Aware với thân phận con ngƣời

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Mỹ cảm Aware trong văn học Nhật Bản qua tiểu thuyết Truyện Genji của Murasaki Shikibu và Ngàn cánh hạc của Kawabata Yasunari (Trang 114 - 126)

CHƢƠNG 2 CƠ SỞ HÌNH THÀNH MỸ CẢM AWARE

4.1 Aware với thân phận con ngƣời

Có thể thấy, hoàn cảnh xã hội thời kỳ Heian và xã hội Nhật Bản đầu thế kỷ XX có sự khác biệt rõ rệt nên vấn đề thân phận con ngƣời đƣợc đề cập có những điểm cơ bản không giống nhau. Dù vậy, cả hai tác phẩm đều hƣớng đến đặc điểm chung là con ngƣời cảm thấy bất toại nguyện với tình yêu, cuộc sống và muốn khẳng định khát khao cá nhân. Nhìn từ aware, vấn đề thân phận con ngƣời trong

Truyện Genji Ngàn cánh hạc có sự khác biệt lớn. Nếu Murasaki mƣợn bối cảnh trong cung và vƣơng triều Heian để nói về những câu chuyện tình yêu thì Kawabata qua bức mành trà đạo và câu chuyện tình yêu để nói về sự biến đổi trong lòng xã

hội Nhật Bản thời hậu chiến. Vậy nên, con ngƣời trong xã hội ấy đều phải chịu những nghịch cảnh, có những khát vọng và kiếm tìm lý tƣởng sống khác nhau. Trải qua những trăn trở về cuộc đời, con ngƣời có những xúc cảm khác nhau.

4.1.1 Bi cảm của con ngƣời trƣớc nghịch cảnh của số mệnh

Trƣớc hết, con ngƣời trong Truyện Genji đều mang theo những nghịch cảnh của phận hồng nhan. Vậy nên, nỗi buồn nhƣ triền miên trong các trang sách khi rất nhiều ngƣời con gái đẹp lâm vào hoàn cảnh ngang trái của tình yêu, cô đơn và cái chết... Bên cạnh đó, do chịu ảnh hƣởng nhiều của triết lí Phật giáo nên các nhân vật nữ đã có tinh thần nhập thế và họ xem cái chết là lối thoát nhẹ nhàng mà thanh cao. Cũng giống nhƣ Truyện Genji, con ngƣời thân phận trong Ngàn cánh hạc gánh chịu những nghịch cảnh số mệnh, khép kín trong nỗi cô đơn và bị ám ảnh về cái chết nhƣng xúc cảm mang lại khác nhau. Nghịch cảnh trong tác phẩm mang tính đại điện thời đại hơn là những câu chuyện trầm luân về tình yêu nhƣ mƣời thế kỷ trƣớc. Trong bối cảnh nƣớc Nhật sau thế chiến, xã hội Nhật Bản bị ảnh hƣởng bởi tinh thần của kẻ chiến bại và ám ảnh bởi sự hủy diệt của chiến tranh. Tƣ tƣởng, lý tƣởng sống và cống hiến của nhân dân, đặc biệt là tầng lớp thanh niên đang bị lung lay. Cùng lúc đó, những luồng văn hóa phƣơng Tây đang có ảnh hƣởng lớn đến toàn bộ đời sống văn hóa của ngƣời dân trong đó có văn học nghệ thuật. Có rất nhiều phong trào của giới trí thức ra đời thể hiện nhiều quan điểm khác nhau trong ứng xử với văn hóa Nhật. Toàn bộ xã hội trở nên bất ổn và ngƣời dân trở nên cảm thấy mất lòng tin trong cuộc sống. Chính vì vậy, cảm giác trầm buồn là đặc điểm chung của tâm thức ngƣời Nhật về một thời đại niềm tự hào dân tộc đang có nguy cơ bị tiêu vong. Ý thức rất rõ về sự tồn tại của mỗi cá thể trong xã hội, nhà văn Kawabata cất tiếng nói đại diện cho những con ngƣời đang lâm vào số phận éo le, chìm sâu trong những ƣu tƣ và thậm chí rơi vào trạng thái bất lực trƣớc cuộc sống. Từ cuộc đời vào tác phẩm, Ngàn cánh hạc khắc họa rõ nét hình ảnh ngƣời thanh niên Kikuji cảm thấy bất lực trƣớc sự suy tàn của giá trị truyền thống qua trà đạo, trƣớc vẻ đẹp của tình ngƣời, tình yêu lý tƣởng. Cuối cùng, Kikuji vẫn phải âm thầm trở về trong thế giới riêng của mình và không sao thoát ra khỏi bóng tối bao trùm của xã hội. Có

một cái gì đó giăng mắc sự buồn bã, cô đơn trong tâm hồn của chàng trai nhỏ bé nhƣ thể cái bớt của ngƣời đàn bà Chikako ám ảnh suốt cuộc đời Kikuji.

Nỗi ngang trái của kiếp nhân sinh thể hiện trong Ngàn cánh hạc tập trung vào việc phản ánh những biến cố trong tình yêu. Tình yêu xoay quanh nhân vật Kikuji với nhiều bất trắc, đột biến và bất chấp. Mối quan hệ tình cảm phức tạp nhƣ trò đùa của số phận giữa mối quan hệ tình cảm giữa bố, con và ngƣời tình; mối quan hệ tình thân đƣợc kết nối từ mẹ đến ngƣời tình, ngƣời yêu. Các nhân vật nhƣ bị đẩy vào những tình cảnh ngang trái. Hình ảnh Ota là mắc xích quan trọng trong mối quan hệ với con trai của ngƣời tình cũ đã mất Kikuji và cũng là điểm nối vô hình giữa hình bóng mẹ Kikuji, Ota và Fumiko. Dù Ota là ngƣời phụ nữ mạnh mẽ sống hết mình vì tình yêu nhƣng bà không thể vƣợt thoát khỏi những luân lý xã hội. Những ăn năn và mặc cảm tội lỗi của Ota đã đẩy nàng vào sự giải thoát cùng cực là cái chết. Hành động tự vẫn của Ota cũng khiến cho Kikuji rơi vào những hoảng loạn, hoang mang và hối hận khôn cùng. Điều này khiến chàng thanh niên nhƣ đang trôi bồng bềnh, vô định trên con đƣờng định mệnh. Sự hụt hẫng, mất thăng bằng của Kikuji nhƣ báo hiệu trƣớc sự chông chênh giữa ranh giới cái chết và sự cô đơn hiện có.

Nhƣ vậy, tình huống truyện của Ngàn cánh hạc vẫn chƣa thoát ra khỏi dấu ấn truyền thống của bi kịch cổ điển Truyện Genji trong tình yêu và cái chết. Điều khác biệt là ở việc Kawabata phản ánh cuộc sống của con ngƣời trong xã hội hiện đại trong sự cảm nhận về thế giới không tồn tại và vô nghĩa. Bên cạnh đó, nhà văn đề cập đến bi kịch của con ngƣời cá nhân xuất phát từ những bế tắc của xã hội. Con đƣờng giải thoát không đƣợc làm rõ, chỉ có cảm giác cô đơn vây quanh đang giết dần những tâm hồn khao khát sống. Điều này hoàn toàn khác với những xúc cảm bi ai trong Truyện Genji về ý nghĩa của sự tồn tại. Mọi vật có thể chỉ hiển hiện trong khoảnh khắc nhƣng phải tỏa sáng, trƣớc khi chấp nhận sự hủy diệt của quy luật sinh tử thì con ngƣời vội sớm tự hủy diệt mình để bảo vệ vẻ đẹp toàn vẹn. Cũng nhƣ

Truyện Heike, tinh thần võ sĩ đƣợc bảo toàn cũng bắt nguồn từ quan niệm về vẻ đẹp tinh thần tử vì đạo.

Bên cạnh những oan trái của tình yêu, nhà văn muốn khắc họa rõ nét hơn về sự lạc loài của con ngƣời trong xã hội đƣơng đại qua bức tranh trà đạo Nhật Bản thời hậu chiến. Một thế giới trà đạo đầy toan tính nhỏ nhen của Chikako làm vấy bẩn cả ý nghĩa thanh cao của chốn trà thất. Giữa những bon chen đó, Fumiko là cô gái có vẻ đẹp dịu dàng thanh khiết nhƣ lạc lõng trong khung cảnh ẩm mốc, đen tối và bẩn thỉu. Nó cũng giống nhƣ bông hoa anh đào rực nở bên cạnh sự bấn loạn của loài chuột chạy loạn xạ trên mái nhà. Hay chính là cái đẹp gói gọn trọng chiếc khăn thêu ngàn cánh hạc luôn lẩn khuất đâu đó trong tâm trí Kikuji mỗi khi anh lầm lạc. Một thế giới với những giá trị đẹp đẽ còn sót lại trở nên hƣ ảo, một thế giới không có thật. Cuối cùng, tất cả Fumiko và Yukiko đều rời xa Kikuji và ngàn cánh hạc dù chỉ trong ảo vọng cũng tan biến, còn lại nỗi cô đơn không thể sẻ chia của ngƣời thanh niên Kikuji. Thế giới trở nên vô cảm khiến con ngƣời cảm thấy lạc lõng trên con phố dài và thu nhỏ trong không gian mênh mông mở ra tận vì sao Hôm trên vòm trời chiều xa thẳm. Những tâm hồn bị tổn thƣơng và trở nên lƣu vong trên chính quê hƣơng của họ bởi cuộc sống đầy những bất an và mất mát. Thế giới của các nhân vật trong Ngàn cánh hạc trở nên tẻ nhạt, vô vị. Âm hƣởng của cuộc sống trầm buồn nhƣ dìu dặt nhân tâm khiến con ngƣời nhƣ đi vào cõi mê, cuốn theo vòng quay của sinh mệnh và đến nơi mà họ không thể tìm đƣợc tình yêu hay bất cứ ý nghĩa nào của cuộc đời.

Không chỉ trong Ngàn cánh hạc, các tác phẩm của Kawabata đều vọng lại âm hƣởng buồn sâu lắng khó tả. Thực tế trong văn học Nhật Bản, xúc cảm buồn thƣơng là nguồn hứng bất tận đã có từ xa xƣa và chứa đựng trong các quan niệm thẩm mỹ aware, yugen, wabi, sabi. Vẻ đẹp trở nên huyền bí và có chiều sâu khi phảng phất nỗi buồn dấu kín là quan niệm về cái đẹp đặc trƣng của ngƣời Nhật. Trạng thái cô đơn thƣờng trực cũng dễ nhận ra trong Truyện Genji. Cô đơn trong tình yêu và tuyệt vọng dẫn đến sự héo mòn của cuộc sống nhàn hạ và bị bỏ rơi. Bên cạnh đó, thấp thoáng sự buồn bã của con ngƣời thất thế nhƣ Genji khi không còn hào quang của vinh hoa và tuổi trẻ. Thời đại vƣơng triều trong giai đoạn thịnh và suy theo suốt chặng đƣờng đời của nhân vật phản ánh qui luật của cuộc sống, giữa cái đƣợc và mất. Trƣớc thời thế đổi thay lòng ngƣời luôn trắc ẩn và dâng trào cảm

xúc. Trong thế giới hiện đại, sự cô đơn gợi nên nỗi buồn truyền kiếp đã trở thành bi kịch lớn nhất của con ngƣời. Điều này có thể thấy qua sự biến động, đỗ vỡ của đời sống tinh thần của tầng lớp trẻ trong xã hội. Đối với Kawabata, ông sống trong cô đơn, lặng lẽ lắng nghe cuộc đời, nhƣng ông không quay lƣng với thực tại mà có thái độ dấn thân và trải nghiệm. Trƣớc cuộc sống thiếu niềm tin và lý tƣởng bởi sự xâm lấn bởi rất nhiều làn sóng văn hóa nội, ngoại lai căng, Kawabata tự chọn cho mình một hƣớng đi độc đạo của ngƣời lữ hành cô đơn trên hành trình đi tìm cái đẹp cuộc sống gửi gắm sâu kín vào Ngàn cánh hạc. Cả cuộc đời Kikuji phải chứng kiến nhiều mất mát của tình thân khi cha mẹ chết, ngƣời tình Ota tự tử và khi bị khƣớc từ bởi Fumiko và Yukiko. Mình Kikuji cô độc giữa xã hội nhố nhăng với chốn trà thất ẩm thấp và ám ảnh cái bớt bên ngực trái của ngƣời thiếu phụ già. Kết thúc tác phẩm là hình ảnh Kikuji thu mình lạc lõng và nhỏ bé trong mảnh vƣờn nhỏ với những mảnh vỡ chén Shino hay trên con đƣờng của công viên lạc lõng mở ra trƣớc mắt.

Không chỉ đau khổ trƣớc hoàn cảnh éo le, không khí thời đại nhƣ tòa tháp vây bủa lấy anh ta. Toàn bộ câu chuyện trong Ngàn cánh hạc bị thu nhỏ trong chốn trà thất. Dƣờng nhƣ nhân vật đang thu mình trong không gian chật hẹp và tối tăm ấy để tự trải nghiệm thế giới. Đây cũng chính là nơi Kikuji bộc lộ cách nhìn về cuộc đời và con ngƣời một cách tự nhiên nhất qua những nhận xét của Kikuji về tính cách của mỗi nhân vật tham gia nghi thức trà đạo. Đây cũng là nơi con ngƣời tìm thấy ý nghĩa đích thực của sự tồn tại. Dù hƣơng trà đã bay đi mất cùng cánh hạc trong ánh nắng chiều dần buông thì con ngƣời vẫn muốn đi kiếm tìm và lƣu giữ những khoảnh khắc tƣơi đẹp ấy. Cái đẹp nhƣ hƣớng con ngƣời tới con đƣờng mới để bƣớc tiếp và băng qua sự thử thách của hiện thực khổ đau và chết chóc. Nỗi cô đơn ấy còn tiềm ẩn trong vô thức, thƣờng trực trong xúc cảm của con ngƣời. Nếu Kikuji cô đơn tuyệt đối trong vô thức với những ẩn ức giấu kín về bản thể mẹ thì Ota là con ngƣời không thể nào dung hòa với hiện tại bởi những mặc cảm tội lỗi trong tình yêu và dục vọng. Dù có ý thức về nỗi cô đơn nhƣng cả Kikuji và Ota đều không đấu tranh vì nó mà phải chấp nhận và chịu trách nhiệm với cách hành xử của mình. Họ là những con ngƣời trầm lặng đầy suy tƣ thƣờng trốn chạy vào thế giới cảm xúc. Thế giới của những tiếc nuối, níu kéo, giằng xé và hoài niệm với quá khứ

và sống hết mình với hiện tại. Cuộc sống của con ngƣời đang rơi vào trạng thái kìm nén cảm xúc tạo nên không khí u uẩn, bế tắc và sầu bi vời vợi.

Không chỉ bị bó buộc trong nỗi cô đơn bản thể, con ngƣời còn bị ám ảnh về cái chết định mệnh. Do đó, nỗi sợ hãi đối với cái chết hay sự chia lìa là không tránh khỏi. Nếu trong Truyện Genji cái chết là con đƣờng giải thoát thì Ngàn cánh hạc

cảm nhận cái chết trong sự cô đơn. Thực tế là, hầu hết tác phẩm của Kawabata biểu hiện sự thống khổ của nỗi cô đơn cô đơn và cái chết ám ảnh. Chính sự mất mát và khổ đau trong hành trang cá nhân nhà văn mang lại sự hủy diệt ghê gớm cho tâm hồn con ngƣời bộc lộ trong quá trình sáng tạo. Sự tự hủy này nhƣ một định mệnh của con ngƣời do xã hội mang lại. Những biểu hiện rõ nhất trong sự suy thoái của trà đạo và nhân cách của ngƣời thƣởng trà. Những sự biến đổi này chìm sâu trong vẻ bề ngoài của sự nhẹ nhàng thanh thoát của một buổi lễ trà đạo theo truyền thống, nhen nhóm và bùng nổ ngay ở chính trong tâm lí nhân vật.

Dƣới mỹ cảm aware và triết lí Phật giáo trong Truyện Genji, cái chết mang đến vẻ đẹp riêng khiến con ngƣời thƣờng bình tâm đón nhận nó. Đối với tinh thần hiện đại nhƣ Ngàn cánh hạc, cái chết mang đậm dấu ấn mỹ cảm Thiền. Trên hành trình đi tìm cái đẹp trong Ngàn cánh hạc đƣợc bắt đầu bằng cái chết, tiếp đến là sự cô đơn và cuối cùng đọng lại với nỗi ám ảnh về sự tiêu vong. Từ những cái chết của cha đến mẹ Kikuji đến bà Ota nhƣ một hành trình liên tục tạo nên những ám gợi về cuộc sống bất ổn và trầm luân của con ngƣời. Tình yêu và cái chết luôn song hành, vì quá yêu nên phải chết và trong cái chết chứa đựng những cung bậc khác của tình yêu. Ota chết đi để bảo vệ vẻ đẹp thiên lƣơng của mình trƣớc những cám dỗ của dục vọng xấu xa. Bà tự hủy diệt bản thân bằng cách tự tử nên cái chết của bà âm thầm và lặng lẽ không có chút dự báo nào khiến Kikuji sửng sốt và đau khổ đến tột cùng. Trƣớc cái chết đột ngột đó, Kikuji cũng chẳng thể làm gì khác đƣợc. Cho đến cuối tác phẩm, cái chết của Fumiko trở lại ám ảnh chàng. Những cảm xúc buồn bã giăng mắc khắp nơi khiến Kikuji không thoát ra khỏi không khí bi ai và bí bách. Cảm xúc nhƣ bị kéo dài ra mãi cho đến hết cuộc đời với quá nhiều sự mất mát và thƣơng đau.

Không chỉ riêng trong Ngàn cánh hạc các tác phẩm của Kawabata thƣờng đề cập đến mối quan hệ giữa cái đẹp, nỗi buồn và cái chết. Cái chết vừa là nơi sinh ra

cái đẹp vừa là sự giải thoát cái đẹp. Chính vì thế, cái đẹp trong mối quan hệ với cái chết mang lại nhiều xúc cảm buồn bã, đặc tính lớn nhất của aware. Không ám ảnh mạnh mẽ nhƣ trong văn học hậu chiến Nhật Bản, cái chết trong Ngàn cánh hạc đơn thuần thể hiện quan niệm nhân sinh, về số phận con ngƣời và thực tại tối hậu. Cái chết bị đe dọa khi đang sống là hiện sinh chân thực nhất của nhân sinh. Điều này làm cho thế giới trần thế trở nên mong manh khiến con ngƣời cảm thấy bấp bênh trƣớc thực tại và tƣơng lai. Dù thế, niềm tin vào cuộc sống vẫn còn le lói khi con ngƣời luôn khao khát kiếm tìm và gìn giữ vẻ đẹp của cuộc sống.

4.1.2 Bi cảm của con ngƣời với khát khao khẳng định cái tôi cá nhân

Có thể xem vấn đề cái tôi cá nhân không đƣợc đề cập trong Truyện Genji. Với việc tập trung vào những chuyển biến đời sống tinh thần của nhân vật, tác phẩm phản ánh những khát vọng trong tình yêu nam nữ. Bên cạnh đó, do ảnh hƣởng của sự chân thực bản thể và tinh thần ngay thẳng của Thần đạo nên đời sống tình cảm nhƣ muốn vƣợt lên mọi luân lý của xã hội để thể hiện khát vọng cá nhân. Sự vƣợt thoát của những tâm hồn nồng nàn trong niềm hân hoan và đau khổ đều gợi nên cảm khái aware. Trong tác phẩm, ngƣời đàn ông đa tình Genji đã yêu rất nhiều ngƣời con gái cho dù chàng đã có vợ. Mỗi tình yêu đem đến cho Genji những cung bậc cảm xúc khác nhau trong niềm vui, nỗi u buồn, sự sợ hãi, ghen tuông… và dự

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Mỹ cảm Aware trong văn học Nhật Bản qua tiểu thuyết Truyện Genji của Murasaki Shikibu và Ngàn cánh hạc của Kawabata Yasunari (Trang 114 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)