CHƢƠNG 2 CƠ SỞ HÌNH THÀNH MỸ CẢM AWARE
4.2 Aware từ dòng chảy nội tâm đến dòng ý thức
Nếu xúc cảm aware mang lại có sự thay đổi do nội dung phản ánh của hai thời đại khác nhau trong tác phẩm thì phƣơng thức phản ánh cũng tạo nên những nét độc đáo của aware vào thế kỷ XX. Có rất nhiều nhà khoa học khẳng định rằng
Truyện Genji là một tiểu thuyết tâm lí đầu tiên của thế giới. Đặc điểm quan trọng nhất tạo nên thành công đó chính là kết cấu tác phẩm, nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật, mỹ cảm aware, nội dung phản ánh đời sống xã hội và tình cảm cá nhân. Trong đó, việc tập trung vào đời sống tâm lí nhân vật qua xúc cảm aware đóng vai trò quan trọng đối với tiểu thuyết. Cũng nhƣ Truyện Genji, Kawabata cũng hƣớng tác phẩm vào thế giới cảm xúc trong nghệ thuật thể hiện mới đƣợc gọi tên dòng ý thức. Với phƣơng thức phản ánh khác nhau sẽ mang lại những xúc cảm thẩm mỹ khác biệt nhất định giữa hai tác phẩm.
4.2.1 Dòng chảy nội tâm trong Truyện Genji
Thời gian đảo lộn và dung hợp trong xúc cảm của nhân vật làm nên thế giới nội tâm phức tạp của Genji. Thời gian tâm tƣởng tồn tại ở cảm xúc bên trong của con ngƣời. Khoảnh khắc hiện tại nhƣờng chỗ cho những mảng thời gian quá khứ hiện về với bao nỗi niềm hoài nhớ. Chính lúc đó, dòng chảy nội tâm bắt đầu, thời gian đƣợc quy chiếu qua cách nhìn của nhân vật cho nên nó có độ lùi nhất định để tái hiện quá khứ, một sự dịch chuyển cả về không gian lẫn thời gian khiến con
ngƣời sống trong cảm xúc xáo trộn. Thời gian lẫn cảm xúc quá khứ và hiện tại luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau không tách rời, khiến cho xúc cảm của nhân vật trong tác phẩm luôn trôi chảy liên hồi. Mặc dù có sự ngƣng đọng tạm thời hay là độ lùi nhất định nào đó thì tác phẩm vẫn vận động theo trình tự tuyến tính và không làm thay đổi thời gian chính của cốt truyện.
Trong tác phẩm Truyện Genji tần suất xuất hiện thời gian hồi tƣởng không nhiều nhƣng là tiểu thuyết đầu tiên miêu tả tâm lí, tình cảm một cách tinh tế xoay quanh câu chuyện tình yêu nam nữ. Dòng hồi tƣởng trải dài theo sóng gió của cuộc đời với những chuyện tình lãng mạn và không ít khổ đau của Genji. Sự hoài nhớ đó luôn trào dâng khi có những sự vật, sự việc làm chàng gợi nhớ. Thỉnh thoảng chàng sống lại những kỉ niệm với tâm trạng day dứt, hối tiếc, cũng có khi hân hoan, sôi nổi. Dƣới ánh trăng, lúc chàng nhìn chiếc quạt vừa nhận, nỗi nhớ nhung, hoài niệm bị khuấy động sâu sắc. Chàng nghĩ về bài thơ đồng cỏ hoang vu của mình. Lúc đó, chàng và em gái Kokiden gặp nhau trong khoảng thời gian quá ngắn ngủi, chỉ đủ trao nhau chiếc quạt. Cho đến bây giờ nhìn thấy nó, chàng lại mơ tƣởng về hình bóng cố nhân. Có lẽ khi con ngƣời đối diện với những biến cố lớn của cuộc đời thƣờng khiến họ hay nghĩ suy về quá khứ của mình đã trải qua. Vậy nên, chứng kiến cảnh Aoi chết, chàng trở về Sanjo không sao ngủ đƣợc. Chàng nghĩ đến những năm tháng họ sống bên nhau, cách đối xử với vợ mình không đúng khi chàng sống buông thả với những chuyện ong bƣớm khiến Genji ân hận vô cùng, tự dằn vặt mình vì tất cả đã quá muộn.
Trong quãng đời của Genji, thời điểm bị đi đày ở đảo Suma mang lại nhiều xúc cảm sầu bi nhất và cũng gợi nhiều kỷ niệm nhớ nhung và cũng vì thế dòng ý thức của nhân vật biểu hiện đậm nét. Khi ở Suma, nhìn mƣa cắt qua dòng ký ức, chàng không thể nào quên đi ngƣời tình của mình. Cho nên “nỗi khao khát của chàng thêm da diết khi nhớ lại bài thơ li biệt của Fujitsubo, rồi lần lƣợt các kỉ niệm khác hiện về khiến chàng phải quay mặt đi để giấu nƣớc mắt”[59,307]. Dƣờng nhƣ bao kỉ niệm về ngƣời mẹ kế không bao giờ nguôi trong lòng chàng. Dù chàng ở đâu, làm gì cũng luôn nhớ về nàng trong nỗi niềm khắc khoải nhớ mong da diết. Sự khao khát đến tận cùng đó khiến chàng sầu khổ và cảm thấy cô đơn. Đối với chàng,
cuộc sống mỏng manh cứ theo đuổi nhƣ những đợt sóng biển sầu bọt vẫn cứ nối tiếp nhau vỗ vào mạn thuyền. Số phận của kẻ lƣu đày nhƣ giọt sƣơng run rẩy đầu cành lá. Chàng nghĩ đến nhà vua và đêm cuối cùng họ nói chuyện với nhau. Chuỗi ngày sống lƣu đày, tâm hồn luôn bất ổn và buông lỏng, chán nản nhƣng làm cho chàng có những suy nghĩ nghiêm túc về mình và cuộc đời. Dƣờng nhƣ chàng lớn hơn về mọi mặt. Đây là chuỗi ngày sám hối của Genji, cũng là chuỗi ngày tràn đầy những thƣơng nhớ khôn nguôi đến những ngƣời thân của mình. Nhìn những kỉ vật sao mà cay đắng thế. Ở đấy, chàng bị nỗi khao khát dày vò. Genji cảm nhận thời gian trôi nhanh qua ánh trăng tà, trằn trọc cả đêm không ngủ đƣợc nằm nghe tiếng chim trong bình minh.
Tiếng chim kêu trong ngày mới rạng
Khuây khỏa lòng kẻ gối chiếc chăn đơn [68,311]
“Ở Suma, năm mới đã tới, ngày dài hơn, thời gian đi chậm lại. Cây anh đào mà Genji trồng năm trƣớc đã lác đác nở hoa, bầu không khí dịu ấm, và các hoài niệm lại cuồn cuộn đổ về khơi nguồn cho bao nhiêu nƣớc mắt. Chàng khao khao khát nghĩ đến các tình nhân mà vì họ chàng đã khóc lúc chàng chuẩn bị vĩnh biệt thành đô vào cuối tháng hai năm ngoái… Chàng nghĩ đến hội vui hoa anh đào đáng nhớ, nghĩ đến cha, và dáng ngƣời đẹp kì lạ của anh chàng-bây giờ đã là vua; và chàng nhớ lại nhƣ thế nào, anh của chàng đã dành cho chàng đặc ân là đọc thơ Trung Quốc của chàng” [68,313]. Có thể nói, thời gian đồng hiện diễn ra trong tâm thức Genji xoay quanh các câu chuyện tình yêu trắc trở. Dƣờng nhƣ nỗi sầu khổ ấy cứ miên man trong tâm trí, đong đầy những sầu bi, làm cho quãng đời chàng trôi qua thêm nặng trĩu.
Những kỉ niệm yêu đƣơng đƣợc gợi nhớ chính là lúc thời gian cuộc đời đang bị xáo trộn. Trong khoảnh khắc hiện tại, những mối tình thoáng hiện ra. Bởi là ngƣời đàn ông chung thủy và đa tình, Genji luôn dành cho các cô gái sự ƣu ái. Dù đó là ngƣời đã làm chàng không hài lòng về sắc đẹp, thân phận, thậm chí gây nên mất mát, khổ đau, khó chịu nhƣng khi đã chấp nhận họ chàng luôn có trách nhiệm chăm sóc, quan tâm. Trong góc khuất của tâm hồn, chàng luôn nhung nhớ nên chỉ cần có sự kiện nào liên quan, chàng sẽ nhớ rất rõ những kỉ niệm đã xa. Mọi kỉ niệm
ùa về khi gửi một bức thƣ cho nữ tu sĩ quận chúa Asagao và nhận đƣợc một bức thƣ nhỏ buộc bằng sợi dây nghi thức của nàng, chàng nhớ lại cách đó đúng một năm vào cái đêm đáng nhớ ở điện thờ. Cái đêm chàng muốn ái ân với quận chúa nhƣng bị khƣớc từ và thay thế bằng ngƣời em. Chàng thầm trách móc thần linh đã xui khiến điều đó xảy ra… Quay lại với hiện tại, chàng cảm thấy hối tiếc và kì cục. Sự trở lại của hình bóng Asagao qua hồi ức không làm chàng giận dữ mà cảm thấy muốn tiếp tục, muốn tơ vƣơng.
Cũng có khi chàng nhớ đến những kỉ niệm về một ngƣời bạn thân và suy ngẫm chuyện đời. Trong tiệc mua vui, hoàng thƣợng đến thăm Genji. Khi sai ngƣời hái bông cúc, Genji nhớ lại khoảng thời gian khi còn trẻ đã từng nhảy điệu “sóng xanh” với Tonno chujo cùng với bài thơ và bông hoa cúc tặng bạn:
Hoa tươi đây cũng như ta
Tiếc thời xưa đã đi xa xa rồi [69,20]
Và rồi Tonno chujo cũng tặng lại chàng bài thơ:
Hoa tươi nay đã nhuộm màu
Liệu hoa còn có ngày nào hoàng kim? [69,20]
Và rồi họ kết thúc trong không khí của mùa thu đầy lá rụng khiến mọi ngƣời luyến tiếc một ngày sắp tàn.
Dƣờng nhƣ thời gian đang trôi chậm lại, trong Genji có sự hiện hữu của quá khứ và hiện tại. Những gì thuộc về quá vãng đau buồn dễ làm Genji động lòng trắc ẩn. Chính vì thế, xúc cảm thâm trầm trƣớc cuộc sống đang diễn ra trong tâm hồn của ngƣời đàn ông đa tình và phong lƣu. Các cuộc tình đi qua đời chàng đều có những kỉ niệm êm ái với khổ đau. Genji lại nhớ đến Asagao và viết cho nàng lá thƣ “Ta có thể hình dung những hoài niệm êm ả đang vấn vƣơng trong lòng nàng trong những ngày này
Bao giờ nước sẽ trở về
Lẽ nào cuốn mất não nề cỏ tang [69,464]
Còn Asagao thì sống trong buồn chán. Khi gió trên cây nguyệt quế xào xạc nàng lại nghĩ đến lễ hội và vô vàn những hoài niệm. Ngày lại qua ngày nàng sống trong hoài niệm và trả lời thƣ Genji:
Cuộc đời dâu bể
Hôm qua tang tóc chìm sâu Hôm nay rửa tội nước hầu cạn đi
Mọi vật hình như thoáng qua và hư ảo [69,464]
Khi dòng chảy thời gian trở đi trở lại thì nỗi ám ảnh về cuộc đời lại xuất hiện. Và thời gian chỉ là “ngày lại qua ngày theo một chuỗi dài u ám” [68,369], còn nỗi cô đơn giăng trải nhƣ một nhà sƣ trong tác phẩm đã nói: “Tôi thấy trƣớc mắt nỗi đau buồn có thể hủy diệt con ngƣời ta nhƣ thế nào”. Có lẽ vì thế mà cuộc đời con ngƣời chất chứa sầu bi. Họ không biết lý giải thế nào ngoài việc tin vào số kiếp: “Ở kiếp trƣớc, có những kẻ nào đó đã làm những điều sai trái”; “độc địa nhƣ thế có vẻ còn chƣa đủ, ông trời bỗng dƣng đem đến cho một chút niềm vui-thật ra thì chỉ một chút thôi rồi ông lại lấy đi mất. Trƣớc kia, tốt đẹp biết bao! Ngƣời ta nói cõi đời là chuyện sắc sắc không không. Đã đành là thế, nhƣng cảnh ngộ của chàng thật đáng buồn, chẳng còn biết trông cậy vào ai!” (lời của một nữ tì)” [69,189]. Sau này, khi Genji chứng kiến cảnh Murasaki chết chàng đã nhiều lần thấy buồn nhƣng chƣa bao giờ chàng cảm thấy cô đơn nhƣ bây giờ, trong quá khứ và tƣơng lai không ai chịu nỗi buồn nhƣ chàng.
Genji lòng buồn vô hạn và ngồi nhớ lại những kỉ niệm ở quá khứ khi nhìn thấy Murasaki và nghĩ là mình đang sống trong mơ. Cũng có lúc Genji trốn tránh thực tại đau buồn, ông muốn lên núi cao nơi không còn ai biết đến, không có tiếng chim kêu. Ông đến phòng phu nhân Akashi mà hình ảnh của Murasaki lại hiện ra trƣớc mắt làm lòng thêm đau nhói. “Mùa xuân năm ấy khi hoàng hậu Fujitsubo mất, trông thấy mầu cờ tang là ta thấy đau lòng…ta không thể quên đƣợc Murasaki, ngƣời đã chung sống với ta từ nhiều năm nay. Ta là ngƣời dạy dỗ nàng từ lúc nàng còn nhỏ. Thế rồi nàng bỏ ta mà đi trong lúc ta đã gần sang thế giới bên kia. Khi nghĩ đến những kỉ niệm giữa ta và nàng, ta không chịu nổi đau đớn. Ta xúc động khi nhớ lại Murasaki có phẩm chất tuyệt vời về tình cảm, trí tuệ và tài năng… ” [69,242]. Đến tuổi xế chiều ngoài năm mƣơi, Genji mất đi một ngƣời vợ nhƣ là cú sốc cuối cùng không thể chịu đựng. Vậy nên, khi nhận đƣợc thơ của Akashi ông lại nhớ đến Murasaki ngày xƣa.
Nhƣ vậy, mặc dù Truyện Genjii có cách kể theo trật tự tuyến tính về mặt thời gian nhƣng các tình tiết trong tác phẩm vẫn có sự đảo lộn và thay đổi. Những hoài niệm của Genji đã tạo nên những lớp thời gian quá khứ chồng chất trong tác phẩm. Các kỉ niệm có đƣợc móc xích với nhau trong dòng chảy nội tâm liên miên của Genji với rất nhiều ngƣời phụ nữ khác.
Hình ảnh Kaoru nối tiếp Genji trong phần hai của tác phẩm cũng đƣợc xây dựng làm trung tâm. Những hồi ức qua nỗi nhớ của Kaoru là những mảnh ghép kết nối cho đến kết thúc tác phẩm. Trong một lần đến Uji nhìn sông nƣớc mây trời, sƣơng phủ trắng những ngọn đồi, xa xa phía bờ sông, những con thuyền chở đầy củi ra vào tấp nập, hình ảnh Ukifune gợi cho anh nhớ về Oigimi. Anh miên man nghĩ về những chuyện của ngày xƣa cũ. Còn Ukifune thì miên man nghĩ đến những vƣớng mắc với Niou. Trong những tháng vừa qua Kaoru buồn não nề khi mà ngày Ukifune chuyển về thành phố đã đến. Trong khi đó ở biệt thự Ono, Ukifune đang nhìn chăm chú những con đom đóm bay quanh các con nƣớc trong khu vƣờn và nhớ về quá khứ. Cách cƣ xử của nàng với hai ngƣời tình không phải khiến nàng dằn vặt và ân hận làm, có những suy nghĩ quẩn quanh. Đó là trạng thái con ngƣời không thể dung hợp giữa hiện tại và quá khứ, ý thức rất rõ về tƣơng lai bởi vì nỗi đau bây giờ trong cô khởi sự từ một quá khứ sai lầm. Trong tâm trạng rối bời nàng quyết định kết liễu cuộc đời sẽ trở nên thanh thản hơn. Nhƣng cuộc đời vốn trớ trêu khi nàng đƣợc sống và nƣơng nhờ cửa Phật khi đang còn rất trẻ. Thời gian tuổi trẻ thấm đẫm bởi nỗi sầu bi, đóng đinh lên số phận con ngƣời nhƣ định mệnh kiếp phù sinh.
Thời gian không làm phai xóa ký ức về quá khứ mà nó làm cho quá khứ càng dày thêm, khắc khoải khôn nguôi. Cho nên “Những kỷ niệm vui buồn quá khứ chỉ còn là những viễn ảnh mờ xa rơi rớt lại trong ký ức. Những dự hƣớng tƣơng lại chƣa đến chỉ là những bóng ma của hƣ tƣởng. Một cuộc vui nào rồi cũng phải qua đi. Một nỗi buồn nào rồi cũng phải nhạt theo năm tháng. Cổ Đức có dạy: “Thời gian tựa tên bắn, ngày tháng nhƣ thoi đƣa. Vô thƣờng chóng qua mau, gắng gỗ chớ dần dà! Ngày tháng cứ thản nhiên trôi qua, mạng sống cũng theo đó dần dần đoạn giảm” [83,189]. Cho nên cảm thức về thời gian cũng là một cách bộc lộ rõ nhất quan điểm nghệ thuật của nhà văn. Trong Truyện Genji, aware không đơn thuần là một cảm
xúc mà còn là cảm thức về thời gian cuộc đời. Theo Nhật Chiêu thì Truyện Genji là một trong các tác phẩm cổ điển hiếm hoi cố gắng phát hiện cái thế giới bên trong ấy, thế giới của cảm thức, tâm thức. Về điểm ấy nó mang tính hiện đại và gần gũi với những tác phẩm nhƣ Đi tìm thời gian đã mất của Marcel Proust và Đến ngọn hải đăng của Virginia Woolf. Điểm gặp gỡ của Genji và hai tác phẩm hiện đại kể trên là cảm thức đối với thời gian.
Trong tác phẩm Truyện Genji, Murasaki Shikibu đã mang đến cho độc giả nhiều bất ngờ với những trang phân tích chiều sâu tâm lí trong dòng chảy nội tâm nhân vật. Bên cạnh đó, chiều sâu cảm xúc đƣợc thể hiện qua nhiều hình ảnh mang tƣợng trƣng và các giấc mơ. Hai đặc điểm này của tiểu thuyết nhƣ là yếu tố manh nha cho dòng ý thức trong tiểu thuyết hiện đại. Trong Truyện Genji, các hình ảnh tƣợng trƣng rất phong phú và có thể xem chúng là những biểu tƣợng chứa đựng nhiều ý nghĩa. Các biểu tƣợng thƣờng gắn liền với các sự vật nhỏ nhắn nhƣ loài hoa với màu sắc nhạt phai, côn trùng bé xíu, giọt mƣa và hạt sƣơng mong manh gợi nên nhiều xúc cảm aware.
Tên gọi của các cô gái trong tác phẩm đƣợc lấy từ những loài hoa và màu sắc khác nhau. Mỗi bông hoa có một đặc trƣng riêng thể hiện tính cách của mỗi ngƣời và tình cảm của Genji dành cho họ. Màu xanh tím nhƣ sự lộng lẫy của con công, màu của những lý tƣởng và bay bổng lãng mạn dành cho Fujitsubo (hoa bìm bìm). Màu xanh của cỏ cây thể hiện sự sự nổi loạn, lý tƣởng và bay bổng nhƣ cái tên của Ukifune. Cả hai ngƣời phụ nữ này đều có đặc tính thích đƣợc tự do, bất chấp, nổi loạn và khát khao cháy bỏng trong tình yêu. Ngoài ra, Yugao là tên loài hoa đêm có màu cam, tƣợng trƣng cho tình yêu ngọt ngào, lãng mạn và thủy chung. Hƣơng thơm của hoa cam gợi nên sự quyến rũ đầy đam mê đến bí ẩn của nàng Yugao dành