Aware trƣớc sự biến đổi của thời gian

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Mỹ cảm Aware trong văn học Nhật Bản qua tiểu thuyết Truyện Genji của Murasaki Shikibu và Ngàn cánh hạc của Kawabata Yasunari (Trang 78 - 86)

CHƢƠNG 2 CƠ SỞ HÌNH THÀNH MỸ CẢM AWARE

3.1 Aware trƣớc sự biến đổi của thời gian

Trong thế giới tự nhiên, bất cứ sự vật hiện tƣợng nào đều chịu sự chi phối của thời gian. Thời gian vật lí tồn tại khách quan đƣợc nhà văn phản ánh trong văn học và trở thành thời gian nghệ thuật mang tính chủ quan. “Các nhà tiểu thuyết trình bày tiểu thuyết theo quan điểm và cách đánh giá của anh ta. Cuộc đời tức là thời gian. Mỗi một cá thể tiêu thụ thời gian theo cách thức của riêng mình. Qua tác phẩm, nhà văn bộc lộ quan niệm của mình về thời gian trong sự thể hiện cuộc đời và con ngƣời. Và vì con ngƣời là trung tâm của mọi ngành nghệ thuật xƣa nay nên nó cũng mang những âu lo về sự hữu hạn của sinh tồn vào đó. Vết ngoạm của thời gian đã bật lên thành tiếng kêu than, thành kinh nghiệm đau đớn trong văn chƣơng của nhiều thời đại và trong nhiều quốc gia” [27,65]. Bánh xe của thời gian luôn luôn quay về phía trƣớc và thách thức sự sống. Vạn vật chỉ tồn hữu hạn còn thời gian thì trôi mãi vô cùng. Trƣớc bƣớc đi của thời gian, lòng ngƣời không khỏi u hoài và luyến nhớ về quá khứ, hiện tại đang trôi qua chóng vánh. Vậy nên, trong tác phẩm văn học, thời gian nhƣ là đối tƣợng khơi gợi xúc cảm mãnh liệt, nhất là khi có triết lí tôn giáo chấp cánh. Đối với Truyện Genji Ngàn cánh hạc, có thể thấy thời gian

nhƣ là dòng chảy chính trong toàn bộ hai câu chuyện cuộc đời của hai thời đại cách xa nhau ngàn năm. Thời gian thƣờng gợi nên những xúc cảm trần ai gói gọn trong niềm bi cảm aware.

3.1.1 Dòng đời cuốn trôi trong Truyện Genji

Từ những ảnh hƣởng của văn hóa và văn học truyền thống và đặc biệt là tinh thần Phật giáo Đại thừa, thời gian trở thành đối tƣợng đặc trƣng của mỹ cảm aware. Mỗi cuộc đời của con ngƣời đều chảy trôi theo quy luật sinh diệt trong vòng luân hồi vạn kiếp. Vậy nên, thời gian cuộc đời ngắn ngủi, thoáng qua nhƣ khoảnh khắc trong chớp mắt hoặc nhƣ một giấc mơ. Chính vì thế, “cảm giác về tính hiện thực của thời gian nhƣ một cái gì đó khiến cho mọi hoạt động và cảm xúc của con ngƣời ý thức rằng họ chỉ sinh ra trên trái đất này chỉ một lần: “Đời chẳng dài chi hãy tận hƣởng nó dù chỉ còn lại một hay hai ngày” (Tenarai) Điều này nghĩa là sự hữu hạn của đời ngƣời và sự vĩnh hằng đều gói gọn trong “chỉ một hai ngày” [82,51].

Trong Truyện Genji, thời gian trở thành một cảm thức đặc biệt nổi bật. Thời gian của những phút giây thăng hoa của hạnh phúc tràn đầy gắn với những nỗi đau mất mát của sự chia lìa. Thời gian trôi qua cuốn theo sự sống, tuổi thanh xuân, vinh hoa trên cõi đời. Thời gian có tính biên niên thể hiện chủ yếu trong tác phẩm qua hai nhân vật chính Genji và Kaoru và thời gian cuộc đời ngắn ngủi của nhiều cô gái mang số phận hồng nhan.

Trong suốt 54 chƣơng của tác phẩm, cuộc đời Genji hầu nhƣ chiếm phần lớn nội dung. Genji đƣợc nhà văn miêu tả từ khi sinh ra cho đến khi qua đời lúc 52 tuổi gắn với những mốc thời gian đặc biệt. Dòng đời Genji đƣợc kể lại với giọng điệu đầy cảm xúc đắm đuối, si mê, mang đầy nhục cảm. “Có ngƣời nói Genji đẫm màu sắc dục. Thì đúng nhƣ vậy. Nhƣng ngƣời ta vẫn tìm thấy sắc dục trong kinh Phật và Kinh thánh. Đấy là phƣơng tiện, là Upaya, nhƣ Murasaki đã nhắc nhở ta” [58,221].

Từ nhỏ chàng đã mất mẹ, lớn hơn một chút mất bà ngoại, ngƣời đã nuôi nấng chàng sau khi mẹ mất. Dƣờng nhƣ nỗi bất hạnh đầu đời đã khiến cho Genji là ngƣời đa cảm. Đến 12 tuổi, chàng thành thạo các bài học vỡ lòng và nghi lễ. Sau khi đƣợc làm lễ thăng chức và cắt tóc, Genji cƣới vợ là con gái của quan tả thừa tƣớng. Từ đây cuộc đời của chàng bắt đầu có nhiều cuộc phiêu lƣu tình ái, những nỗi khổ đau

mất mát. Năm 22 tuổi chàng chứng kiến cú sốc bất ngờ khi Aoi chết để lại đứa con nhỏ. Mốc thời gian này đã khiến Genji bình tâm lại sau các cuộc tình, nhƣng rồi bản tính đa sầu đa cảm đã đánh thức trái tim dễ rung động trƣớc cái đẹp. Khi 27 tuổi, Genji sau nhiều lần hẹn hò với Oborozukiyo thì bị bắt và đi đày ở đảo Suma. Thời gian ở Suma chàng thấm thía cuộc đời của mình và nhận ra bao nhiêu điều tội lỗi. Ở đảo này, chàng luôn sống trong những phút giây bất ổn của tâm hồn. Chàng đã vùi mình vào thú vui nghệ thuật và viết thƣ về thăm ngƣời thân. Trong đêm khuya tiếng chàng tụng kinh niệm Phật vang lên sầu thảm, báo hiệu một sinh linh đang trên con đƣờng giác ngộ. Nhƣng chàng không thể quên các ngƣời tình của mình. Thậm chí đêm đêm chàng dồn tâm trí cho cầu nguyện nhƣng đến sáng thì nhớ những ngƣời phụ nữ chàng đã yêu. Trong tâm hồn Genji lúc nào cũng diễn ra trạng thái kiềm chế, càng kiềm chế con tim chàng càng thôi thúc, giục giã với vô vàn ký ức ào về làm cho con ngƣời thêm buồn bã, chàng lại mang đàn Koto ra gảy, mỗi cung âm nhƣ ngấn dòng lệ tràn, tất cả ngƣời hầu xung quanh chàng không ai kìm nén đƣợc nỗi lòng mình. Rồi chàng nhận ra điều đó và lo lắng cho mọi ngƣời. Cuộc đời chàng luôn đƣợc tác giả miêu tả trong dòng thời gian tuôn chảy theo quy luật vốn có của nó. Nhƣ hạt mƣa rơi xuống đất không thể trở về trời đƣợc nữa, Genji không thể làm lành lại những vết thƣơng lòng cũng nhƣ tội lỗi của mình. Chàng có thể làm gì đƣợc khi bản thân chàng không thể thoát khỏi những dục vọng đời thƣờng. Nhƣng ở Genji không có sự trị vì của ham muốn chính trị, quyền lực cho nên không muốn tranh giành với ai, thậm chí chẳng màng quan tâm đến. Mọi thỏa mãn thú vui cá nhân của chàng đều xuất phát từ sự ngƣỡng mộ cái đẹp, sự đa cảm, đa sầu của chàng với con ngƣời và cuộc đời. Sau khi trở về hoàng cung, Genji đã trải qua cái chết của Fujitsubo, lúc đó chàng 32 tuổi. Trong thời gian này về sau chàng sống trong êm đềm với quyền lực và những ngƣời phụ nữ yêu quý xung quanh mình, trong đó có Murasaki cô cháu gái của Fujitsubo.

Khi 42 tuổi, Genji đang ở đỉnh cao của sự nghiệp thì Murasaki ốm nặng. Nàng luôn tỏ ra bản lĩnh nhƣng trong tâm tƣ luôn sầu khổ vì Genji thay đổi, nhất là khi Genji cƣới công chúa Ba. Đến năm chàng bốn mƣơi tám tuổi thì vợ chàng ngoại tình với Kashiwagi. Vì đã ý thức về lỗi lầm của mình, nàng đã quy y khi con trai

Kaoru còn rất nhỏ. Nỗi đau ấy nhƣ một sự quả báo cho thời gian trƣớc của Genji. Mọi cái xảy ra nhƣ trong nháy mắt. Cuộc đời quả là quá ngắn ngủi. Chàng luôn dằn vặt với lỗi lầm của mình, càng ngày Genji càng ý thức nhiều hơn về hành vi đó. Khi con ngƣời đã ở giai đoạn mọi cái đều đạt đƣợc thƣờng hay nghĩ về những tháng ngày quá khứ trƣớc đây, Genji ngậm đắng nuốt cay và có lúc muốn giải thoát khỏi cuộc đời. Vậy nên, chàng luôn tỏ ra bi quan, uể oải.

Khi Genji ở tuổi 50, Murasaki qua đời đã làm cho Genji buồn đến mức cảm thấy cuộc đời này chẳng có ý nghĩa gì nữa. Chàng chỉ muốn trốn khỏi bụi trần để thoát hết đau thƣơng. Nhìn lại cả cuộc đời của Genji toàn chứng kiến cảnh chia ly với các ngƣời tình. Nỗi đau của sự mất mát làm cho ông rất nhiều lần thốt lên rằng cuộc sống của con ngƣời quả là ngắn ngủi trên trần gian. Chính vì thế, vào năm năm mƣơi hai tuổi Genji quyết định phân phát tài sản, xa lánh ngƣời đời và sau đó từ giã cõi đời. Cuộc đời Genji trải qua chặng đƣờng dài của lịch sử thời kỳ Heian. Triều đại nào cũng có lúc thịnh lúc suy, cuộc đời nào cũng có những cung bậc thăng trầm gợi nên nhiều cảm xúc.

Bên cạnh Genji, câu chuyện về cuộc đời Kaoru cũng đƣợc tái hiện theo thời gian tuyến tính. “Murasaki xây dựng cốt truyện dƣới sự tác động thống nhất của hai sự kiện cơ bản của nội dung thứ nhất, theo trình tự thời gian của hành động, và thứ hai theo trình tự hoàn cảnh” [45,200]. Kaoru hội tụ mọi phẩm chất của con nhà dòng dõi và sớm trở thành nhân vật có quyền lực trong triều đình. 18 tuổi là quan nội chấn, 19 tuổi giữ chức chỉ huy cấm vệ quân và đƣợc phong hàm tam phẩm. Mọi việc trong triều đình chàng đều tỏ vẻ rất có khả năng vì chàng là ngƣời có tƣ chất thông minh, điềm đạm, chính chắn và tỏ ra rất nhã nhặn, khéo léo trong cách ứng xử và công việc. Về danh nghĩa chàng là con của Genji nhƣng thực ra là con riêng của công chúa Ba-vợ Genji. Kaoru ra đời khi Genji 40 tuổi và khi anh ta lên 5 tuổi thì Genji mất. Sống trong nỗi hoài nghi về chính xuất thân cuộc đời mình, chàng đã đến Uji, một vùng núi nằm phía Bắc kinh đô và gắn bó với Hoàng Tử Tám. Và chính ở đây Kaoru đã hiểu rõ về bí mật đó. Khi hoàng tử Tám mất đã gửi gắm hai cô gái lại cho chàng. Kaoru đem lòng thƣơng yêu Ogimi nhƣng Ogimi lại ghép em nàng là Nakanokimi cho chàng. Còn Kaoru đã tạo điều kiện cho Nakanokimi gần gũi Niou.

Và sau đó Niou đón Nakanokimi về kinh để lại ngƣời chị trong nỗi buồn đau. Một thời gian sau, Ogimi cũng qua đời qua đời khi còn đang rất trẻ. Khi 26 tuổi, Kaoru cƣới công chúa Hai. Dƣờng nhƣ tình yêu thƣơng đối với Ogimi không hề nguôi ngoai trong lòng chàng nên ngày đêm nhớ nhung sầu muộn. Hình ảnh của Ogimi sống lại trong Kaoru khi nhìn thấy ngƣời con lƣu lạc của hoàng tử Tám là Ukifune. Sự vật vần xoay nhƣ cái nghiệp chƣớng ở đời khiến Ukifune quy y khi còn rất trẻ.

Nhƣ vậy, nhà văn đặt hai nhân vật chính Genji và Kaoru làm trung tâm để kể về thời gian cuộc đời với hàng loạt bức tranh tâm lí sống động, sâu sắc và bi ai. “Cuộc sống của Kaoru - con trai trên danh nghĩa là của Genji. Nhân vật này sống hít thở toàn bộ các môi trƣờng mà Genji đã trải qua và cũng ở chính cùng một nơi. Cuộc sống vẫn đƣợc tiếp tục, trên sân khấu của nó chỉ có nhân vật là thay đổi còn tất cả các quan hệ vẫn y nguyên dƣờng nhƣ Murasaki muốn nói nhƣ vậy” [44,204]. Sự tiếp nối qua nhân vật Kaoru là duyên phận, cái nghiệp ở đời. “Thời gian trong bi cảm của Murasaki thƣờng bôi xóa các nhân vật của nàng, để lại khoảng trống trên bức tranh cuộn của định mệnh, hơn là kéo lê cuộc đời của họ về già. Đó là một thời gian nữ tính, nó thích cái chết của tuổi trẻ hơn là sự héo hắt già cỗi. Chính vì vậy mà Murasaki đặt hai chàng trẻ tuổi Kaoru và Niou vào khoảng trống mà Genji để lại. Nàng không bằng lòng kết thúc tác phẩm với cái chết của Genji. Nàng muốn một lần nữa, tuổi trẻ và tình yêu lại cháy sáng” [44,118]. Dòng chảy thời gian trong

Truyện Genji trải qua những quãng đời, số phận chở nặng những âu lo. Những cảm nhận về đời sống thực tại tạo nên các cung bậc cảm xúc khác nhau về tình yêu và cuộc sống. Từ đó, con ngƣời thể hiện sự tiếc nuối, níu kéo trƣớc thời gian cuộc đời đang vụt tan trong cõi trần thế.

Nhƣ vậy, xúc cảm aware đƣợc thể hiện qua thời gian trong Truyện Genji tập trung vào thời gian biên niên. Thời gian diễn ra rất nhanh, thoáng qua rồi vụt tắt theo từng sinh mệnh biểu trƣng cho thời gian hiện tại đã đến, đang trôi và sẽ mất. Mỗi cuộc đời của nhân vật đƣợc mở dần và khép lại nhƣ bức tranh cuộn truyền thống Nhật Bản. Dƣờng nhƣ cuộc đời của mỗi con ngƣời bị dòng thời gian cuốn trôi cùng với niềm hạnh phúc và khổ đau, hợp rồi tan, tình yêu và chia ly, sống và chết. Do chịu ảnh hƣởng của cảm quan Phật giáo, cảm thức thời gian cuộc đời đƣợc nhấn

mạnh và trở nên nổi bật trong tác phẩm. Với tâm hồn mẫn cảm, dễ rung động sâu sắc trƣớc vạn vật của ngƣời Nhật, trƣớc sự biến chuyển của thời gian, con ngƣời dự cảm về sự diệt vong sắp đến. Thực tế, qua tác phẩm, nhà văn đã thể hiện quan niệm đó của mình rằng cuộc đời đang viên mãn rồi sẽ lụi tàn, mùa xuân đang đến là sẽ qua, con ngƣời đang sống sẽ về già nhƣ là quy luật. Vậy nên, thời gian là nhân tố hủy diệt sự sống khiến con ngƣời cảm thấy bất an, hoài cảm, tiếc nuối và buồn thƣơng. Nhƣ vây, biểu hiện cảm xúc aware trong Truyện Genji thể hiện trong những xúc cảm sầu buồn tập trung vào thời gian hiện tại và những dự cảm về tƣơng lai. Cũng chính có tâm hồn tinh tế và nhạy cảm nên nhà văn đã cảm nhận đƣợc bƣớc đi của thời gian rất rõ ràng qua những mảnh đời và trên từng trang sách.

3.1.2 Thời gian đã mất trong Ngàn cánh hạc

Nếu xúc cảm aware đƣợc gợi nên bởi thời gian biên niên của những cuộc đời trong Truyện Genji thì trong Ngàn cánh hạc, thời gian cuộc đời đã mất đem đến xúc cảm hoài vọng và luyến nhớ. Thời gian quá khứ đƣợc khai thác triệt để trong dòng ký ức Kikuji nhƣ những lát cắt cuộc đời vắt qua miền tâm trạng.

Dƣờng nhƣ tác phẩm không có cốt truyện mà chỉ là những mảnh ghép đứt đoạn từng thời gian của cuộc đời Kikuji. Hình ảnh cha mẹ của Kikuji chỉ đƣợc tái hiện qua những mảnh hồi ức của các nhân vật và câu chuyện bắt đầu khi họ đã lùi xa về thế giới bên kia. Song trong bao nhiêu hồi quang đầy nỗi trầm buồn, ta thấy đƣợc một dòng đời bất tận của số phận, họ đã sống, đã yêu, đã ghen ghét, đã chết và một phần hồn vẫn còn hiển hiện để lại nhƣ chứng nhân cho mọi đổi thay vô thƣờng. Nó hệt nhƣ những chiếc chén, chiếc bình trong buổi trà đạo của Chikako hay trong nhà Fumiko đã qua tay nhiều trà nhân. Nó nhƣ là định mệnh khi đƣợc truyền từ chồng bà Ota, qua tay bà ấy, đến cha của Kikuji và lƣu lạc đến trà thất của Chikako. Đặc biệt, chiếc chén và chiếc bình Shino khi đến tay Kikuji gây một xúc cảm về sự chảy trôi của rất nhiều cuộc đời, sự vật đầy kỉ niệm tƣởng thuộc về ai đó thì lại thuộc về thời gian. Từ sự vật đến con ngƣời đến rồi đi, nhƣ cô gái nhà Inamura, đến bà Ota, rồi cả Fumiko xuất hiện ngắn ngủi và đột ngột tan vào hƣ không nhƣ chƣa từng hiện hữu.

bà Ota-ngƣời tình xuyên thế hệ của hai cha con Kikuji. Nhân vật Ota nổi bật lên với hình ảnh về số phận con ngƣời với vẻ đẹp của tuổi trẻ và tình yêu nồng cháy. Bà Ota cũng đã một thời hạnh phúc trong tình yêu ngắn ngủi bởi cả chồng và ngƣời tình lìa trần từ rất sớm. Ota sống trong những hồi ức và hoài niệm. Sự nuối tiếc về quá vãng đã qua làm cho Ota gắn bó với chàng trai trẻ Kikuji nhƣ một cách bám víu để sống ở hiện tại trong sự ám ảnh và nỗi nhớ nhung, cô đơn, sầu muộn bất tận. Bà thấy Kikuji là hiện thân của mối tình nồng nàn thuở trƣớc. Ký ức vẫn mờ ảo sau lớp sƣơng của thời gian, chỉ cần có sự khơi gợi là trở lại với những gì mãnh liệt nhất. Bởi thế, khi Ota gặp lại Kikuji, xúc động không thể kiềm chế đƣợc khiến bà nhƣ muốn ôm chầm lấy anh ta và muốn nói một điều gì đó. Điều này Ota cũng đã từng thú nhận rằng Kukuji rất giống ngƣời cha quá cố. Ngƣợc lại, Ota cũng rất giống mẹ quá cố theo cảm nhận của Kikuji. Giữa hai con ngƣời đang thiếu vắng tình cảm của

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Mỹ cảm Aware trong văn học Nhật Bản qua tiểu thuyết Truyện Genji của Murasaki Shikibu và Ngàn cánh hạc của Kawabata Yasunari (Trang 78 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)