Aware trƣớc vẻ đẹp của con ngƣời

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Mỹ cảm Aware trong văn học Nhật Bản qua tiểu thuyết Truyện Genji của Murasaki Shikibu và Ngàn cánh hạc của Kawabata Yasunari (Trang 86 - 95)

CHƢƠNG 2 CƠ SỞ HÌNH THÀNH MỸ CẢM AWARE

3.2 Aware trƣớc vẻ đẹp của con ngƣời

Có thể thấy giữa Truyện Genji Ngàn cánh hạc đều đề cập đến vẻ đẹp của con ngƣời, tập trung vào hình ảnh ngƣời phụ nữ duyên dáng và cuốn hút. Từ những vẻ đẹp hình thể đến tâm hồn, các nhân vật toát lên những sắc thái khác nhau trong thời khắc đẹp đẽ nhất của cuộc đời. Bên cạnh đó, vẻ đẹp trở thành sức mạnh vô hình có thể cải hóa tâm hồn con ngƣời khiến con ngƣời phải thán phục, ngƣỡng mộ và kiếm tìm. Vẻ đẹp ấy có vòng đời ngắn ngủi của phận hồng nhan. Trƣớc vẻ đẹp, sức mạnh và số phận của cái đẹp, con ngƣời dễ có những rung động mãnh liệt về sự tồn tại của cuộc đời con ngƣời, gợi nên xúc cảm aware.

3.2.1 Vẻ đẹp viên mãn tỏa sáng

Đối với ngƣời Nhật, vẻ đẹp muôn đời có sự cuốn hút mãnh liệt và trở nên thiêng liêng trong cảm quan thẩm mỹ của họ. Sinh ra từ mỹ học truyền thống, cái đẹp trong Truyện Genji Ngàn cánh hạc khơi gợi xúc cảm thẩm mỹ sâu xa và thanh lọc tâm hồn con ngƣời.

Đối với Truyện Genji, hầu hết các nhân vật đều đẹp nhƣng mỗi ngƣời một vẻ. Trong đó, Genji là hình tƣợng lý tƣởng có vẻ đẹp hoàn hảo từ ngoại hình đến tài năng. Ở chàng hội tụ nhiều tố chất ngƣời đàn ông điển hình thời kỳ Heian. Chàng Hoàng tử tài năng, hào hoa, phong nhã và đa tình đã làm mê hoặc các thiếu nữ từ “dáng điệu cử chỉ của chàng dịu dàng quyến rũ khiến yêu tinh quỷ sứ cũng không thể cƣỡng lại chàng” đến “những lời nói ngọt ngào vẫn tuôn tràn xen vào những câu châm ngôn bùi tai khiến cho một ngƣời phụ nữ dễ dàng đầu hàng” [68,64-123]. Cũng vì thế, ngƣời ta nói nếu thấy đƣợc chàng thì ngay một vị thánh cũng trút bỏ đƣợc những tục lụy trần gian và cảm thấy nhƣ thể sống thêm nhiều năm. Vẻ đẹp của Genji hào quang nhƣ chính tên gọi của chàng, chiếu rọi khắp thế gian và làm cho con ngƣời sống có ý nghĩa hơn, thanh sạch hơn khi tiếp xúc với chàng. Vẻ đẹp khiến thiên nhiên phải ghen tị và bị lu mờ. Cho nên, “ở gần chàng các bông hoa bị mất đi vẻ tƣơi thắm rực rỡ” [68,209]. Hình ảnh chàng hoàng tử có vẻ đẹp mê hoặc, thần thánh, một vẻ đẹp lột xác và đầy biến hóa.

Không chỉ đẹp về hình thể và tâm hồn, Genji còn có khả năng biết chinh phục và mê hoặc các cô gái đẹp. Với khát khao yêu đƣơng nồng cháy và chiếm lĩnh

cái đẹp, cả cuộc đời chàng chinh chiến trong yêu đƣơng và dục vọng, sống vì bản thể, hành động theo cảm xúc, tự giải thoát bản thân, cũng có lúc hơi phóng đãng. Chinh phục cái đẹp là sở trƣờng cũng là sự đam mê, tài năng của Genji. Nếu Genji có vẻ đẹp quyến rũ thần thánh thì Kaoru là “ông hoàng hƣơng thơm” mang vẻ đẹp quyền quý của tầng lớp quý tộc. Sức mạnh vẻ đẹp biết tỏa hƣơng của chàng khiến một cô gái thạo đời nhất cũng phải nghĩ không ai hơn đƣợc chàng và trông thấy chàng thì những nếp nhăn trên mặt các bà già hầu nhƣ biến mất. Vẻ đẹp thánh thiện của Kaoru khiến ngƣời đời cho rằng chàng là hiện thân của đức Phật. Dƣới cảm quan của ngƣời nghệ sỹ, các nhân vật có vẻ đẹp tuyệt đối, mang hơi hƣớng Phật tính.

Cái đẹp tồn tại nhiều nơi, không chỉ ở đàn ông, cũng có khi xuất hiện trên má hồng của ngƣời thiếu nữ. Họ đẹp từ hình hài đến tâm hồn đa cảm, thánh thiện, sự dịu dàng kín đáo khiến ngƣời khác khó cầm lòng và không thể không thốt nên lời: “Ôi! Quyến rũ biết bao nhiêu!” [68,178]. Sự khao khát của trái tim biết chiếm lĩnh và thƣởng thức cái đẹp khiến Genji say sƣa kiếm tìm vẻ đẹp ở những ngƣời phụ nữ. Những ngƣời đẹp có thể làm chàng tạm thời quên đi nỗi buồn. Nếu Fujitsubo đẹp dịu hiền đầy nữ tính, rất nhu mì thì Aoi vợ Genji đẹp đài các nhƣng lạnh lùng đến khó hiểu. Nếu Rokujo đẹp với vẻ dày dặn kinh nghiệm thì Murasaki đẹp một cách ngây thơ, trong trắng. Nếu Oborozukiyo đẹp đầy nhục thể thì Akashi đẹp một cách cao đạo còn Asagao lại đa tài… Có nhiều phụ nữ xung quanh Genji nhƣng không phải ai cũng xinh đẹp, trẻ trung. Có cô mũi khoặm, có bà gần sáu mƣơi… nhƣng tất cả họ đều tạo nên sự hấp dẫn, lôi cuốn đối với Genji. Ngƣợc lại, họ cũng bị hút hồn bởi vẻ đẹp hào hoa, phong nhã, cách cƣ xử tinh tế, dịu dàng cũng có lúc mạnh bạo của một trái tim biết nói, một tâm hồn luôn khát khao yêu đƣơng của chàng. Dù cái đẹp ấy tỏa sáng ở đâu nó cũng có lực hấp dẫn, sự mê hoặc đến lạ kì.

Vẻ đẹp không chỉ làm cho con ngƣời hƣớng tới và ngƣỡng mộ mà chính nó có thể hóa giải tất cả, cảm hóa lòng ngƣời, làm cho con ngƣời rộng lƣợng và vị tha hơn. Cái đẹp giúp con ngƣời cải tạo tâm ý: “diện mạo đẹp tuyệt vời, và giá nhƣ nàng có oán hận gì thì nó cũng tan biến đi ngay” [68,285]. Vậy nên, sự xuất hiện của chàng hoàng tử Heian là một niềm vui, tƣơi mới, tắm mát cả không gian và thời

gian. “Chàng đến nơi này mang một niềm vui thú” [68,54]. Vẻ đẹp ấy nhƣ cơn mƣa mùa hạ khiến vạn vật nhƣ đƣợc tái sinh. Một cái đẹp mang lại ảnh hƣởng to lớn, có ý nghĩa đối với cuộc sống. Hay khi chàng nhảy điệu “làn sóng xanh” thì “một cơn rùng mình nhƣ từ thế giới bên kia lƣớt qua đám đông… chàng đem lại niềm vui trong con mắt, sự thanh thản cho tâm hồn” [68,182]. Bên cạnh đó, vẻ đẹp của các cô gái, đặc biệt là hình bóng một ngƣời phụ nữ luôn trung thành, đắm say với Genji là Murasaki no Ue. Nàng xinh đẹp, trong sáng, thuỷ chung, tinh tế, sâu sắc, dịu hiền khiến cho bất kì ai nhìn thấy nàng cũng cảm thấy cuộc đời này đáng để sống hơn. Ở nàng có sức lôi cuốn lạ lùng và dễ cảm hoá lòng ngƣời, không chỉ ở vẻ đẹp bề ngoài mà còn vì tố chất cao quý của một ngƣời phụ nữ, ngƣời vợ. Sau này, khi Genji nhìn thấy công chúa Onna xinh đẹp, ngây thơ, “mọi ý nghĩa về lòng không chung thủy của nàng biến tan khỏi tâm hồn chàng. Với vẻ đẹp nhƣ thế, mọi sự đều có thể dung thứ.” Tạo hóa không chỉ ƣu ái mang đến cho con ngƣời vẻ đẹp mà vẻ đẹp còn đọng lại trong vạn vật thiên nhiên. Sau khi phải chứng kiến cái chết của ngƣời tình hoa phấn, tâm bệnh Genji không ổn định. Trải qua bao ngày vật vã với nỗi đau và hoảng loạn dày vò, lần đầu tiên Genji nhìn thấy “Bầu trời bình minh dày đặc, chim cất tiếng hót văng vẳng từ đâu xa. Những cây trổ hoa và cỏ giăng trải nhƣ tấm thảm phía trƣớc mặt chàng... ” [68,129].

Trong Ngàn cánh hạc, đặt trên nền một câu chuyện trà đạo với sự gặp gỡ của thực tại và quá khứ, Kawabata làm nổi bật nét đẹp trong sáng của hai cô gái Yukiko và Fumiko. Vẻ đẹp của Yukiko gái nhà Inamura đƣợc khắc họa qua chiếc khăn hồng có điểm ngàn cánh hạc với vẻ mềm mại, nữ tính, điềm tĩnh và tinh tế. Trong trà thất, nàng nổi bật lên với vẻ đẹp hồn nhiên, trong sáng, vẻ đẹp thuần khiết giữa những mẩu chuyện nhỏ nhen của những ngƣời đàn bà đứng tuổi Chikako. Vẻ đẹp của nàng ám ảnh Kikuji bởi hình ảnh cách hạc trên chiếc khăn thêu trong tay nàng nhƣ đang bay ngang qua vầng trời chiều, ngự trị trong mắt chàng. Một thời gian sau đó, Kikuji vẫn còn cảm nhận đƣợc hƣơng thơm của ngƣời con gái còn vƣơng vấn trong trà thất. Hình ảnh nàng “nổi bật một cách khác thƣờng trên nền tƣờng quét sơn màu dịu” hay “đánh tan bóng tối ở góc nhà”. Nàng bỗng trở nên “lung linh

trong ánh sáng xuyên qua từ khung cửa căng giấy”, “tất cả những hình ảnh đó trôi dạt vào trí nhớ chàng với một vẻ trong sáng” [90,556].

Nếu Yukiko có vẻ đẹp hƣ ảo và thánh thiện thì Fumiko có vẻ đẹp thực hơn nhƣng không kém phần trong sáng. “Nàng đã trở thành tuyệt đối, vƣợt trên mọi sự so sánh. Nàng trở thành sự quyết định và sinh mệnh” [68,557]. Vẻ đẹp của nàng đƣợc tuyệt đối hóa trong cảm quan của nhà văn. Nó có quyền năng tuyệt đối và mãnh lực lớn đến mức có thể trở thành quyết định cho sinh mệnh của con ngƣời. Sức mạnh của thánh thần và đức tin có thể thanh tẩy mọi uế tạp, hƣớng con ngƣời tới bản thể cao đẹp, nhƣ cứu rỗi chúng sinh. Thực tế là thứ ánh sáng từ Yukiko và Fumiko làm cho tâm hồn Kikuji đƣợc nâng đỡ, thanh tẩy và hƣớng thiện để quên đi những u buồn của hiện tại và tâm hồn trở nên thanh thản để bƣớc tiếp trên đƣờng đời khổ hạnh. Nàng nhƣ thiên sứ, nhƣ ảo ảnh của hiện tại xuyên suốt toàn bộ câu chuyện phàm tục bởi những suy tính của Chikako nhƣ biểu trƣng cho xã hội thu nhỏ trong tác phẩm. Vƣợt qua sự thử thách của sự tàn phai của thời gian và sự ô uế không gian, cái đẹp trở nên vĩnh cửu nhƣ tƣợng đài nghệ thuật trong Ngàn cánh hạc.

Nhƣ vậy, có thể xem hầu hết các nhân vật trong Truyện GenjiNgàn cánh hạc đều đƣợc miêu tả trong trạng thái viên mãn nhất của tuổi thanh xuân. Vẻ đẹp tràn đầy năng lƣợng và căng tràn tình yêu. Vẻ đẹp đƣợc phán ánh trong trạng thái đang hiện hữu, tỏa sáng khiến lòng ngƣời cảm khái và xúc động. Xúc cảm mang lại là sự vui thích, ngƣỡng mộ, say mê. Bên cạnh đó, trong thời khắc đỉnh cao của cái đẹp, một dự cảm về tƣơng lai và xúc cảm trầm buồn trƣớc quy luật của tạo hóa thịnh suy của thời cuộc. Nét gợn buồn tạo nên tính dƣ tình cho tác phẩm và vẻ đẹp trở nên có chiều sâu. Dù có ngày mai biến mất, vẻ đẹp vẫn có sức lôi cuốn mãnh liệt và say mê khiến nhân gian luôn phải xao xuyến, luôn khao khát hƣớng tới. Ngƣời Nhật nhìn thấy vẻ đẹp trong trải nghiệm của một trái tim chân thành, hƣớng ngoại, trong tâm hồn có xúc cảm, đồng cảm đối với khách thể. Sự cảm kích trƣớc cái đẹp nhƣ là một trạng thái nhất thời và khó có thể nắm bắt đƣợc. Vẻ đẹp dù ở bất cứ hoàn cảnh xã hội nào đều không thể mất đi khi tâm hồn còn biết lay động với cuộc đời.

3.2.2 Vẻ đẹp chóng tàn phai

Cái đẹp không chỉ mang lại sự cảm kích, vui sƣớng mà còn có tính gợi buồn bởi cái đẹp đi qua ngắn ngủi, phù du nhƣ ảo ảnh. Trong tác phẩm Truyện Genji, hầu hết những ngƣời phụ nữ xinh đẹp xuất hiện khi đang độ xuân tràn, khoảng thời gian đẹp nhất của ngƣời con gái nhƣng kết thúc cuộc đời là trốn chạy thực tại để ẩn dật vào cõi Phật hoặc tìm đến cái chết.

Truyện Genji xoay quanh những ngƣời phụ nữ có mối quan hệ với hoàng tử Genji. Đầu tiên là mẹ chàng, ngƣời phụ nữ xinh đẹp, kiều diễm nhƣng sống trong võ vàng, tàn úa ở hậu cung rồi chết trẻ trong đau buồn, sự dèm pha, ghen ghét của ngƣời đời, lúc Genji đang còn quá nhỏ. Khi bắt đầu bƣớc vào tình trƣờng, chàng gặp Nàng Hoa Phấn dịu dàng và thầm lặng, bé nhỏ và xinh đẹp, ra đi khi tuổi thanh xuân đang tràn trề, khi tình yêu đang còn sức trẻ. Trông nàng không có sự tàn lụi của tuổi thanh xuân. Khi 12 tuổi Genji đã cƣới Aoi. Vợ chàng xinh đẹp, tuổi đƣơng xuân thì rồi cũng sớm từ giã cõi đời. Đối với chàng, Fujitsubo, ngƣời khiến chàng thấy lại hình bóng ngƣời mẹ quá cố, là một ảo ảnh của “vẻ đẹp thần tiên”. Nàng còn rất trẻ chƣa đến tuổi đôi mƣơi, khả ái và e ấp. Nàng là “cả một sự quyến rũ đê mê khi nàng ngồi lặng lẽ chìm đắm vào những trầm tƣ sâu xa và rối loạn”[59,261]. Đó là hình ảnh một ngƣời đàn bà đẹp và buồn. Sự hấp dẫn của nàng khiến Genji đi trái ngƣợc đạo lí của gia tộc, đạo đức xã hội. Hai ngƣời đã có một đứa con. Họ khao khát đƣợc sống với chính mình nhƣng không thể vƣợt qua đƣợc chuẩn tắc ấy.“Nàng đã qua tuổi 37 nhƣng vẫn giữ đƣợc nhan sắc lộng lẫy. Thậm chí nhƣ vậy lại đáng buồn hơn vì đang còn trẻ trung đến thế mà có thể nàng phải chết” [68,434]. Cái chết đang dần đến, thời gian nhƣ buông xuôi. Tiếp sau đó là sự xuất hiện của một thiếu nữ khác nhƣ là sự tiếp nối, đuổi bắt tuổi trẻ của Genji. Nàng Murasaki từ nhỏ nàng rất xinh và giống Fujitsubo kì lạ. Nét đẹp của nàng ngây thơ, đáng yêu nhƣ bông hoa cẩm chƣớng dại điểm mấy giọt sƣơng long lanh. Nàng là ngƣời phụ nữ, ngƣời vợ tinh tế, khéo léo, tốt bụng, tự tin và sống cam chịu và chung thủy. Hình ảnh của nàng đƣợc ví nhƣ “một cây anh đào dại xinh đẹp đang nở hoa qua sƣơng mù mùa xuân… Một vẻ đẹp mê hồn khôn cƣỡng” [68,591]. Nàng đẹp, xinh tƣơi nhƣ thế nhƣng cũng chỉ vì sầu thảm mà chết. Hình ảnh Murasaki giống nhƣ bông hoa anh

đào chóng rụng rơi khi chƣa đến độ phai tàn và “tuy hoa anh đào không tƣơi mãi nhƣng hƣơng thơm của nó truyền lại muôn đời” [69,252]. Sự kết thúc một cuộc đời nhẹ nhàng và thanh thản đến mức con ngƣời khó có thể chấp nhận nó. Do quan niệm đƣơng thời của ngƣời Nhật về cái chết, không xem thƣờng nhƣng cũng không nghĩ đó là sự ra đi đầy đau khổ mà sự ra đi ấy là quy luật của con ngƣời, của tạo hóa. Cho nên, họ đón nhận cái chết với tâm thế bình tĩnh hơn. Sau này, đến đời Kaoru, các hình ảnh ngƣời phụ nữ cũng ra đi theo cách nhƣ vậy. Oigimi đã chết nhƣng “cô ấy vẫn còn rất đẹp và trông giống nhƣ đang ngủ. Anh ta chải tóc cho Oigimi và nghe thấy mùi hƣơng tỏa ra từ tóc cô ấy. Anh ấy ao ƣớc đƣợc mãi ngắm nhìn cô ấy” [69,278]. Ngay tại thời điểm ra đi, Oigimi cũng nhƣ những phụ nữ khác vẫn lƣu lại nét đẹp của mình. Tuổi già chƣa kịp đến, nhan sắc chƣa kịp tàn phai. Cô nằm đó với hình hài nhƣ đang sống. Vẻ đẹp của họ dù rất ngắn ngủi nhƣ ánh sao sa nhƣng luôn sống mãi trong lòng ngƣời ở lại. Vậy nên, “thời gian có thể hủy diệt tất cả, nhƣng các nhân vật của Murasaki thƣờng vƣợt ra khỏi sự chế ngự của thời gian dù họ vẫn bị hủy diệt. Ta vẫn nhớ về họ nhƣ nhớ tuổi trẻ và sắc đẹp. Họ không tàn tạ” [8,119].

Trong trạng thái viên mãn của vạn vật luôn ấp ủ sự tàn phai, thế gian vì vậy nhƣ ảo ảnh, ngắn ngủi và phù du. Vòng đời của nó bếp bênh vì bản chất là vô thƣờng. Ngƣời Nhật là một dân tộc ý thức sâu sắc điều này, nhất là khi tƣ tƣởng Phật giáo đã bén rễ sâu sắc trong toàn bộ nền văn hóa Nhật xuyên suốt nhiều. Vì thế, có thể thấy ở nghệ thuật xứ sở hoa anh đào luôn thƣờng trực một nỗi bi cảm trƣớc thời gian, trƣớc sự vật. Đẹp và buồn trở thành một đặc tính nổi bật của văn học Nhật mà ở đó nỗi khát khao theo đuổi cái đẹp hóa thành sự tiếc nuối vô bờ trƣớc sự phù du. Ngƣời “sinh ra từ vẻ đẹp Nhật Bản” nhƣ Kawabata lại càng thấm đƣợm cảm thức tế vi này. Môtíp thƣờng thấy trong tiểu thuyết của ông là vẻ đẹp trinh bạch (trong những ngƣời phụ nữ, trong những giá trị truyền thống còn vƣơng vấn giữa buổi giao thời), tình yêu không thành, và những cuộc du hành, tìm kiếm trong định mệnh cô đơn. Đặc biệt, toát lên trong những tác phẩm của Kawabata là số phận cái đẹp u buồn, hiện thân mong manh, ngắn ngủi.

Vẻ đẹp trong thực tế không thể nằm ngoài quy luật của con tạo. Thế nên nó chỉ tỏa sáng trong khoảnh khắc và ra đi nhƣ vạn vật phù du. Theo quan niệm Phật giáo, đời ngƣời trải qua ba kiếp còn gọi là tam sinh: kiếp trƣớc (quá khứ), kiếp này

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Mỹ cảm Aware trong văn học Nhật Bản qua tiểu thuyết Truyện Genji của Murasaki Shikibu và Ngàn cánh hạc của Kawabata Yasunari (Trang 86 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)