84,3% đạt chuẩn về lý luận chính trị, 73,6% đạt chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ. Tính đến tháng 9/2014, tỷ lệ Chủ tịch cơ sở đạt chuẩn chức danh là 78.51%.
Bảng 3.1. Trình độ của Chủ tịch Hội cơ sở
Học vấn Chuyên môn
Tiểu học THCS THPT Sơ cấp Trung cấp Cao đẳng Đại học
trở lên
118 1713 9234 1451 4617 357 1832
1,1% 15% 83% 13% 41% 3,2% 16,4%
Lý luận Chính trị Nghiệp vụ công tác Hội (thời gian, hệ đào tạo)
Sơ cấp Trung cấp Cao cấp < 1 tháng 1 tháng 3 tháng Trung cấp
2476 6804 148 1627 1320 2050 1955
22% 61% 1,3% 15% 12% 18% 17, 8%
Quản lý hành chính nhà nƣớc: 1153 (10%)
Phó Chủ tịch Hội cơ sở không thuộc đối tƣợng đào tạo, bồi dƣỡng của Đề án 664 và Đề án 1956, cho đến khi Chính phủ điều chỉnh mở rộng đối tƣợng đào tạo theo Đề án 1891 thì mới đủ điều kiện tham gia.
Bảng 3.2. Trình độ của Phó Chủ tịch Hội cơ sở
Học vấn Chuyên môn
Tiểu học THCS THPT Sơ cấp Trung cấp Cao đẳng Đại học
trở lên
179 1790 8115 1601 2738 549 1066
2% 20% 72% 14% 24% 5% 10%
Lý luận Chính trị Nghiệp vụ công tác Hội (thời gian, hệ đào tạo)
Sơ cấp Trung cấp Cao cấp < 1 tháng 1 tháng 3 tháng Trung cấp
2884 2029 127 1613 623 804 782
26% 18% 1,1% 14% 5,5% 7% 6,8%
Nguồn: Ban Tổ chức, Hội LHPN Việt Nam, 2014
Đối với đội ngũ cán bộ Hội là Chi hội trƣởng, chỉ có 2,5% đƣợc bồi dƣỡng nghiệp vụ công tác Hội từ 1 tháng trở lên, 10% đƣợc bồi dƣỡng nghiệp vụ công tác Hội dƣới 1 tháng. Chi hội trƣởng thƣờng đƣợc bồi dƣỡng nghiệp vụ công tác thông qua tham gia các lớp tập huấn cung cấp kiến thức ngắn ngày nhƣ chăm sóc sức khoẻ sinh sản, phòng chống tệ nạn xã hội, kiến thức phòng chống suy dinh dƣỡng trẻ em, phổ biến các văn bản pháp luật liên quan đến phụ nữ… Tuy nhiên, nhiều Chi hội trƣởng còn thiếu kiến thức, thông tin về luật pháp, chính sách; thiếu kỹ năng, phƣơng pháp làm việc.
Bảng 3.3. Trình độ của Chi hội trưởng
Học vấn Chuyên môn
Mù chữ Tiểu học THCS THPT Sơ cấp Trung cấp Cao đẳng Đại học trở lên
1352 7915 53618 52023 4007 12693 3408 6295 1,1% 6,7% 45% 44% 3,4% 11% 2,9% 5,35
Lý luận Chính trị Nghiệp vụ công tác Hội (thời gian, hệ đào tạo)
Sơ cấp Trung cấp Cao cấp < 1 tháng 1 tháng 3 tháng Trung cấp
12406 6195 251 11356 1422 965 612
10% 5% 0,21% 10% 1,2% 0,8% 0,5%
Nhìn chung, tổng hợp số liệu của Ban Tổ chức Hội LHPN Việt Nam cho thấy, đội ngũ cán bộ Hội là Chủ tịch Hội cơ sở đã cơ bản đạt yêu cầu về trình độ, trong đó hơn 80% có trình độ từ THPT trở lên; hơn 70% đạt yêu cầu về trình độ lý luận, nghiệp vụ công tác Hội. Phó Chủ tịch Hội có trình độ từ THPT trở lên đạt hơn 70%. Tỷ lệ này ở chi hội trƣởng là trên 40%. Chi hội trƣởng đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng về lý luận, nghiệp vụ công tác Hội chỉ đạt tỷ lệ rất thấp. Những số liệu thống kê này cho thấy đội ngũ cán bộ Hội cơ sở cấp xã (theo cách chia nhóm của luận án) có trình độ lý luận, nghiệp vụ, trình độ học vấn cao hơn khá rõ nét so với đội ngũ cán bộ Hội cấp thôn.
3.1.2. Trình độ đội ngũ cán bộ Hội tại địa bàn khảo sát
Hội LHPN tỉnh Hà Nam là một trong những tỉnh, thành Hội có chú trọng tới công tác đào tạo bồi dƣỡng cán bộ Hội. Tỉnh đã xây dựng và triển khai Đề án “Đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ Hội LHPN các cấp”. Hàng năm, tỉnh Hội đều định kỳ tổ chức lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ công tác nhằm nâng cao trình độ cho cán bộ Hội cơ sở. Nội dung tập huấn chủ yếu là các kiến thức cần thiết để trang bị cho đội ngũ cán bộ chi, tổ phụ nữ những hiểu biết và kỹ năng phục vụ tốt công tác vận động phụ nữ nhƣ: Khái quát tổ chức Hội cơ sở, nhiệm vụ của chi hội trƣởng; Hƣớng dẫn thực hiện công tác kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và thi hành kỷ luật trong hệ thống Hội; Hƣớng dẫn kỹ năng nắm bắt và phản ánh tình hình tƣ tƣởng hội viên, phụ nữ; Hƣớng dẫn điều hành hội họp trong hệ thống Hội; Kỹ năng điều hành sinh hoạt câu lạc bộ; Tuyên truyền, giáo dục các phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc; Hƣớng dẫn cách viết báo cáo; Hƣớng dẫn kiến thức, kỹ năng cho cha mẹ nuôi, dạy con tốt và an toàn; Quản lý, theo dõi nguồn tiết kiệm - hộ nghèo, hộ cận nghèo do phụ nữ làm chủ hộ; Công tác vận động phụ nữ tôn giáo; Giới thiệu những điểm mới của Luật đất đai sửa đổi; Luật hôn nhân gia đình...
Năm 2015, cấp tỉnh đã tổ chức 01 lớp cho 232 Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội LHPN cơ sở, 05 lớp tập huấn cho Chi Hội trƣởng với 560 học viên. Cấp huyện, thành phố phối hợp với Trung tâm bồi dƣỡng chính trị huyện tổ chức 6 bài lý luận chính trị và nghiệp vụ công tác Hội cho 2.468 cán bộ Hội cơ sở.
Theo thống kê của Hội LHPN tỉnh Hà Nam, trình độ cán bộ Hội LHPN các cấp tỉnh, huyện, xã nhƣ sau:
- Cấp tỉnh: có 18/21 (85,71%) cán bộ có trình độ đại học trở lên, 15/21(71,43%) cán bộ có trình độ trung cấp, cao cấp lý luận chính trị;
- Cấp huyện, thành phố: có 27/30 (90%) cán bộ có trình độ đại học và 69,2% có trình độ lý luận chính trị trung, cao cấp;
- Cấp xã, phƣờng, thị trấn: có 112/116 (96,6%) Chủ tịch Hội có trình độ chuyên môn từ Trung cấp trở lên, 68/116 Chủ tịch Hội (60,7%) có bằng trung cấp phụ vận, 20/116 Chủ tịch Hội (17,2%) có bằng sơ cấp, 06/116 (5,17%) Chủ tịch Hội hoàn thành chƣơng trình bồi dƣỡng nghiệp vụ công tác Hội 02 tuần dành cho Chủ tịch Hội cơ sở đã có bằng trung cấp chuyên môn [46].
Kết quả khảo sát tại 13 xã, phƣờng thuộc địa bàn nghiên cứu cho thấy, có 41,8% cán bộ Hội có trình độ THCS, 32,2% có trình độ PTTH, 26,0% có trình độ cao đẳng/đại học trở lên. Tỷ lệ cán bộ Hội có trình độ từ cao đẳng trở lên cao nhất là tập trung ở các cơ sở Hội thuộc thành phố Phủ Lý (cao nhất là phƣờng Lƣơng Khánh Thiện: 61,5%); xã Nhật Tân có tỷ lệ cán bộ Hội đạt trình độ từ cao đẳng trở lên thấp nhất, chỉ chiếm 11,1%. Tỷ lệ cán bộ Hội có trình độ THCS chủ yếu là đội ngũ chi hội trƣởng, ủy viên BCH là chi hội trƣởng. Bảng 3.4 dƣới đây cho thấy thống kê số liệu trình độ học vấn, trình độ lý luận chính trị, tham gia đào tạo nghiệp vụ công tác của cán bộ Hội cơ sở tại 13 xã, phƣờng khảo sát; trong đó chia theo nhóm khu vực thành phố và nông thôn. Qua đó, nhóm cán bộ Hội ở địa bàn thành phố có mặt bằng trình độ học vấn cao hơn so với nông thôn
Bảng 3.4. Trình độ học vấn, trình độ lý luận chính trị, đào tạo nghiệp vụ công tác Hội tại địa bàn khảo sát theo khu vực (%)
Khu vực
Nội dung Đô thị Nông thôn Tổng
Trình độ học vấn THCS 28,9 49,2 41,8 PTTH 32,9 31,8 32,2 CĐ/ĐH/SĐH 38,2 18,9 26,0 Trình độ lý luận chính trị
Chƣa đƣợc đào tạo 26,3 43,9 37,5
Sơ cấp 39,5 39,4 39,4
Trung cấp 32,9 14,4 21,2
Cao cấp 1,3 2,3 1,9
Nghiệp vụ công tác Hội
Chƣa tham gia 31,6 19,7 24,0
Đã tham gia 67,1 79,5 75,0
Không nhớ 1,3 0,8 1,0
Với đặc thù đội ngũ cán bộ Hội đa dạng về trình độ, độ tuổi, thâm niên, Hội LHPN tỉnh Hà Nam đã triển khai các hoạt động bồi dƣỡng, nâng cao năng lực cán bộ Hội theo các cách khác nhau, trong đó coi trọng tính thƣờng xuyên, lựa chọn vấn đề ƣu tiên vấn đề, hƣớng dẫn “cầm tay chỉ việc” thông qua các tài liệu sinh hoạt mẫu… Lãnh đạo Hội LHPN tỉnh Hà Nam chia sẻ:
“Tỉnh thường xuyên tổ chức tập huấn nâng cao kỹ năng cho cán bộ Hội cơ sở, tập huấn đi tập huấn lại hàng năm nên một số kỹ năng ở cán bộ Hội cơ sở có chuyển biến, được cải thiện, mặc dù không ngay lập tức được, ví dụ như kỹ năng tổ chức, điều hành sinh hoạt câu lạc bộ. Do thực tế cán bộ Chi hội trưởng cơ bản có kinh nghiệm, có uy tín, nhưng lại hạn chế về năng lực, trình độ. Phương pháp để giúp triển khai tốt nhiệm vụ là định hướng vận dụng các nội dung, kiến thức truyền thông lấy cốt lõi để cho các chị tuyên truyền, vận