Ảnh hƣởng của văn hóa xã hội Nhật Bản đối với sự hình thành aware

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Mỹ cảm Aware trong văn học Nhật Bản qua tiểu thuyết Truyện Genji của Murasaki Shikibu và Ngàn cánh hạc của Kawabata Yasunari (Trang 44 - 65)

CHƢƠNG 2 CƠ SỞ HÌNH THÀNH MỸ CẢM AWARE

2.1 Ảnh hƣởng của văn hóa xã hội Nhật Bản đối với sự hình thành aware

2.1.1 Tƣ tƣởng phƣơng Đông và quan niệm thẩm mỹ ngƣời Nhật

Trước hết, có thể thấy quan niệm thẩm mỹ của ngƣời Nhật chịu ảnh hƣởng của triết học và quan niệm thẩm mỹ phƣơng Đông. Tƣ tƣởng phƣơng Đông có xuất phát từ nền văn minh nông nghiệp, đối tƣợng hƣớng đến là tâm linh con ngƣời, đề cao cái siêu thức, trạng thái tâm linh vƣợt qua rào cản ngôn ngữ và tính hệ thống, lôgíc. Chính vì thế, cách diễn đạt tƣ tƣởng thƣờng mơ hồ, theo lối ẩn dụ, hình ảnh mang tính biểu tƣợng và biểu đạt ý nghĩa chú trọng đến cái tuyệt đối. Cũng vào thời kỳ này, mỹ học là một bộ phận của triết học hay còn gọi triết-mỹ bất phân. Triết học phƣơng Đông đặt trọng tâm vào việc giải thích mối quan hệ giữa ngƣời với ngƣời và đời sống tâm linh của họ, ít quan tâm về mối quan hệ xã hội của con ngƣời. Vậy nên, khuynh hƣớng chung của nó là hƣớng nội, từ nhân sinh quan để giải thích thế giới quan… Về cơ bản, thế giới quan bao trùm của triết học phƣơng Đông là duy tâm, biện chứng và siêu hình dù vẫn có các yếu tố duy vật.

Bên cạnh đó, các nhà mỹ học trên thế giới đều cho rằng mỹ học là khoa học nghiên cứu tính thẩm mỹ trong thiên nhiên và xã hô ̣i . Trong đó, cái đẹp là phạm trù mỹ học cơ bản và trung tâm của mỹ học. Cái đẹp thể hiện ở ba đặc điểm: cái đẹp làm nên khoái cảm tinh thần; cái đẹp liên quan chặt chẽ trực tiếp hoặc gián tiếp đến cái có ích nhƣng nó không đồng nhất với cái có ích; cái đẹp phải dựa trên cái thật và cái tốt. Mỹ học phƣơng Đông cũng xem cái đẹp là phạm trù trung tâm của hệ thống

mỹ học. Theo tác giả Đỗ Văn Khang, “Cái đẹp là phạm trù cơ bản và trung tâm của mỹ học dùng để chỉ thực tại khách quan. Thực tại này chỉ chúng ta biết đƣợc nhờ hệ thống cảm nhận phổ biến có tính xã hội sâu sắc. Dƣới ánh sáng của lý tƣởng chân chính, hệ thống cảm nhận phản ánh lại thực tại cái đẹp. Đặc trƣng ngôn ngữ của sự phản ánh đó là nghệ thuật. Cái đẹp bắt nguồn từ cái chân thật, và cái tốt: nó tỏa chiếu bằng những xung đột có sức hút, giúp cho con ngƣời định hƣớng đời sống theo luật hoàn thiện, hoàn mỹ. Tác động của cái đẹp là một tác động có tính thanh cao, hài hòa biện chứng, ở tự thân bên trong tâm hồn con ngƣời, bên trong xã hội loài ngƣời” [31,52]. Nhƣ vậy, cái đẹp là một phạm trù cơ bản nhất của mỹ học nói chung, đƣợc dùng để khái quát những giá trị xã hội tích cực của những sự vật, hiện tƣợng trong đời sống (tự nhiên và xã hội). Cái đẹp đƣợc khái quát hóa bằng hình thức cụ thể cảm tính, đƣợc con ngƣời xã hội cảm thụ bằng giác quan, chắt lọc tƣ tƣởng tình cảm qua các thuật ngữ biểu hiện xúc cảm gợi nên cái đẹp. Thời cổ đại, các nhà mỹ học Trung Hoa bàn về vấn đề mỹ học xem cái đẹp là bản tính tự nhiên của hiện thực khách quan. Đối với nghệ thuật nói chung và văn chƣơng nói riêng là cái đẹp do con ngƣời sáng tạo ra nên là tinh hoa của vẻ đẹp chắt lọc từ con ngƣời. Từ đó có thể thấy, vẻ đẹp con ngƣời là trọng tâm đƣợc hƣớng tới của nghệ thuật. Trong đó, tác phẩm văn học vừa phản ánh đời sống thẩm mỹ của con ngƣời đồng tác động đến đời sống tinh thần và nhận thức đời sống của con ngƣời đối với thế giới. Vậy nên, tác phẩm văn học là hoạt động nghệ thuật phản ánh tập trung nhất của một nền văn hóa trong đó con ngƣời làm trung tâm.

Dù quan niệm thẩm mỹ ngƣời Nhật chịu ảnh hƣởng đặc trƣng từ nền văn minh Trung Hoa cổ đại nhƣng họ trải qua quá trình bản địa hóa từ rất sớm sau đó. Trong quá trình tiếp nhận, họ có sự dung hòa giữa tôn giáo ngoại lai với tôn giáo bản địa và tín ngƣỡng đời sống cƣ dân hải đảo để làm nên những giá trị văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Thực tế lịch sử cho thấy, Phật giáo và tƣ tƣởng Nho giáo đƣợc truyền vào nƣớc Nhật và nở rộ trong thời gian dài. Sau khi có sự giao thoa với Thần đạo, Phật giáo có sự biến đổi đáng kể và có sự ảnh hƣởng đến thế giới quan và nhân sinh quan của ngƣời Nhật trong đó có quan niệm thẩm mỹ. Bên cạnh đó, đặc trƣng của ngƣời Nhật là có đời sống hƣớng nội, dễ rung động trƣớc vẻ đẹp tự nhiên.

Từ xa xƣa, họ đã có tín ngƣỡng tôn thờ cái đẹp và xem cái đẹp là tiêu chí để đánh giá đạo đức của con ngƣời. Trong đời sống nghệ thuật, ngƣời Nhật thể hiện khả năng thẩm mỹ tinh tế, tƣ duy mỹ thuật độc đáo và tuyệt đối hóa cái đẹp.

Thứ hai, cho dù chịu ảnh hƣởng của vẻ đẹp phƣơng Đông, quan niệm về cái đẹp của ngƣời Nhật có đặc điểm độc đáo riêng biệt. Họ đánh giá cái đẹp không chỉ ở đối tƣợng thẩm mỹ mà còn ở chủ thể thẩm mỹ (ngƣời đồng sáng tạo ra cái đẹp) và trong mối quan hệ tƣơng tác qua lại đó. Điều này có thể thấy rõ từ hoàn cảnh sống của cƣ dân một quốc đảo nằm gọn giữa biển đông. Hơn thế, các điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý nƣớc Nhật nằm tách biệt với các quốc gia trên thế giới, nơi có đất đai cằn cỗi, khí hậu khắc nghiệt và thiên tai diễn ra thƣờng xuyên. Tuy thế, ngƣời dân luôn vƣợt lên những hoàn cảnh và truy cầu hạnh phúc, hƣớng tới vẻ đẹp bản thể trong sự sắp đặt. Muôn vạn nẻo đƣờng từ Hokkaido đến Kyusyu ở đâu cũng có hoa bốn mùa khoe sắc. Điều đặc biệt là cảnh quan trong những mảnh vƣờn nhỏ bé của ngƣời Nhật luôn đƣợc bố trí tinh tế và đƣợc chăm sóc tỉ mỉ. Cả thế giới đƣợc thu nhỏ thành tiểu vũ trụ với đất, nƣớc, trời, mây đều có ở khu vƣờn cảnh Bonsai của Nhật Bản. Vẻ đẹp gợi cảm xúc từ cái nhìn đầu tiên, mang tầm vũ trụ, trong thế giới đầy suy nghiệm về triết lý nhân sinh. Vẻ đẹp của sự vật không hùng vĩ, uy nghi mà thanh nhã, giản đơn, cuốn hút và khơi gợi cảm xúc. Đó cũng chính là vẻ đẹp đặc trƣng và cũng là sở trƣờng sáng tạo của ngƣời Nhật khi nắm bắt thần thái của sự vật nhằm làm tôn thêm vẻ đẹp đó một cách tự nhiên nhất.

Không chỉ sáng tạo nên vẻ đẹp, ngƣời Nhật thể hiện sự ngƣỡng mộ cái đẹp đến mức lý tƣởng hóa. Trƣớc vẻ đẹp bí ẩn, thiêng liêng và đầy uy lực, con ngƣời vừa sợ hãi vừa muốn dung hòa. “Đối với thiên nhiên, ngƣời Nhật đứng trƣớc mối quan hệ nhiều chiều: vừa bình đẳng, gần gũi trong sự giao cảm thuần phác, vừa xa lạ, huyền bí trong niềm thành kính thiêng liêng pha lẫn nỗi hãi hùng trần tục. Cách ứng xử chủ đạo của ngƣời Nhật đối với thiên nhiên là cố gắng thích ứng, truy cầu những lợi ích của nó để phục vụ cho mình, không phá vỡ hệ sinh thái, bảo vệ môi trƣờng” [31,112]. Từ sự trân trọng và bình đẳng với thiên nhiên, ngƣời Nhật luôn có ý thức bảo vệ vẻ đẹp của sự hòa hợp tự nhiên đó. “Vẻ đẹp thiên nhiên là sự hiện thân của cái đẹp trong cuộc đời và cái đẹp trong tâm hồn con ngƣời. Đó chính là cái

nền tƣ tƣởng tạo nên sự gắn kết, hòa hợp giữa nội tâm và ngoại giới, từ đó mà hình thành mối tƣơng giao, tƣơng hợp giữa con ngƣời với thiên nhiên” [23,41]. Nhƣ vậy, cái đẹp không chỉ có ở vẻ đẹp tự nhiên vốn có, mà còn ở tâm hồn biết cảm thụ cái đẹp. Trong nghệ thuật, thiên nhiên cũng là đối tƣợng biểu trƣng vẻ đẹp nguyên sơ và thuần khiết, cao siêu và cũng rất gần gũi với con ngƣời.

Theo quan niệm của ngƣời Nhật, vẻ đẹp thể hiện trong sự hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, giữa sự tồn tại và không tồn tại. Thực tế là, từ những bất ổn của ngoại giới, ngƣời Nhật luôn tạo tâm thế ứng xử với tự nhiên và con ngƣời độc đáo. Họ quan niệm mọi vật hợp rồi tan, còn và mất. Vẻ đẹp có thể tồn tại mãi trong lòng ngƣời nhƣng hình hài của nó sớm tàn phai theo thời gian. Trƣớc sự chia lìa đó, con ngƣời luôn tiếc nuối, luyến thƣơng và nhƣ muốn níu kéo khoảnh khắc hiện tại. Cũng vì thế, tâm thế của họ luôn sẵn sàng chấp nhận quy luật tự nhiên đó và bình tâm, tự tại, sống hết mình với thời điểm hiện tại. Từ thực tế ứng xử thƣờng ngày cho thấy, ngƣời Nhật luôn sống theo nguyên tắc của mối quan hệ dung hòa những giá trị văn hóa và các mối quan hệ xã hội ràng buộc khác. Cho nên, một dân tộc dù bị ảnh hƣởng mạnh mẽ văn hóa bên ngoài từ rất sớm nhƣng nền văn hóa Nhật Bản vẫn giữ đƣợc mối liên hệ cơ bản với cội nguồn văn hóa truyền thống ngàn đời.

Nhƣ vậy, từ thời cổ đại, ngƣời Nhật cũng xem phạm trù cái đẹp là trung tâm của nghệ thuật. Quan niệm thẩm mỹ của ngƣời Nhật Bản đã có sự gặp gỡ với vẻ đẹp phƣơng Đông (tƣ tƣởng Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo) trong sự hài hòa, tự nhiên và chú trọng vẻ đẹp tâm thiện của mối quan hệ nhân nghĩa giữa con ngƣời với con ngƣời. Tuy thế, quan niệm thẩm mỹ của ngƣời Nhật có sự khác biệt rõ nét. Không có vẻ đẹp mang tính phồn thực và thần linh hóa nhƣ ngƣời Ấn và vẻ đẹp quá toàn vẹn của ngƣời Trung Hoa (đẹp từ bên trong lẫn bên ngoài), ngƣời Nhật có xu hƣớng tuyệt đối hóa cái đẹp đến mức duy mỹ và coi trọng cảm xúc thẩm mỹ hơn là đối tƣợng thẩm mỹ. Do đó, vẻ đẹp thƣờng đƣợc phản ánh qua các đặc điểm mang tính tƣợng trƣng cao. Vẻ đẹp không tròn đầy mà khuyết thiếu gắn với sự hân hoan lẫn nỗi buồn phảng phất. Ngƣời Nhật cũng coi trọng vẻ đẹp bản năng của con ngƣời nhƣ là biểu hiện vẻ đẹp cuộc sống. Nó gợi cảm xúc và khoái cảm thẩm mỹ chứ

không gợi dục vọng. Họ đề cao cái đẹp linh thiêng nhƣng không thần thánh hóa đến mức thần bí. Vẻ đẹp trong sự giản đơn của Thần đạo gợi nên sự tự nhiên và chân thành hơn là hùng vĩ và cao sang chói lọi. Ngƣời Nhật hƣớng đến những giá trị của sự tồn tại cái đẹp, đặt cái đẹp trong sự chuyển động hay còn gọi là vẻ đẹp nhất thời mang đậm dấu ấn Phật giáo về cõi vô thƣờng. Nhƣ vậy, việc nghiên cứu cái đẹp Nhật Bản là quá trình làm rõ quan hệ ứng xử thẩm mỹ và nhân sinh quan cũng nhƣ thế giới quan của con ngƣời trƣớc cuộc đời đang đổi thay. Do đó, quan niệm về cái đẹp của ngƣời Nhật là kết tinh các giá trị văn hóa của dân tộc Nhật Bản, đặc biệt là đời sống tâm hồn của họ.

2.1.2 Xã hội Nhật Bản thời kỳ Nara và Heian

Những biến đổi của xã hội đã có ảnh hƣởng lớn đến quá trình phát triển văn hóa Nhật từ thời Nara đến Heian. Trong thời kỳ Nara (710-784) đất nƣớc chịu ảnh hƣởng mạnh mẽ nhất của văn hóa Trung Hoa trên nhiều lĩnh vực nhƣ kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội. Phật giáo du nhập vào đời sống ngƣời Nhật, trở thành quốc giáo và đóng vai trò quan trọng trong hoạt động chính trị Nhật Bản. Sự lan tỏa quá mạnh mẽ của tôn giáo khiến nhiều chùa chiền đƣợc xây dựng xung quanh hoàng cung để thuận lợi cho thực hành tôn giáo. Bên cạnh đó, triết lí Phật giáo đƣợc vận dụng vào trong chính sách quản lí nhà nƣớc. Các nhà sƣ ngày càng can dự sâu vào việc điều hành chính quyền của nhà vua. Vậy nên, quyền lực của tôn giáo trong tay các nhà sƣ nhanh chóng tạo nên những bất ổn và trở ngại lớn trong hoạt động chính trị và kinh tế của đất nƣớc. Đây là một trong những nhân tố quan trọng nhất khiến vua trị vì quyết định dời đô đến vùng đất mới Yamato và mở ra một giai đoạn mới của nền văn hóa thời kỳ Heian. Nhƣ vậy, những chuyển đổi bên trong của chính quyền Heian bắt nguồn từ những nảy sinh trong xã hội thời kỳ Nara đặc biệt là nhân tố Phật giáo.

Thời kỳ Heian (794-1185) đƣợc bắt đầu sau khi Thiên hoàng Kammu lên ngôi (năm 781) và quyết định dời kinh (năm 794) nhằm tránh khỏi những căng thẳng của thế lực Phật giáo. Xã hội Nhật đã bƣớc sang một giai đoạn mới kéo dài khoảng 400 năm sau đó. Nhật Hoàng đã thay đổi chính sách của đất nƣớc trên mọi lĩnh vực và dần tách hẳn mối quan hệ với Trung Hoa. Do đó, giai đoạn này đƣợc

xem là thời kỳ kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển tách hẳn các mối quan hệ với bên ngoài trong đó có Trung Hoa. Trong lĩnh vực văn hóa, chính quyền Nhật hoàng chủ trƣởng phát triển văn hóa bản địa và đƣợc xem là giai đoạn văn hóa “thuần Nhật”. Trong ngôn ngữ, văn học và nghệ thuật, ngƣời Nhật đã có những sáng tạo riêng nhƣ chữ chữ mềm Hiragana để viết lại âm Hán. Năng lực cảm thụ nghệ thuật tinh tế của ngƣời Nhật thể hiện qua thành tựu của hội họa, thƣ pháp và văn học… tập trung vào tầng lớp thị dân đồng thời là nghệ sỹ cùng thời.

Trong thời kỳ này, Phật giáo đƣợc mở rộng phạm vi ảnh hƣởng, không chỉ đối với tầng lớp thị dân mà còn đóng vai trò quan trọng trong đời sống của mọi tầng lớp nhân dân. Các quan niệm về luân lý đặc biệt ảnh hƣởng mạnh mẽ đến đời sống tinh thần của những ngƣời phụ nữ trong cung những ngƣời làm nên phong trào văn học nữ Heian. Tác phẩm tiêu biểu của thời kỳ này của nữ sĩ Murasaki Shikibu là

Truyện Genji đã “… nói lên trí tƣởng tƣợng phong phú, bề dày kinh nghiệm và vốn sống, tình cảm sâu sắc của tác giả khi nghiên cứu cuộc sống ở triều đình” [66,263]. Tác phẩm còn thể hiện những rung động chân thành, tinh tế và lãng mạn của đời sống tinh thần ngƣời Nhật. Nhận xét về đặc tính ngƣời Nhật thời kỳ này, nhà nghiên cứu lịch sử G. Sansom cho rằng tính khổ hạnh, giản dị và thuần khiết là bản chất của ngƣời Heian. Ngoài ra, nhà nghiên cứu Hữu Ngọc cho rằng: “Cuộc sống cung đình thanh lịch, êm đềm trôi trong cầm kì thi họa và thú vui, mang cái duyên dáng đôi khi ủy mị nữ tính. Nhƣng do ảnh hƣởng của đạo Phật, xã hội quý tộc hƣởng lạc và duy mỹ ấy vẫn đƣợm một nỗi buồn ngao ngán về kiếp phù du ở trần thế” [62,6]. Nhƣ vậy, trong giai đoạn phát triển hòa bình và thịnh vƣợng, văn hóa bản địa có môi trƣờng mới để hoàn thiện và phát triển hơn trƣớc.

Cho đến cuối thời kỳ Heian, dòng họ nhiếp chính Fujiwara có nhiều hành động nhằm bành trƣớng thế lực khắp nơi. Dựa vào vị thế Thiên hoàng, các nhánh của dòng họ này đẩy mạnh những cải cách để củng cố vị trí xã hội. Giới quý tộc thời kỳ này rất giàu có, xa hoa và hƣởng lạc. Các công trình văn hóa đƣợc xây dựng rất nhiều phục vụ cho tín ngƣỡng và sự phát triển của đô thị. Bên cạnh đó, dòng họ hoàng gia có tranh giành quyền lực lẫn nhau và xảy ra những biến cố về chính trị. Xã hội xuất hiện những chiến loạn và bắt đầu thời kỳ suy vong của vƣơng triều tại

vị. Tầng lớp võ sĩ có vai trò mới dần thay thế vị trí lãnh đạo thực quyền của xã hội đánh dấu kết thúc giai đoạn lịch sử Heian. Nƣớc Nhật bƣớc vào một thời kỳ mới với nhiều biến cố, thời kỳ Kamakura.

Từ những thay đổi của xã hội đã ảnh hƣởng đến sự hình thành quan niệm thẩm mỹ của ngƣời Nhật. Chính sách phát huy tự cƣờng dân tộc đã tác động đến sự hình thành nền văn hóa bản địa. Vậy nên, dòng chảy tôn giáo, tín ngƣỡng và văn học truyền thống có mối quan hệ tác động qua lại đã định hình quan niệm thẩm mỹ ngƣời Nhật, thể hiện trong nghệ thuật quan các quan niệm thẩm mỹ đặc trƣng nhƣ

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Mỹ cảm Aware trong văn học Nhật Bản qua tiểu thuyết Truyện Genji của Murasaki Shikibu và Ngàn cánh hạc của Kawabata Yasunari (Trang 44 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)