CHƢƠNG 2 CƠ SỞ HÌNH THÀNH MỸ CẢM AWARE
3.3 Aware trƣớc vẻ đẹp thiên nhiên
Bình minh lịch sử Nhật Bản đã bắt đầu với mạch ngầm dồi dào của văn hóa bản địa. Nơi đây có vƣờn hoa mới của nhân loại bắt đầu bừng nở cho cái đẹp hiện sinh, cho những gì thiêng liêng và cao rộng của tâm hồn con ngƣời hòa nhập với thiên nhiên, đất trời và vũ trụ. Từ xa xƣa, ngƣời Nhật có quan niệm, ứng xử với thiên nhiên rất khác biệt. Họ xem thiên nhiên là thực thể thần bí, đáng đƣợc trân trọng và tôn thờ và cũng là ngƣời bạn tâm giao. Tâm thế ngƣời Nhật không chỉ có sự hòa hợp với thiên nhiên mà còn muốn giữ gìn và bảo vệ nó. Bởi vậy, bƣớc ra từ cuộc sống, hình ảnh thiên nhiên là niềm cảm hứng đặc biệt trong văn học, góp phần sản sinh ra nền văn chƣơng của tình cảm và vẻ đẹp thiên nhiên.
3.3.1. Thiên nhiên trƣớc cuộc đời luân chuyển
Thiên nhiên là hình ảnh khơi gợi cảm xúc đặc trƣng nhất cho quan niệm thẩm mỹ cũng nhƣ đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện mỹ cảm aware trong tác phẩm văn học. Đối với Truyện Genji, thiên nhiên nhƣ là những chiếc bóng phản chiếu những mảnh đời nổi trôi trong dòng đời đang tuôn chảy và cũng là ngƣời bạn tâm giao thấu hiểu đƣợc những đổi thay của cuộc đời. Bên cạnh biến cố lịch sử xã hội, nhà văn đặt Genji và Kaoru trong mối quan hệ với nhiều nhân vật nữ khác đan xen nhƣ kể một câu chuyện tình không có hồi kết nhƣ những lớp sóng cuốn trôi, mảnh tình này chƣa qua, mảnh tình khác lại tới với nhiều mối quan hệ chồng chéo, phức tạp, sâu sắc và li kỳ.
Trong dòng đời đang luân chuyển của họ, thiên nhiên cùng tồn tại và bị chi phối bởi cảnh huống của nhân vật thông qua những cuộc chia ly. Lần chia tay giữa Genji và Rokujo đƣợc xem là lƣu luyến và đẹp nhất trong tác phẩm. Khi Genji dịu dàng nắm lấy tay nàng và nói lời tiễn biệt thì “một ngọn gió lạnh thổi qua, một chú dế thông có vẻ nhƣ nhận ra đã đến lúc cất tiếng. Chú cất lên một điệu nhạc nỉ non mà một kẻ đa tình đƣợc may mắn không thể bƣng tai làm ngơ. Có lẽ nỗi lòng của họ đang lớp lớp sóng dồi cho nên những vần thơ dƣờng nhƣ xa lánh họ” [68,251]. Không khí chia ly tĩnh lặng đến mức có thể nghe đƣợc tiếng dế nỉ non khiến lòng trở nên tê tái, buồn bã và cô liêu. Không gian nhuốm đỏ màu lá thu tàn rơi, héo úa, tan tác và chia lìa. Không gian của sự chia ly cũng đƣợc vẽ nên rất thành công trong đoạn Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Nhà thơ đã phác họa khung cảnh mùa thu đẹp và lãng mạn đến nao lòng qua hình ảnh “Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san”. Chỉ trong một rừng phong thu đã gợi nên không gian rộng mở trở nên xa xôi và thời gian biến chuyển nhanh chóng trong thời khắc chuyển mùa. Chính sức gợi của hình ảnh thiên nhiên đã chở nặng cảm xúc sầu muộn của con ngƣời không dứt áo trƣớc thời khắc ly biệt.
Trong tác phẩm, có rất nhiều cuộc chia tay nhƣ thế, mỗi lần Genji chia tay ngƣời yêu, thời gian nhƣ trở nên khắc khoải. Khi những đàn chim bay về phƣơng Nam tránh giá lạnh thì tiếng quạ kêu vang giữa thinh không gợi bao nỗi niềm thƣơng nhớ. Âm thanh cuối mùa thu dễ khiến con ngƣời dễ rung động hơn bao giờ hết. Lƣu Trọng Lƣ đã từng nghe tiếng thu dƣới bàn chân của con nai vàng đạp trên “lá vàng khô” còn nhà văn Murasaki lắng nghe mùa thu qua tiếng dế khóc than khuấy động sự thanh tịnh, êm ả của không khí chia tay. Tình yêu của Genji quá lớn khiến sự ra đi là một sự mất mát đớn đau. Dẫu biết rằng không ai muốn từ bỏ ngƣời mình yêu nhƣng đến bao giờ những trái tim yêu lại đập cùng nhịp. Trái tim và ý chí con ngƣời cũng không biết đƣợc bởi cuộc đời vốn biến đổi vô thƣờng. Nhƣng còn buồn bã hơn với nỗi lòng của ngƣời tình nhân đang rong ruổi trên dặm đƣờng xa gió bụi, trong ánh bình minh ảo não. Khung cảnh cuộc tiễn biệt đẹp nhƣ trong bức tranh thủy mặc. Thật khó để diễn tả hết tâm trạng chia ly nhƣ thế nếu không tìm đến thiên nhiên. Dƣờng nhƣ cảnh bị nhuộm màu sắc của tâm trạng nhân vật nên cuộc chia ly
trở nên nồng đƣợm lửa tình và không kém buồn đau.
Chia tay tình yêu quả là khó khăn nhƣng trong cuộc đời Genji sự ra đi nhƣ tội đồ bị đi đày biệt xứ mới chính là nỗi thống khổ thực sự. Trƣớc lúc lên đƣờng, chàng chia tay rất nhiều ngƣời. Cuối tháng ba, Genji khi đến thăm bố vợ và uống rƣợu với bạn thân Tonno Chujo tới khuya đến khi trời sắp rạng. “Ánh bình minh le lói, trăng rất đẹp, hoa anh đào đã qua thời kỳ nở rộ. Mọi vật nhòa đi trong sƣơng mù nhẹ, buồn hơn và gây cảm khái hơn một đêm thu” [68,289]. Chàng ra về khi trăng đang lặn trên bầu trời. “Ánh trăng chiếu vào màu đỏ thắm của chiếc áo tình nhân và chính mặt trăng cũng có vẻ đang khóc” [69,293]. Ánh trăng khi tròn khi khuyết, ánh trăng mùa thu hay mùa đông, xuất hiện lúc vui hay lúc buồn đều rất đẹp và biểu cảm. Dƣờng nhƣ ánh trăng chiếu khắp góc khuất của tâm trạng và chính nó cũng bị khúc xạ bởi cảm xúc. Vậy nên, ánh trăng đang khóc hộ cho Genji trƣớc ngày ra đi mà chƣa hẹn ngày tái ngộ, biết đâu là nẻo đƣờng đời ở tƣơng lai. Sóng nƣớc trùng dƣơng bao la còn thế giới mai sau có vẻ mù mịt sƣơng khói và bất ổn. Chính vì thế, Genji đến thăm mộ cha trong khung cảnh tĩnh mịch và hoang vu. Sƣơng dƣờng nhƣ trĩu nặng khiến không gian chùng xuống, “tụ lại dƣới bƣớc chân”, “vƣờn cây tối sầm và khủng khiếp” [12,296]. Một cảm giác cô liêu đến ghê rợn khiến con ngƣời không khỏi bàng hoàng trƣớc khi phải lìa xa nơi phồn hoa để đến một xứ sở chƣa bao giờ chàng bƣớc chân tới có thể là còn kinh khủng hơn những gì ở hiện tại.
Genji không quên chia tay các tình nhân của mình, nhất là đối với Murasaki. Chàng dành cho nàng một ngày thật êm ả. Thiên nhiên trong giây phút đó thật “buồn bã, xa lạ… điêu tàn đổ nát, chỉ còn là một vƣờn cây thông đánh dầu nơi đó đã đƣợc xây dựng hồi xƣa”. Cảnh vật hoang sơ dƣờng nhƣ nín lặng trong nỗi suy tƣ của con ngƣời khiến ngày nhƣ dài thêm và gió cũng không muốn khuấy động không gian. Cảnh vật và lòng ngƣời buông xuôi theo thời gian, trôi qua hờ hững. Genji lúc này nhƣ sống trong ảo ảnh của hiện tại. Khi chàng từ biệt mọi ngƣời thì ánh trăng dịu dàng, buồn bã và có vẻ cũng đang khóc. Ở nơi lƣu đày, mùa thu im lặng và hiu quạnh. “Sóng vỗ bờ nhƣ lời than của nỗi lòng ao ƣớc bất lực. Gió vi vu nhƣ kẻ đƣa thƣ cẩu những ai đang buồn đau” [68,305]. Những ngọn gió ở đảo khéo nói hộ lòng ngƣời, chuyển tải nỗi đau niềm nhớ khiến con ngƣời muốn trốn chạy khỏi chính
mình. Ngay cả khi chìm vào giấc mơ, Genji lại thấy “những đám mây vạch những đƣờng buồn bã ngang bầu trời” [68,32]. Đám mây nhƣ cắt ngang miền tâm trạng, ôm lấy không gian mênh mông, sầu thảm. Hình ảnh nỗi buồn giăng mắc qua không gian thật độc đáo. Thiên nhiên tồn tại minh chứng, biểu trƣng cho những mảnh vỡ của tâm trạng con ngƣời. Vậy nên, trƣớc sự đổi thay của cuộc đời và lòng ngƣời thì thiên nhiên cũng trở nên thay đổi. Nhƣ ngƣời họa sĩ tài tình, nhà văn Murasaki đã vẽ bức tranh qua vài nét chấm phá đã phản ánh rõ nét những xúc cảm của ngƣời đi và kẻ ở qua việc miêu tả hình ảnh thiên nhiên.
Nhìn chung, những cuộc chia ly tình yêu tạm thời trong Truyện Genji thƣờng mang lại xúc cảm buồn lãng mạn, không quá uất hận và đớn đau. Trong mối quan hệ với mỹ cảm aware, xúc cảm thẩm mỹ thể hiện ở chính những rung động ở hiện tại và nhấn mạnh những dự cảm ở tƣơng tai. Thiên nhiên trong thời điểm hiện tại vần vũ bởi buồn thƣơng, đẹp diễm lệ và mềm mại đến sƣớt mƣớt. Thời gian hiện tại nhƣ đang vụt qua và thời gian của tƣơng lai đang đến gần khiến con ngƣời cảm thấy lo lắng liệu có còn gặp lại. Vậy nên, những ƣớc vọng con ngƣời nhƣ gửi vào thiên nhiên dõi theo ngƣời tiễn biệt.
Sự chia ly không hẹn ngày về nhƣng cả ngƣời đi và kẻ ở vẫn hi vọng một ngày tƣơng lai sẽ đƣợc sum vầy dù có sự bất ổn trong lòng. Còn sự đoạn tuyệt với cuộc đời của các cô gái thì thật khó để trải qua. Thiên nhiên trƣớc thời khắc chia lìa cuộc đời trần thế khiến của con ngƣời cũng vần vũ và quặn đau. Thời khắc Kiritsubo (mẹ Genji) mất, nhà văn đã miêu tả thiên nhiên tồn tại trong thế cô tịch, cảnh vật chìm trong bóng tối, quạnh hiu, hãi hùng gào thét, chỉ có ánh trăng là biết xoay xở để luồn qua lá cành chằng chịt, xuống phía trên đồi và tiếng nỉ non của côn trùng trong cỏ mùa thu tƣởng chừng cũng mang lại nƣớc mắt. Thiên nhiên mùa thu độc nhất âm thanh côn trùng rên rỉ nhƣ cùng khóc than, còn sƣơng rơi nhƣ dòng nƣớc mắt tuôn chảy từ bầu trời đêm thanh vắng. Sự mất mát, đau xót và nỗi buồn thƣơng da diết thấm đẫm vào cảnh vật:
Lệ mờ trăng, mờ cả hoàng cung.
Giữa lau sậy, căn nhà kia cũng mờ đi trong lệ [68,35]
trăng” và “nhà kia cũng mờ đi trong lệ” và cứ thế tuôn chảy mãi không thôi nhƣ những giọt lệ tràn. Thiên nhiên dẫu có bao la và mênh mông cũng bị bao phủ bởi tâm trạng của con ngƣời. Sự xót thƣơng của nhà vua trƣớc cái chết của quý phi khiến tất cả cảnh vật đều rơi nƣớc mắt. Tình yêu của vua cha dành cho nàng thắm thiết và ân tình.
Hầu hết những ngƣời phụ nữ bên cạnh Genji ra đi khi tuổi đời còn trẻ, khi tình yêu đang nồng nàn và trái tim đang đập tràn đầy sức sống. Hụt hẫng, ngỡ ngàng và tiếc nuối là cảm xúc của chàng khi nàng hoa phấn chết lúc quá nửa đêm. Cảnh vật cũng lên cơn cuồng nộ, không khí rợn ngợp, âm thanh nhƣ những tiếng ma hời, kinh sợ bởi tiếng kêu lạ lùng, trống rỗng của một con chim đêm vọng lại, gió dƣờng nhƣ thổi mạnh hơn, gào rú sầu thảm trên các rặng thông. Cảnh vật ấy cùng với cái xác không hồn nằm kia không một lời giải thích đã tạo nên cảnh tƣợng kinh hoàng khiến Genji hoảng loạn tột cùng, chàng òa khóc nức nở không thôi. Khi Aoi (vợ Genji) mất thì “mảnh trăng hạ tuần tháng tám treo trên bầu trời thƣờng xui nên những ẩn nghĩ rầu rĩ-Buổi bình minh của một ngày thu muộn, khi mà chính tiếng gió có vẻ nhƣ luồn vào thấu xƣơng, chàng thức dậy sau một đêm trằn trọc trong nỗi cô đơn, chàng ngồi lên nhìn ra khu vƣờn mịt mù sƣơng phủ” [68,230]. Sƣơng mang đến một cảm giác mịt mùng khó tả, cái lạnh tê tái của một ngày thu muộn, chớm đông, sự cô quạnh, khoét sâu thêm nỗi buồn chia ly trong thời khắc mùa tàn. Cảnh vật nhƣ câm lặng, chết cóng dƣới sƣơng giá, gió thổi mạnh cùng với mƣa thu tầm tã muốn ganh đua với nƣớc mắt của con ngƣời. Sự ra đi của Aoi đã đau buồn, năm sau vua cha mất càng làm cho Genji trở nên suy sụp. Nhà vua băng hà cũng khiến cả hoàng cung chìm trong cảnh bi thƣơng. Gió lại nổi cơn cuồng phong, mƣa tuyết nhƣ hiểu lòng ngƣời lại rơi bất chợt. Tất cả bị cuốn đi nhanh chóng trong cảnh trời ngƣời tang thƣơng. Những gì còn lại ở đời thật bấp bênh và tạm bợ.
Dƣới ánh trăng hạ tuần ở đảo Suma, với mùi thơm hoa cam thoang thoảng bay, chàng nghĩ đến ngƣời tình vƣờn cam với biết bao niềm mong nhớ. Hình ảnh hoa cam và mùi thơm của nó là đặc trƣng cho số phận ngƣời con gái trong khu vƣờn ngày xƣa chàng băng lối đi tìm, nàng Murasaki xinh đẹp. Cũng là mùa thu
nhƣng sự ra đi của Fujitsubo làm cho Genji không thể quên. “Mƣa mùa thu rơi lâm thâm. Các luống hoa gần hiên ngả màu sắc lộn xộn đƣợc mƣa làm dịu đi và lần lƣợt gợi về trong tâm trí Genji những hoài niệm của quá khứ khiến mắt chàng mờ lệ… Chàng nói với nàng chỉ qua một bức mành” [68,345]. Hoa của ngày xƣa và hoa của bây giờ có khác gì đâu nhƣng đời ngƣời đã sang trang. Cảnh đấy còn ngƣời đâu nỗi sầu khôn tả. Nàng nhƣ bông hoa mùa thu nở muộn chóng tàn phai bởi cơn gió thu.
Không chỉ có mùa thu mới tan tác và chia lìa, mà mùa xuân cũng rơi rụng và tàn úa. Fujitsubo mất làm cho những màu sắc của mùa xuân muộn nhƣờng chỗ cho màu xám và đen kịt. Cây cối trên đỉnh núi đứng sừng sững nhuốm ánh nắng ban chiều. Phía dƣới, những dải mây kéo lê thê, màu xám đục nên cảnh vật không còn ánh sáng và sức sống của mùa xuân. Không gian trở nên u tối còn thời gian nhƣ ngƣng đọng lại, kéo dài lê thê của phút giây tang thƣơng. Cảnh vật bị nhuốm nỗi u sầu đến mức biến đổi cả thần thái của một mùa xuân muộn. Đối với các cô gái, dƣờng nhƣ cái chết là lối thoát duy nhất và họ cảm thấy an bài với cách ra đi nhƣ thế.
Trong mùa xuân, vạn vật sinh sôi và sum họp, không khí thật rộn rã vui tƣơi. Nhƣng xuân của kỉ niệm lại về khiến lòng ngƣời thêm nôn nao. Bởi lẽ bây giờ họ đang hội ngộ trong sắc xuân nhƣng không còn hƣơng nồng của một thời nông nổi. Oborozukiyo và Genji gặp nhau để hàn huyên sau bao ngày tháng xa cách. Họ ngồi bên nhau cho đến khi trời sáng dần. “Tiếng chim hót vang lên trong ánh bình minh, trong bầu trời trong vắt. Hoa anh đào vẫn nở rộ. Nhìn những lùm cây cành lá xanh tƣơi mờ mờ trong sƣơng sớm, ông chợt nhớ rằng mối tình xa xƣa của hai ngƣời trong “bữa tiệc bên vƣờn hoa đậu tía” cũng nảy nở vào mùa này” [69,512]. Khi năm mới bắt đầu, cây anh đào lác đác nở hoa, không khí mùa xuân ấm dịu xua tan những ngày đông lạnh giá thì chàng lại nhớ về ngƣời tình bé nhỏ của mình Murasaki - bông hoa anh đào rực rỡ. Genji thấy cảnh vật trong vƣờn vẫn không thay đổi cho dù mùa thì đã sang. Ông không quên nỗi sầu thảm trong lòng, luôn tự dằn vặt và muốn từ bỏ thế giới này, đến một nơi thật xa không còn tiếng chim ca. Với nỗi buồn không sao xua tan đƣợc, Genji nói: “Không có phụ nữ thì hoa cũng không còn đẹp với ta nữa” [69,98].
Nếu mùa xuân của đất trời rộn rã, gợi về bao kỉ niệm buồn man mác thì mùa xuân của lòng ngƣời thật úa tàn, tan tác chi phối cả không gian xuân và sắc xuân. Không còn sự dịu ngọt của chúa xuân mang lại mà chỉ còn nỗi buồn gặm nhấm. Đó là tâm trạng của Yugiri khi chứng kiến cảnh Kashiwagi mất để lại đứa con riêng với công chúa Ba. Mùa xuân lại trở về với ngôi làng bên núi. Ukifune nhìn thấy cây hồng mận nở hoa bên mái hiên, màu sắc và hƣơng thơm lại giống nhƣ hôm nào. Thiên nhiên gợi về biết bao cảm xúc thầm kín. Cô lại nhớ đến Niou ngày xƣa và viết vội một bài thơ rồi cài vào đó một cành non cây hồng mận. Quyết định quên đi cuộc đời này nhƣng làm sao quên đƣợc khi mọi vật nhƣ buổi ban đầu… Cảnh vật nhƣ mở cánh cửa lòng rồi khép lại trong nỗi nhớ thƣơng mênh mông. Mùa xuân dù cho thiên nhiên tụ họp vui vầy nhƣng cũng không thể nào xóa đi đƣợc dấu chân của thời gian và kỉ niệm, vậy nên thiên nhiên trong niềm hoài cổ càng đối lập với thiên