Murasaki và Kawabata từ cuộc đời đến tác phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Mỹ cảm Aware trong văn học Nhật Bản qua tiểu thuyết Truyện Genji của Murasaki Shikibu và Ngàn cánh hạc của Kawabata Yasunari (Trang 71 - 78)

CHƢƠNG 2 CƠ SỞ HÌNH THÀNH MỸ CẢM AWARE

2.3 Murasaki và Kawabata từ cuộc đời đến tác phẩm

2.3.1 Từ cuộc đời Murasaki đến Truyện Genji

Hoàn cảnh xuất thân và những ảnh hƣởng thời đại có ảnh hƣớng nhất định đối với quá trình sáng tác văn chƣơng nói chung và quan niệm thẩm mỹ nói riêng của Murasaki. Môi trƣờng sống nhƣ là mảnh đất nuôi dƣỡng tài năng nghệ sỹ và cũng là nhân tố góp phần định hƣớng con đƣờng sáng tạo nghệ thuật.

Nhà văn nữ Murasaki Shikibu (紫式部,(978?-1016?) hay còn gọi là To Shikibu đƣợc sinh ra trong gia đình có truyền thống văn chƣơng. Bà là con gái của một quan địa phƣơng có tên Fujiwari Tametoki. Họ hàng của bà thuộc chi phía Bắc của dòng họ quý tộc Fujiwara sống vào thời kỳ Heian, tại kinh đô đang đóng ở Kyoto trong thời đại Thiên hoàng Ichijo (986-1011). Theo các nhà nghiên cứu, họ hàng của bà có truyền thống văn chƣơng nhƣ nghệ sỹ Tsutsumi Chuunagon là thi nhân nổi tiếng với các sáng tác thơ hòa ca (waka). Tametoki cha của nhà văn đã từng dạy thiên hoàng Kazan khi ông ấy là thái tử. Ông Tametoki còn rất giỏi thơ chữ Hán và thơ quốc âm.

Cuộc đời Murasaki đã trải qua với nhiều mất mát và bất hạnh. Khi lên bốn tuổi, bà mồ côi mẹ. Sau đó một thời gian, chị và em cũng sớm chia lìa và nhà văn sống với cha. Hai mƣơi chín tuổi Murasaki làm vợ lẽ cho Fujiwara Nobutaka. Bốn

Kenshi (sau này là nữ thi nhân Daini-no-Sammi). Vào năm 1005, Thiên hoàng Ichijô triệu bà vào cung để hầu hoàng hậu Chugu Shoshi. Ở đây, bà đƣợc đãi ngộ và tính nhiệm nhƣ một nữ học sĩ. Trong thời gian này, Murasaki Shikibu viết Nhật kí Murasaki (Murasaki nikki) và vẫn viết tiếp Truyện Genji. Đến năm 1013, bà không làm việc nữa và mất sau đó khoảng năm 1016 (ngoài 40 tuổi).

Murasaki Shikibu là ngƣời có khả năng sáng tạo nghệ thuật và chữ viết thiên bẩm. Bà là ngƣời đƣợc xem sớm bộc lộ tài năng học vấn và là ngƣời góp phần phát triển của chữ viết mới (chữ kana), chữ viết của nữ giới thời kỳ Heian. Bên cạnh đó, Murasaki là ngƣời phụ nữ có tâm hồn tinh tế và nhạy cảm. Vậy nên, chứng kiến cảnh sống cung đình chốn hậu cung, nhà văn đã có cách cảm nhận về cuộc sống rất sâu sắc. Hơn nữa, do tác động của các yếu tố văn hóa, cùng với kiến thức uyên thâm của mình, nhà văn đã để lại những di bút thể hiện trăn trở về cuộc đời mang hơi thở thời đại. Điều đó thể hiện rõ nét trong cuốn Nhật kí Murasaki Shikibu. Một nỗi buồn mênh mang bao trùm lấy cả tinh thần cuốn nhật kí. Trong nhật kí bà có viết: “Mảnh đất Tsuchimikado vẫn mang vẻ đẹp thần tiên cứ mỗi độ thu về. Những ngọn cây bên hồ hay những cây bụi nhỏ gần bên con suối nhƣ đƣợc nhuộm những sắc màu khác nhau. Những màu sắc đó trở nên sâu thẳm hơn trong ánh sáng dịu dàng của màn đêm. Thanh âm của nƣớc hoà vào trong đêm tối với tiếng rì rầm tụng kinh liên hồi không làm vơi đi nỗi sầu. Những âm thanh đó thoảng qua nhƣ cơn gió nhẹ làm mát dịu tâm hồn” [1,71]. Có thể nhận thấy Murasaki rất tinh tế khi cảm nhận về chính cuộc đời mình qua những trang văn. Nhà văn cảm thấy cuộc đời tẻ nhạt, khổ hạnh và cô đơn đƣợc ẩn sâu trong một tâm hồn nồng nàn với tình yêu và cuộc sống. Dƣờng nhƣ chốn phồn hoa ở cung đình không làm cho nhà văn cảm thấy thỏa mãn. Bà cho rằng “Tôi nhớ cuộc sống trƣớc kia của mình nhƣ một ngƣời lữ khách lang thang trên những nẻo mộng đời, và tôi chán ghét mình đã quá quen thuộc với nếp sống cung đình… ”, “định mệnh của tôi là cô đơn” [1,32]. Sự cô đơn xuất hiện ngay trong xã hội nhộn nhịp càng đẩy con ngƣời vào thế giới riêng có khiến Murasaki càng thu mình lại trong những tác phẩm văn chƣơng. Chính vì thế, nhà văn tập trung vào viết Truyện Genji trong một thời gian dài.

Từ cuộc sống riêng tƣ đến hôn nhân không mấy suôn sẻ và cuộc sống trong cung đình buồn bã và cô đơn đều để lại dấu ấn trong Truyện Genji. Trong thực tế, khi ở bên cạnh hoàng hậu Akiko, Murasaki có nhiều cơ hội quan sát cảnh sống cung đình nên nhà văn có một vốn sống khá phong phú, tạo nền tảng cho chất liệu hiện thực trong tiểu thuyết. Chuyện mâu thuẫn trong mối quan hệ giữa hoàng hậu Teishi (Sadako) và Shoshi (Akiko) cùng với dòng dõi quý tộc Fujiwara giống với trong hình tƣợng văn học Kokiden ghen ghét với Kiritsubo trong Truyện Genji. Hơn thế, hình ảnh Murasaki Shikibu đƣợc nhìn thấu qua nhân vật Murasaki no Ue. Riêng hình ảnh Genji đƣợc xem quá hoàn hảo này là kết tinh những tâm nguyện về mẫu ngƣời đàn ông mà tác giả gửi gắm niềm mong ƣớc trong cuộc đời nhƣ những gì nhà văn miêu tả trong nhật kí.

Nhƣ vậy, những ám ảnh về cái chết, bấp bênh của cuộc sống, khao khát về tình yêu nam nữ và triết lí Phật giáo là những yếu tố cơ bản nhƣ đi từ đời sống riêng của nhà văn vào trong tác phẩm. Qua lăng kính của ngƣời nghệ sỹ tài ba, Murasaki đã làm sống lại đời sống tinh thần của ngƣời Nhật thời kỳ Heian kết tinh trong Truyện Genji. Sự thành công của nhà văn còn thể hiện ở những giá trị thẩm mỹ toát lên từ tác phẩm nhằm góp phần hình thành khái niệm thẩm mỹ

aware vào thời kỳ này.

2.3.2 Từ cuộc đời Kawabata đến Ngàn cánh hạc

Có rất nhiều nhà nghiên cứu cho rằng dấu ấn cuộc đời đã hằn sâu trong các sáng tác của Kawabata. Do đó, mỗi tác phẩm là mỗi câu chuyện của chính cuộc đời của tác giả. Từ những phân tích về tâm lí học, các nghiên cứu đã chỉ ra sợi dây liên hệ giữa tác giả và tác phẩm là vô thức, ẩn ức, khát vọng, những ám ảnh luôn tồn tại trong tâm hồn của một đứa trẻ bị tổn thƣơng nặng nề do sinh ra trong gia đình mất mát, tình yêu ngang trái và xã hội suy đồi.

Kawabata Yasunari (川端 康成, (1899-1972) đƣợc sinh ra ở Osaka, Nhật Bản và có tuổi thơ đầy bất hạnh. Khi Kawabata chƣa đến bốn tuổi thì mồ côi cả cha lẫn mẹ. Nhà văn và chị gái về ở với ông bà nhƣng lần lƣợt chị gái, bà và ông đều ra đi. Kawabata mất hết ngƣời thân khi ông mới 15 tuổi và đƣợc chú gửi vào trƣờng học

thân. Trong Nhật kí tuổi mười sáu (1914), Kawabata đã thể hiện sâu sắc tâm hồn bị tổn thƣơng nặng nề khi chứng kiến cái chết cận kề bên giƣờng bệnh của ông ngoại. Sau đó, lúc mới 21 tuổi, Kawabata gặp phải mối tình tan vỡ với ngƣời vợ sắp cƣới Hatsuyo Ito. Trái tim của một thanh niên vừa bƣớc vào đời tan vỡ bởi những khổ đau. Về sau, hình ảnh những ngƣời thiếu nữ đẹp tinh khôi, mong manh thƣờng xuất hiện nhiều lần trong các tác phẩm. Nhà văn thƣờng hóa thân vào những lữ khách đi tìm các cô gái nhƣng cuối cùng chỉ có mất mát và niềm đau trong cô đơn. Có thể thấy, nhà văn thƣờng hay đề cập đến sự sống và cái chết trong tác phẩm. Điều này khá phức tạp để khẳng định ngoài vấn đề cá nhân, xã hội Nhật Bản sau hậu chiến cũng là nhân tố thúc đẩy cái chết của Kawabata. Chính trong Tiếng rền của núi

(1972)nhà văn đã dự báo về nguyên nhân cái chết của mình. Nhà văn đã “từ bỏ cõi trần này khi mọi ngƣời còn yêu mến và kính trọng ta” [91,56]. Thực tế là một thời gian sau đó ông đã tự tử trong ngôi nhà của mình. Những nguyên nhân dẫn đến sự giải thoát này đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu bàn luận. Nhà văn có thể đã ảnh hƣởng bởi tâm lí từ nhỏ nên luôn bị ám ảnh bởi cái chết. Bên cạnh đó, kết thúc này có thể do ông đã bị ảnh hƣởng tinh thần võ sĩ đạo thời chiến. Hoặc có thể nhà văn muốn hình ảnh của mình còn sống mãi khi tài năng độ viên mãn nhất giống nhƣ quan niệm về cái đẹp thời kỳ Heian. Cho đến nay, vẫn chƣa có câu trả lời chính xác. Một cuộc đời đã khép lại nhƣng những trang sách của ông luôn đƣợc mở ra. Sự nghiệp sáng tác của ông mang lại nhiều giá trị lớn cho nền văn học Nhật Bản.

Sự thành công của Kawabata là bởi ông là ngƣời luôn đề cao giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, hấp thu những tinh hoa văn học thế giới hiện đại và không ngừng sáng tạo theo một lối đi riêng. Khi còn sống, nhà văn đã từng cho rằng ông say mê Truyện Genji. Nhà văn đã khẳng định trong bài phát biểu nhận giải Nobel văn học năm 1968 rằng Truyện Genji là đỉnh cao văn xuôi Nhật tất cả mọi thời đại và chính bản thân ông rất thích cũng nhƣ chịu ảnh hƣởng từ tiểu thuyết này. Trong diễn văn của Viện Hàn lâm Thụy Điển khi trao giải Nobel văn chƣơng (1968) đã tôn vinh Kawabata: “Ông là ngƣời tôn vinh cái đẹp hƣ ảo và hình ảnh u uẩn của hiện hữu trong đời sống thiên nhiên và trong định mệnh con ngƣời” [89,6]. Vậy nên, tác phẩm của Kawabata đậm chất chất trữ tình sâu lắng, phảng phất nỗi u buồn

đƣợc kế thừa từ dòng văn truyền thống đặc biệt văn học nữ lƣu thời kỳ Heian. Chính Kawabata đã viết: “Tôi chọn Truyện Genji (Genji monogatari, viết đầu thế kỷ XI) và thời đại Muromachi (1335-1572) để giúp tôi quên đi chiến tranh và chịu đựng cuộc thảm bại bởi lẽ, ở Murasaki (tác giả Truyện Genji), ta tìm thấy điều mà ngƣời Nhật gọi là kokoto (tâm) đó cũng là điều cốt lõi ở nhân cách Basho sau này” [89,1075. Nhìn chung, các tác phẩm của Kawabata đều có sự ảnh hƣởng của quan niệm thẩm mỹ truyền thống, đặc biệt nhất là mỹ cảm aware. Từ những Truyện ngắn trong lòng bàn tay đến bộ ba tiểu thuyết đạt giải Nobel (Xứ Tuyết, Ngàn cánh hạc và Cố đô) đều thể hiện dấu ấn của mỹ học truyền thống độc đáo này. Với cách làm đó, nhà văn là ngƣời lƣu giữ tinh hoa văn hóa dân tộc qua hàng trăm trang sách.

Bên cạnh việc kế thừa văn hóa truyền thống, nhà văn còn tiếp thu sáng tạo kỹ thuật sáng tác hiện đại phƣơng Tây. Ông rất có hứng thú với các tác phẩm văn học châu Âu. Vào năm 21 tuổi, Kawabata theo học khoa văn tại Đại học Hoàng gia Tokyo, chuyên ngành văn học Anh nhƣng sau đó tập trung nghiên cứu văn học Nhật. Đây là khoảng thời gian ông tiếp nhận văn học phƣơng Tây với các tác giả nổi tiếng nhƣ Marcel Proust, James Joyce… Một năm sau đó, tác giả đã có truyện ngắn đầu tay Lễ chiêu hồn đăng trên tạp chí của chính ông sáng lập Trào lưu mới.

Từ quan điểm sáng tác có thể thấy Kawabata chọn cho mình một con đƣờng nghệ thuật đúng hƣớng và thành công với việc đề cao những giá trị truyền thống của văn hóa Nhật Bản bằng cách làm mới trong quá trình sáng tạo. Vào năm 25 tuổi, ông tốt nghiệp đại học và thành lập tạp chí Văn nghệ thời đại (Bungei jidai) thuộc trƣờng phái Tân cảm giác (Shinkankakuha) theo hƣớng hấp thu văn học và văn hóa Tây Âu nhằm tái tạo nên phong cách mới bằng việc lấy cảm xúc làm trung tâm của chuyện kể. Có thể thấy, quan điểm sáng tác của nhà văn có sự gặp gỡ kì diệu với đặc tính thẩm mỹ, đặc trƣng văn học và đời sống văn hóa hiện đại của ngƣời Nhật. Trong quan niệm nghệ thuật, ngƣời Nhật chú trọng xúc cảm thẩm mỹ, hƣớng đến vẻ đẹp của thế giới bên trong. Điều này thể hiện rõ nhất mỹ học thời kỳ Heian với mỹ cảm đặc trƣng aware. Bên cạnh đó, trƣờng phái Tân cảm giác đề cao vai trò của trực giác trong việc cảm thụ cái đẹp. Đó là sự cảm nhận trực tiếp, là những rung động tình cảm cùng tần số với cái đẹp với thái độ trân trọng và nâng niu cái đẹp.

Qua đó thể hiện ngƣời nghệ sỹ có một tâm hồn nghệ sỹ nhạy bén, tinh tế và rất kỳ công. Việc chú trọng vào đời sống tâm lí và tình cảm trong tiểu thuyết cũng là điểm gặp gỡ giữa các nhà văn hiện đại và truyền thống Nhật Bản. Trong xã hội hiện đại, khi văn hóa phƣơng Tây ảnh hƣởng mạnh mẽ và có tác động tiêu cực đến đời sống xã hội thì ý thức gạn đục khơi trong nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa sẽ là hƣớng đi tích cực của ngƣời nghệ sỹ. Chính vì thế, dù có học tập lối viết phƣơng Tây nhƣng Kawabata luôn khẳng định rằng ông không bao giờ đánh mất cốt cách của ngƣời Nhật Bản.

Nhƣ vậy, từ cuộc đời tƣ đến hoàn cảnh xã hội đã có những ảnh hƣởng đến quan điểm nghệ thuật, nội dung và tƣ tƣởng tƣởng tác phẩm của nhà văn. Trong đó, mỹ cảm awareTruyện Genji đã có những tác động lớn đối với quan niệm thẩm mỹ của ngƣời nghệ sỹ. Do đó, nỗi buồn, cái chết, vẻ đẹp vô thƣờng, tình yêu, nhục thể luôn đƣợc phản ánh trong hầu hết trong các tác phẩm của Kawabata.

Tiểu kết

Aware là mỹ cảm nằm trong hệ thống mỹ học thế giới nói chung, đối tƣợng chủ đạo hƣớng tới là cái đẹp. Cái đẹp trong quan niệm của ngƣời Nhật có sự ảnh hƣởng của tƣ tƣởng và triết học phƣơng Đông và cũng từ quan niệm thẩm mỹ của ngƣời Nhật thời cổ sơ đến cổ đại. Bên cạnh đó, sự hình thành quan niệm thẩm mỹ này chịu sự chi phối bởi hoàn cảnh xã hội thời kỳ Nara cho đến Heian. Nếu trong thời kỳ Nara, Nhật Bản chịu sự ảnh hƣởng mạnh mẽ của văn hóa Trung Hoa trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội và chính trị thì đến thời kỳ Heian, nƣớc Nhật có sự thay đổi lớn chú trọng đến việc phát triển văn hóa bản địa. Đặc trƣng lớn nhất của hai thời kỳ này là sự ảnh hƣởng của Phật giáo trong hệ thống chính trị, xã hội và sự hòa hợp của Phật giáo trong mối quan hệ với Thần đạo và văn hóa dân tộc. Bên cạnh đó, nền văn học cũng có sự ảnh hƣởng lớn đến quá trình hoài thai và xuất hiện mỹ cảm aware qua nội dung phản ánh của Cổ sự kí, Nhật bản thư kỉ, Vạn diệp tập

cho đến Cổ kim tập và trào lƣu văn học nữ thời kỳ Heian. Về sau, từ thơ Basho đến Kawabata, aware có sự biến đổi khác biệt hơn nhƣng vẫn giữ đặc trƣng của nó. Nhƣ vậy, mỹ cảm aware là quan niệm thẩm mỹ đƣợc hình thành từ những đặc trƣng văn hóa và xã hội Nhật nhen nhóm từ thời kỳ Nara và hình thành trong thời kỳ Heian.

Cho dù có biến đổi theo dạng thức nào thì aware không mất đi mà đƣợc lƣu giữ trong một số quan niệm thẩm mỹ khác nhƣ yugen, wabi-sabi, iki, suikawaii. Bên cạnh đó, từ đời sống nhà văn có thể thấy đƣợc dấu ấn cá nhân và hoàn cảnh xã hội tác động đến lý tƣởng thẩm mỹ của nhà văn trong quá trình sáng tạo tác phẩm. Để hiểu rõ hơn về những đặc điểm bền vững và biến đổi của aware, luận án đi sâu tìm hiểu hai trƣờng hợp tiêu biểu Truyện GenjiNgàn cánh hạc.

CHƢƠNG 3. SẮC THÁI BỀN VỮNG CỦA AWARE QUA TRUYỆN GENJI VÀ NGÀN CÁNH HẠC

Có thể thấy aware là mỹ cảm truyền thống của ngƣời Nhật, đƣợc hình thành từ rất sớm và tồn tại trong thời gian dài. Quan niệm thẩm mỹ phát triển đỉnh cao trong đời sống và nghệ thuật thời kỳ Heian dƣới sự ảnh hƣởng của cảm quan Phật giáo. Bắt đầu từ Truyện Genji cho đến gần một ngàn năm lịch sử sau đó, aware mới đƣợc thắp sáng lại bởi ngọn lửa mới của nhà văn tân cảm giác đa tài Kawabata trong Ngàn cánh hạc. Cho dù xuất hiện trong hoàn cảnh xã hội hiện đại có sự thay đổi lớn dƣới sự chi phối của các trào lƣu văn hóa phƣơng Tây, Kawabata vẫn tìm về những giá trị truyền thống lâu đời nhƣ muốn làm sống lại, kết nối và lƣu giữ khoảnh khắc đẹp đẽ nhất của đời sống tinh thần ngƣời Nhật quá khứ và hiện đại. Qua Truyện Genji Ngàn cánh hạc có thể thấy sự gặp gỡ của aware thể hiện trong xúc cảm thâm trầm trƣớc bƣớc đi của thời gian, trƣớc vẻ đẹp của con

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Mỹ cảm Aware trong văn học Nhật Bản qua tiểu thuyết Truyện Genji của Murasaki Shikibu và Ngàn cánh hạc của Kawabata Yasunari (Trang 71 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)