CHƢƠNG 2 CƠ SỞ HÌNH THÀNH MỸ CẢM AWARE
2.2 Khái niệm aware và các quan niệm thẩm mỹ khác
2.2.1. Khái niệm aware
Hiện nay, có rất nhiều quan điểm và định nghĩa khác nhau về aware hay
mono no aware. Dựa vào việc phân tích các nhân tố hình thành nên mỹ cảm và các công trình nghiên cứu về khái niệm aware, luận án sẽ xác định lại khái niệm và làm rõ hơn nội hàm của nó. Thuật ngữ aware xuất hiện từ thời kỳ Nara và đƣợc xem là mỹ cảm từ thời kỳ Heian. Trải qua quá trình phát triển, mỹ cảm này đƣợc định nghĩa lại vào thế kỷ XVIII với thuật ngữ mới mono no aware.
Thuật ngữ aware dùng để chỉ xúc cảm của ngƣời Nhật xuất hiện trƣớc thời kỳ Heian. Nghĩa gốc của aware là một cảm thán từ “A! Ware” tƣơng tự nhƣ “A!” hay “Ô”, đƣợc dùng biểu thị sự ngạc nhiên, đặc biệt đối với vẻ đẹp của sự vật. Đó có thể là rung động của cảm xúc con ngƣời khi đối diện với nỗi buồn tột cùng và cũng có thể là sự vui thích trƣớc vẻ đẹp vạn vật. Aware đƣợc cho là xuất hiện từ thế kỷ VIII, cho đến Vạn diệp tập, aware vẫn còn có nghĩa xúc cảm chân thành (誠,makoto), nhẹ nhàng, cảm kích trƣớc vẻ đẹp của sự vật. Nghĩa gốc của từ aware (danh từ) là một tính từ awarei (tính từ) có nghĩa là buồn thƣơng và bi cảm. Aware dùng để đề cao xúc cảm thực sự, bao gồm cả sự cảm kích trƣớc nỗi buồn, niềm vui thích, sự khoái lạc, hân hoan, vui sƣớng và khó diễn tả thành lời.
Đầu thời kỳ Heian aware biến thành một danh từ để chỉ quan niệm thẩm mỹ của ngƣời Nhật. Xét về mặt nghĩa, aware biểu thị “nỗi buồn thoáng qua” [123,232]. “Aware cũng biểu hiện xúc cảm nhất thời, xuất hiện trong giây lát,
sợ” [112,185]. Aware đã biến chuyển mạnh mẽ vào cuối thời kỳ Heian và mang lại sắc thái mới thể hiện rõ nhất trong sự ám ảnh của cái chết. Vậy nên, từ những cảm kích nhất thời trƣớc cái đẹp nhƣ một sự cảm thán, aware chuyển sang một thuật ngữ cô đọng chứa đựng nhiều xúc cảm thâm trầm trƣớc vẻ đẹp chóng tàn phai.
Cho đến thế kỷ XVIII, nhà nghiên cứu Motoori Morinaga đã cụ thể hóa quan niệm này bằng cách đƣa ra thuật ngữ mới mono no aware thay thế cho aware. Tách nghĩa ra thì mono có nghĩa là sự vật, no là của và aware là nỗi buồn, đấy chính là
niềm bi cảm trước sự vật. Học giả cũng giải thích rằng đây là cảm xúc chân thành và tao nhã của con ngƣời trƣớc sự biến đổi của vẻ đẹp tạo hóa. Theo lý thuyết thì nghĩa của mono no aware mang tính bao quát, toàn diện thể hiện cảm xúc của con ngƣời dƣới sự tác động của vạn vật. Trong thực tế, việc sử dụng thuật ngữ này thƣờng đƣợc tập trung vào vẻ đẹp của sự phù du và tâm hồn nhạy cảm có khả năng đồng cảm với vẻ đẹp ấy. Nhƣ vậy, mono no aware có nghĩa là nỗi buồn sự vật là thuật ngữ dùng để cụ thể hóa hơn đối tƣợng khách quan tác động đến cảm xúc chủ thể thẩm mỹ. Khi biến đổi aware thành mono no aware, các học giả nhằm nhấn mạnh yếu tố tác động (sự vật) hơn là bị tác động (con ngƣời). Dù có thay đổi thuật ngữ sang dạng thức khác nhƣng đặc điểm của aware vẫn không có sự thay đổi đáng kể. Nhìn từ nội dung biểu hiện của aware, có thể thấy rõ điều đó.
Đặc điểm nổi bật của aware là nỗi buồn dịu dàng, man mác và biểu hiện thầm kín, nhẹ nhàng. Vậy nên, aware là cảm xúc lãng mạn và đầy nữ tính. Có rất nhiều định nghĩa về aware nhấn mạnh yếu tố nữ tính trong sự biểu hiện của cảm xúc. “Aware (bi ai) là xao xuyến trƣớc mọi vẻ đẹp nao lòng của sự vật. Nó tƣơng tự nhƣ một âm thanh vang vọng lại khi những gì đã qua, sắp qua sẽ tác động vào thế giới hiện hữu bằng một âm thanh nào đó… là một bi cảm thâm trầm” [52,23]. Có thể thấy, thông qua aware, ngƣời Nhật cảm nhận vẻ đẹp bằng kinh nghiệm thẩm mỹ, xúc cảm, đồng cảm của con tim đối với sự vật. Do vậy, aware là trạng thái của cảm xúc do chủ quan tạo ra hơn là kinh nghiệm khách quan mang đến, một trạng thái tâm lí bên trong hơn là bên ngoài. Vì thế, “aware là một thứ cảm xúc hay tâm trạng sâu lắng khi chạm tới sự cơ vi và mong manh của đời ngƣời” [119].
Từ nội dung biểu hiện trên, quan niệm aware chứa đựng những tƣ tƣởng và triết lí của tôn giáo. Trƣớc hết, aware thể hiện sự hòa hợp, tƣơng thông và đồng cảm với tự nhiên. Đấy chính là đề cao xúc cảm bên trong, là trái tim biết thấu hiểu vạn vật. Ngoài ra, quan niệm chịu ảnh hƣởng của tinh thần Phật giáo từ rất sớm trong quan niệm về “nghiệp”. Có thể lý giải cảm xúc aware theo quá trình nhƣ sau: trƣớc sự viên mãn của cái đẹp dự báo trƣớc sự tàn phai bởi tất cả sự vật trên thế gian này đều nằm trong quy luật sinh, trụ, hoại, diệt nên vạn vật phù du theo định mệnh. Sự tồn tại của cái đẹp chỉ là nhất thời vì trong phút chốc có thể ra đi nhƣng vẻ đẹp của nó tồn tại vĩnh hằng trong sự tri nhận của con ngƣời. Trƣớc khi sự tàn phai đến thì cái đẹp luôn phải tỏa sáng hết mình dù ngày mai có biến mất khỏi thế gian. Khi đó, aware xuất hiện khi con ngƣời có thể dự cảm đƣợc sự tàn phai của vẻ đẹp trong bƣớc đi của thời gian, trong sự viên mãn của sự vật. Cho nên, aware đƣợc gói gọn trong nỗi buồn trƣớc quy luật của vẻ đẹp, sự ra đi của thời gian và sự biến đổi của không gian, tạo nên lớp lớp nỗi sầu chất chứa mênh mang. Nỗi buồn chính là vẻ đẹp sâu kín nhất, cuốn hút nhất đối với chủ thể cảm xúc. Vẻ đẹp chóng tàn có sức lan tỏa và mãnh lực lớn và cũng là đặc điểm mỹ cảm đẹp mà buồn của ngƣời Nhật. Sự tồn tại của vẻ đẹp cảnh vật thì ngắn ngủi còn hƣơng thơm của nó lƣu truyền đến ngàn đời sau. Nhƣ vậy, aware gợi nên những xúc cảm lãng mạn và dƣ tình trƣớc vẻ đẹp có hồn có sức lay động mãnh liệt nhất là đối với những tâm hồn nhạy cảm của nghệ sỹ.
Bên cạnh yếu tố tôn giáo đặc trƣng, aware chịu ảnh hƣởng của hoàn cảnh xã hội. Từ thời kỳ Heian, vƣơng triều Heian giai đoạn đầu đang trong đỉnh cao cực thịnh của sự xa hoa, bình an và hƣởng lạc. Cuộc sống con ngƣời thụ hƣởng không khí bình yên sau những biến cố chính trị. Văn hóa dân tộc Nhật đã phát triển rực rỡ chƣa từng thấy, văn học cũng đạt nhiều thành tựu quan trọng. Hệ thống mỹ học Nhật đƣợc hình thành. Ngƣời Nhật, nhất là từng lớp nghệ sĩ thƣờng có tâm hồn mẫn cảm với thời cuộc. Trƣớc cuộc sống đủ đầy, họ bất giác nhận ra những bất ổn và suy tàn của xã hội.
Nhƣ vậy, mỹ cảm aware hay mono no aware là cảm xúc chân thành và đồng cảm trước vẻ đẹp viên mãn và chóng tàn phai của con người và thiên nhiên. Đặc
trƣng của aware là thể hiện những khoái cảm thẩm mỹ chứa đựng nỗi buồn lắng sâu trong cảm thức tôn giáo về sự tồn tại của thế giới. Vẻ đẹp theo quan niệm của aware
là những đặc tính của sự vật gợi nên những cảm xúc đặc biệt đối với ngƣời cảm nhận, vẻ đẹp không toàn vẹn toát lên sự tự nhiên, giản dị, thuần khiết, mong manh, đậm tính nữ.
2.2.2 Một số quan niệm thẩm mỹ khác
Trong lịch sử mỹ học Nhật Bản, có rất nhiều mỹ cảm có mối liên hệ với
aware. Các mỹ cảm này xuất hiện từ rất sớm, cho đến nay, hầu hết vẫn đƣợc xem là khái niệm mỹ học đƣơng đại Nhật Bản.
Cùng thời kỳ Heian, thuật ngữ miyabi (雅,tao nhã) có nghĩa là trang nhã, thanh lịch, tinh tế và sang trọng. Đây là xu hƣớng đến sự cao sang và nhã nhặn, trở thành chuẩn mực và phong cách sống cho giới quý tộc Nhật. Miyabi cũng đƣợc dùng để bộc lộ xúc cảm của con ngƣời trƣớc cái đẹp nữ tính nhƣ aware. Đó chính là xúc động thầm kín của con ngƣời về sự mong manh của tạo hóa dẫn đến quan niệm rằng những thứ không còn tồn tại chính là đối tƣợng của xúc cảm của miyabi. Nhƣ vậy, miyabi là quan niệm đặc trƣng cùng thời và có sự gần gũi với aware hơn cả.
Cho đến thời kỳ Kamakura, quan niệm thẩm mỹ có những thay đổi. Aware
không còn đóng vai trò chủ đạo trong văn học và đời sống văn hóa Nhật. Mỹ cảm tiêu biểu thời kỳ này là yugen(幽玄, u huyền). Mỹ cảm này có những đặc tính nhƣ đƣợc rút ra từ aware, mang tính thần bí, thâm sâu, tĩnh lặng, biến chuyển và buồn thƣơng. Hầu nhƣ không có định nghĩa nào giải thích hết các lớp nghĩa của thuật ngữ này. Từ yugen xuất hiện đầu tiên trong các tác phẩm viết về triết học của Trung Hoa, nó có nghĩa là mơ hồ, thần bí. Trong cuốn Hojoki, tác giả Komo no Chomei đã cho rằng yugen là mối quan tâm đầu tiên của ông. “Nó nhƣ một buổi sáng mùa thu bao la, thanh vắng và tĩnh mịch, chúng ta mơ tƣởng lại và tự nhiên không kìm nén đƣợc những giọt lệ tuôn trào. Những cách hiểu khác đều đề cập đến khả năng tƣởng tƣợng rất quan trọng. Ví nhƣ khi ngắm một ngọn núi trong sƣơng mờ thì cảnh vật rất mờ ảo, mơ hồ chƣa thể đoán định ra kích thƣớc của nó cao rộng bao nhiêu. Hay dù cho có thể nhìn thấy những chiếc lá thu trong sƣơng, thì cảnh vật rất quyến rũ. Phong cảnh và khung cảnh vô hạn tạo nên cho chúng ta sự tƣởng tƣợng phong phú,
thú vị hơn và bất cứ cái gì cũng có thể rõ ràng hơn trong sự tƣởng tƣợng đó. Nhƣ vậy, yugen dùng để chỉ cái sâu thẳm huyền bí của vạn vật” [133]. Nó gợi nên sự huyền hồ và diệu vợi của cuộc đời trong mối quan hệ với vũ trụ bao la. Đặc điểm này khá giống với tinh thần Thiền trong aware về sự tƣơng giao cảm xúc giữa con ngƣời và thiên nhiên. Có thể xem yugen và aware có mối liên hệ nhất định nhƣ trên và cũng có sự khác biệt.“Aware chú trọng đến khoảnh khắc, nỗi vô thƣờng, đến bản thân sự vật, không mấy quan tâm đến cái bóng vô tận ở sau hoặc ở trong sự vật. Còn yugen thì không dừng lại hình sắc, nó gợi ra tính chất huyền diệu thăm thẳm của cuộc sống, cái ẩn giấu nhƣng lại là sự sống, là linh hồn của hình sắc. Aware có màu sắc lãng mạn, yugen là bóng tối biểu tƣợng. Aware thuộc về cảm xúc, yugen
nằm ở tâm linh” [59,146].
Wabi-Sabi (侘寂, u tịch) là khái niệm xuất hiện trong Vạn diệp tập và đến thời của Basho thì nở rộ. Sabi (shi)- 寂 (しい) đƣợc khắc hoạ bằng sự tĩnh mịch và cô độc dƣờng nhƣ thƣờng xuyên tạo nên sự độc đáo giữa hai yếu tố chủ quan và khách quan. Nghĩa rộng của Sabi là cô tịch, cô liêu. Sabireru có nghĩa là hoang vắng. Sabi
hƣớng đến cái cô độc, nhẫn nhục, thanh bình, mang tính chất bình dân trong nền văn hóa thời Edo (1600-1868). Nó còn dùng để diễn tả cái hiu quạnh, cô liêu đến mức vẻ đẹp xuất hiện hầu nhƣ rất nhạt nhòa. Làm nền tảng cho mỹ cảm này là quan điểm vũ trụ điển hình của Phật giáo trung đại, công nhận sự cô độc hiện hữu ở mọi chúng sinh và cố tự mình nhẫn nhục, hoặc thậm chí tìm kiếm vẻ đẹp bên trong sự cô độc ấy. Nhƣ vậy, hiểu một cách đơn giản là vẻ đẹp đƣợc tìm thấy trong sự cô liêu, tàn phai của nhân thế. Cái đẹp nằm trong cái buồn đang hiển hiện trên đỉnh cô phong. Đó là quan niệm mỹ học liên quan sâu xa đến aware trong nỗi buồn trƣớc sự tàn phai của cái đẹp.
Iki và sui (意気,quý phái và 粋,gợi cảm) là quan điểm mỹ học và đạo đức của thị dân trong thời kỳ Edo (1600 - 1868). “Về mặt mỹ học, cả hai khái niệm đều hƣớng đến vẻ đẹp kiểu tƣ sản, hợp thời trang, thanh lịch mang sắc thái gợi cảm. Về mặt đạo đức, ngƣời ta hình dung một đời sống tao nhã của một con ngƣời giàu có nhƣng không gắn với tiền bạc, thích thú vui khoái lạc nhƣng không hề có ham
muốn xác thịt, hiểu đƣợc mọi rắc rối, phức tạp của cuộc sống trần tục nhƣng có khả năng tự mình thoát khỏi ràng buộc” [5,37]. Đặc điểm của Iki và sui giống với aware
thể hiện ở những hiểu biết đồng cảm xúc ở con ngƣời. Iki chỉ tâm hồn, tình cảm cao thƣợng, cách ăn mặc, tác phong của một con ngƣời. Sui thƣờng đƣợc nói tới vẻ đẹp gợi cảm hơn, tinh tế hơn nên dùng để mô tả phụ nữ mà đặc biệt là ngƣời liên quan đến việc vui chơi giải trí.
Kawaii (かわいい, dễ thương) là thuật ngữ xuất hiện từ những những năm 1870, từ này có nghĩa là dễ thƣơng, đáng yêu, xinh đẹp. Trong xã hội hiện đại, từ này đƣợc dùng nhƣ một thuật ngữ mang xu hƣớng đặc trƣng nhất cho văn hóa Nhật, đƣợc phản ánh trong các khía cạnh của xã hội nhƣ trang phục, ẩm thực, vật phẩm, lễ nghi, hành vi ứng xử… Tomoyuki Sugiyama trong Nhật Bản tuyệt vời cho rằng, khuynh hƣớng này bắt nguồn từ sự yêu chuộng sự hài hòa. Cũng nhƣ thế, Nobuyoshi Kurita khẳng định kawaii là “cụm từ thần kì” có thể chứa đựng tất cả những gì đẹp đẽ và đáng trân trọng tại Nhật Bản. Kawai xuất hiện với tƣ cách là một từ cảm thán, có nghĩa là “dễ thƣơng quá!”. Khái niệm này đƣợc các nhà nghiên cứu mỹ học xếp vào một trong số các phạm trù mỹ học Nhật Bản cũng bởi trào lƣu và phong cách này nở rộ trong mấy thập kỷ qua ở Nhật và trên thế giới. Khác với
aware, nỗi buồn thâm trầm hầu nhƣ không hề xuất hiện trong cụm từ này. Cũng nhƣ
aware, kawaii cũng thể hiện đặc tính dễ thƣơng, nữ tính và mềm mại của sự vật, tiêu chuẩn cái đẹp hiện đại Nhật Bản. Từ sự vật dễ thƣơng sẽ gợi nên sự đồng điệu cảm xúc của ngƣời thƣởng thức và ngƣời nghệ sỹ tạo ra sản phẩm đó. Nếu thời cổ Heian, aware là quan niệm mang tính nền tảng cơ bản, lâu đời và nổi bật nhất thì ngày nay thay vào đó là kawaii một từ thông dụng của ngƣời Nhật, chứa đựng rất nhiều cảm xúc bên trong cũng nhƣ để lại dấu ấn trong văn học, văn hóa đƣơng đại. Bởi thế, khi hệ thống hóa lịch sử văn học Nhật Bản, Mitsuyoshi Numano đã dùng hai thuật ngữ này để khái quát đặc điểm của văn học Nhật Bản một cách cô đọng trong Lịch sử và đặc trưng của văn học Nhật Bản-Từ mono no aware đến kawaii [61].
Nhƣ vậy, thông qua việc làm rõ những mối liên hệ giữa các mỹ cảm trên với
thống mỹ học và đời sống văn hóa Nhật Bản. Từ xƣa cho đến nay, ngƣời Nhật luôn lấy mỹ học làm kim chỉ nam và hƣớng đến cái đẹp là mục tiêu cao nhất của tác phẩm nghệ thuật. Việc định hƣớng thẩm mỹ trở thành nguyên tắc sáng tạo nhằm tạo nên phong cách nghệ thuật của nghệ sỹ. Cũng vì thế, mỹ cảm phát triển mạnh mẽ và có ảnh hƣởng lớn đối với văn học nhƣ aware, wabi-sabi và yugen. Trong đó, aware là mỹ cảm hình thành từ rất sớm và có sự ảnh hƣởng sâu rộng nhất. Trải qua từng giai đoạn lịch sử, aware có quá trình biến nổi về nội dung và hình thức. Cho đến nay, khái niệm aware không phải là mỹ cảm đƣơng đại nhƣng những đặc tính của mỹ cảm vẫn còn lƣu giữ trong dạng thức mới kawaii. Từ đó cho thấy, ngƣời Nhật luôn đề cao việc gìn giữ bản sắc xúc cảm thẩm mỹ truyền thống trong bối cảnh xã hội mới.