Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.3. Khuynh hướng dịch chuyển tiểu thuyết tự truyện sang tiểu thuyết tâm lý
2.3.2. Đặc điểm khuynh hướng dịch chuyển tiểu thuyết tự truyện sang tiểu
tâm lý
2.3.2.1. Nhân vật kể chuyện đồng thời là tác giả
Tiểu thuyết tự truyện trên con đường vận động chuyển sang tiểu thuyết tâm lý bao giờ nhân vật chính cùng gần gũi thậm chí song trùng với bóng hình tác giả. Nguyên Hồng, Nguyễn Tuân, Lan Khai, Vũ Bằng, Tô Hoài, Nam Cao... viết tiểu thuyết đều có mục đích khám phá những diễn biến tâm lý còn ẩn sâu trong tâm hồn nhân vật. Đó cũng là nguyên nhân giải thích vì sao phần nhiều các tự truyện trong quá trình dịch chuyển sang tiểu thuyết tâm lý đã thúc đẩy sự phát triển tiểu thuyết theo khuynh hướng văn học lãng mạn. Điều này dễ nhận thấy trong tác phẩm của các nhà văn như Nguyễn Tuân, Lưu Trọng Lư, Lan Khai... Với những sáng tác theo khuynh hướng văn học hiện thực cũng thế, tác phẩm luôn chất chứa nỗi niềm tâm sự, u uẩn, dằn vặt khôn nguôi. Cái thống khổ của cuộc đời, sự chèn ép của chế độ nửa thực dân phong kiến, cái lầm lạc mà đời một văn nghệ sĩ vướng vào có khi chỉ là cái cớ để người viết bày tỏ suy tư, chiêm nghiệm của chính mình. Ta bắt gặp điều đó trong tác phẩm của Nguyên Hồng, Vũ Bằng, Tô Hoài, Nam Cao... Ở hình tượng nhân vật song trùng với hình tượng tác giả, người kể câu chuyện về cuộc đời mình sử dụng hoặc bằng giọng trực tiếp hoặc bằng giọng nửa trực tiếp.
Thật không khó nhận ra trong tiểu thuyết Mực mài nước mắt, hình tượng nhân vật Khải lại chính là bóng hình của nhà văn Lan Khai. Nỗi khốn khó của lớp văn thi sĩ tiền chiến được Lan Khai giãi bày cả trong tác phẩm, từ cái tên văn sĩ Khải - Lan Khai cho đến người vợ hiền thảo, những đứa con thơ, ông cụ thân sinh là một nhà Nho làm nghề bốc thuốc mấy đời ở tỉnh Tuyên Quang cho đến chuyến xe chuyển nhà về quê đón Tết và ở lại vùng quê xa xôi ấy và tạm chôn đi giấc mộng
văn chương. Lan Khai như rút ruột mình mà đưa vào Mực mài nước mắt những lời
khắc khoải đắng cay: “Chỉ còn độc một kế là viết cho xong quyển tiểu thuyết này. Khải cầm lấy bút. Trời, suốt đời chàng, Khải có lẽ không mong gì còn có lúc thóat ly được cái khổ đánh đĩ ngòi bút chăng? Nếu vậy thì đổi quách nghề như Kim đã nói” [151; tr.782 - 783]. Lúc nào Khải cũng sống trong hoảng hốt, lo sợ, phải gồng mình lên để tránh nợ, để tự hỏi làm cách nào để kiếm ra tiền. Nhưng câu hỏi ấy chưa lúc nào chàng có thể trả lời một cách thoả đáng. Cho đến tận ngày chàng phải thu xếp cùng vợ con về quê, bỏ lại Hà thành, bỏ lại giấc mộng văn chương, chàng vẫn không thôi trăn trở, khổ đau về việc này.
Trong Quê hương, người đọc có thể nhận ra nhân vật Bạch khá gần gũi với
lối sống và thú “xê dịch” của chính tác giả Nguyễn Tuân. Cuộc đời Bạch gắn với những chuyến đi. Chiếc va li bằng da thuộc có dán nhãn của đủ mọi khách sạn,
những nơi mà Bạch đã đi qua được chàng vô cùng nâng niu, quý trọng. Thiếu quê
tả có khi chỉ là cái cớ để nhân vật bộc lộ tâm sự. Khi phát hiện ra Dung, người vợ mới cưới, đã đem kỳ cọ sạch những nhãn dán trên chiếc va li thì:
“Bạch đứng trước cái va li buồn thiu có hàng nửa giờ đồng hồ, mồ hôi toát ra đầm đìa, dáng điệu bơ phờ thương xót như một người quyến luyến với một cố nhân già đang thở hắt mãi ra để mà về trời, mỗi phút qua là làm giá lạnh một đoạn mình mảy tái xám thêm lại. Bạch cứ thế mà điếng cả người cho đến suốt ngày hôm sau, không ăn được, không ngủ được” [233; tr.917]
Ở một tiểu thuyết khác, Nam Cao đã đưa người đọc đến với cuộc đời của một anh giáo khổ trường tư luôn phải dằn vặt, sám hối để cố gắng sống tốt hơn giữa cuộc đời toàn những toan tính, lọc lừa, vô cảm vùi mãi con người ta xuống vũng bùn. Chính Thứ từng thừa nhận: “Đáng ghét, đáng nguyền rủa ấy là cái sống lầm than nó đã bắt buộc người ích kỷ, nó đã tạo ra những con người tàn nhẫn và tham tham” [22; tr.62]. Thứ nghĩ đến “một cái nhân loại rất mênh mông, rất bao la rộng rãi, cái nhân loại hỗn độn đang bị khổ cực, đau đớn, điên cuồng vì những lỗi lầm của mọi người” và “Y náo nức muốn dự một phần nào vào việc xây dựng lại cái nhân loại ấy” [22; tr.63]. Nhưng rồi, Thứ đã quên rất nhanh những điều mộng tưởng rất đỗi xa xôi ấy: “Nhưng chẳng bao lâu, y lại phải trở về thực tế, với cuộc đời chật hẹp của y. Sau buổi học chiều, y lại phải gặp Oanh” [22; tr.64]. Anh giáo khổ trường tư đã có lúc dằn vặt: “Y có rất nhiều gánh nặng. Càng nhìn xa, y càng thấy đời y cứ càng ngày càng thắt chặt vào, càng chật chội thêm. Y có thể khổ hơn lên, không thể sướng ra” [22; tr.74-75]. Những gánh nặng như thế bủa vây khiến cho nhân vật Thứ không có lối thóat. Sự căng thẳng tinh thần thường xuyên ở Thứ chính là sự giằng co giữa hai mặt cao thượng và thấp hèn trong cùng một nhân vật. Nhà văn Vũ Bằng trong Cười Đông, cười Tây, cười kim, cười cổ [18; tr.128] kể rằng trong truyện ngắn Cười với trăng đăng trên Tiểu thuyết thứ Bảy, thì nhân vật chính trong tác phẩm đúng là Nam Cao. Chuyện này Vũ Bằng xác nhận bởi ông là bạn của Nam Cao.
Trong Những ngày thơ ấu, Nguyên Hồng bộc bạch: “Biết bao nhiêu cảm
giác, bao nhiêu ý tưởng, đằm thắm và say sưa đã rung động và mơn man cõi lòng tôi. Tâm tư tôi không còn lởn vởn những sự phẫn uất ghen hờn nên những cái gì là tốt đẹp của một trẻ nhỏ đều được hoàn toàn nảy nở trong những giấc mơ tươi sáng và quen quen ấy” [79; tr.290] Đằng sau những xúc cảm, những dòng nước mắt là sự thương yêu của người mẹ đối với đứa con thơ. Không chỉ trong tiểu thuyết tự truyện này mà trong nhiều truyện ngắn khác, Nguyên Hồng luôn hồi tưởng lại quá khứ. Quá khứ ấy để lại trong lòng đứa trẻ vết sẹo không dễ liền lại theo thời gian. Đó cũng là sức hấp dẫn của tự truyện. Sau này Nguyễn Đăng Mạnh có kể lại rằng, Nguyên Hồng là người dễ xúc động và rất dễ khóc. Đấy là cá tính mà cũng là phong cách của ông, nó ảnh hưởng ngay trong văn chương.
Tô Hoài viết Cỏ dại hồi tưởng lại quãng thời thơ ấu của chính mình. Bằng gọng văn hóm hỉnh, dí dỏm, Tô Hoài đưa người đọc trở ngược lại quá khứ về với tuổi thơ ông với cái tôi nội cảm đầy tâm trạng của chú bé Bưởi, tên nhân vật chính trong truyện:
“Tôi gọi Nhâm vu vơ dưới ngòi bút, trong ánh đèn dầu đêm mùa xuân này. Có khi nào những dòng ký ức của anh mà em đọc đến, hẳn em không giấu được mỉm cười ngạc nhiên rằng sao anh khéo nhớ ma mãnh thế. Nhâm đã quên và chắc là bây giờ chẳng còn những ngày rầu rĩ như thế.Tôi thì tôi nhớ dai, nhớ lắm em ạ”[77; tr.131]
Có thể thấy, sự ra đời của nhiều tự truyện trong những năm bốn mươi của thế kỷ XX cũng đánh dấu mốc thời gian tự truyện dịch chuyển sang tiểu thuyết tâm lý.
Ta bắt gặp điều đó trong Những ngày thơ ấu, Thiếu quê hương, Mực mài nước mắt,
Cỏ dại, Cai và Sống mòn. Trong hầu hết những cuốn tự truyện có hướng chuyển sang tiểu thuyết tâm lý, nhân vật chính của tiểu thuyết chính là những mảnh ghép từ cuộc đời của chính tác giả thông qua những dòng hồi tưởng chứa chan kỷ niệm về quá khứ đã trôi qua, một đi không trở lại. Khi người đọc được đắm chìm trong quá khứ cùng nhân vật chính, tiểu thuyết gần với tự truyện, khi người đọc cùng nhân vật chính quay lại thực tại (thời gian trong tác phẩm), tiểu thuyết là cuốn tiểu thuyết tâm lý.
2.3.2.2. Chi tiết, sự kiện vừa có tính xác thực vừa có tính hư cấu
Một đặc điểm nổi bật của một số tiểu thuyết có khuynh hướng tự truyện trong thời gian này là tác phẩm chứa đựng nhiều chi tiết có thể có thật vì nhân vật
chính chính là tác giả như trong tác phẩm: Những ngày thơ ấu, Cai, Cỏ dại. Song
ngay cả những chi tiết hiện lên qua dòng hồi tưởng chủ quan của tác giả cũng chưa chắc có thật, thậm chí có tác phẩm, tác giả chỉ vận dụng cuộc đời mình như chất liệu xây dựng nhân vật cho nên trong tác phẩm đan xen nhiều chi tiết có thật và chi tiết hư cấu. Trí tưởng tượng của nhà văn buộc phải vận dụng mọi tri thức tích luỹ, mọi vốn sống để thực hiện điều này. Đây là chỗ tạo nên sức hấp dẫn của tự truyện đồng thời đây cũng là điểm tạo nên sự mới lạ, gây sự tò mò của độc giả khi tiếp
nhận tiểu thuyết tâm lý như trong tác phẩm: Thiếu quê hương, Mực mài nước mắt,
Sống mòn. Đây là điểm hấp dẫn của tự truyện trong giai đoạn này.
Tự truyện của nhiều nhà văn như Vũ Bằng, Nguyên Hồng, Tô Hoài lại khá
gần gũi với tiểu thuyết tâm lý. Việc những tác phẩm như Những ngày thơ ấu, Cai,
Cỏ dại chứa đựng nhiều chi tiết khó có thể kiểm chứng đã nói lên điều đó. Sự mập mờ giữa thực và ảo trong việc chọn chi tiết, tổ chức “lắp ráp” nên hình tượng nhân vật, từ đó bộc bạch những tâm sự sâu kín của nhân vật mà cũng là tác giả khiến việc đánh giá quá trình dịch chuyển từ tự truyện sang tiểu thuyết tâm lý trở nên khó khăn nhưng không phải là không có cơ sở. Sự giao thoa giữa những tác phẩm tiểu thuyết cùng thể tài bao giờ cũng xuất hiện những điểm giao thoa khác nhau bao gồm
những yếu tố nội dung và hình thức biểu hiện.Sự giao thoa này là căn cứ để khẳng định khuynh hướng vận động và phát triển từ tự truyện sang tiểu thuyết tâm lý. Chính điều này đã khiến cho tác phẩm hấp dẫn người đọc về mặt thể loại, ngay cả
khi tác phẩm được nhà văn ý thức thể loại rất rõ ràng. Trường hợp Cai, Vũ Bằng đặt
là hồi ký nhưngtrong quá trình tiếp nhận, người đọc vẫn nghiêng về xem tác phẩm này là một tiểu thuyết bởi ranh giới giữa hồi ký và tiểu thuyết tâm lý thì đặc điểm tiểu thuyết tâm lý có phần nổi trội hơn. Căn cứ để xác định Cai của Vũ Bằng,
Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng, Cỏ dại của Tô Hoài là một cuốn tiểu thuyết chính là ở những yếu tố hư cấu, nhiều chi tiết khó có khả năng xác thực.Bên cạnh đó, hình ảnh tác giả kể lại câu chuyện về cuộc đời mình trong tác phẩm này không thôi ám ảnh người đọc. Đó là những ký ức về căn nhà của ông ngoại: “Ông ngoại tôi có nếp nhà gạch rất cũ. Người ta thường đồn rằng tuổi nó dễ đã đến ngoài một trăm năm. Nhưng kể tuổi thực của nó, cũng chưa lão quá như vậy. Trong vòng một kỷ, trên hoặc dưới cái quãng người Tây vào Hà Nội lần thứ nhất” [77; tr.9]. Đối
chiếu với Cát bụi chân ai và Chuyện cũ Hà Nội Tô Hoài viết sau này mới thấy trí
nhớ của ông thật tinh tường và ngòi bút miêu tả chi tiết của ông thật điêu luyện. Trong khi đó trong Cai, Vũ Bằng hồi tưởng lại những ngày tháng vật vã cắt cơn nghiện thuốc phiện của chính mình còn độc giả khi đọc lại chứng kiến sự biến chuyển trong tâm trạng một nhân vật từng nghiện thuốc phiện với bao cảm giác đáng sợ: “Tự trong thẳm cùng của lòng tôi, nảy nở lên một cái ý tưởng rất não nùng là mong được chết đơn độc ở một cái xó xỉnh nào, không có một con mắt quen thuộc nào trông thấy” [17; tr. 144], Rồi người đọc xúc động với tâm tình của Vũ Bằng khi gặp lại Liên Hường, bạn tình và cũng là bạn nghiện năm xưa: “Đến một ngã ba, chúng tôi từ giã nhau như hai người bạn không may trên đường đời. Nàng đi về với thuốc phiện. Còn tôi, tôi đi về... nhà” [17, tr. 208].
Có thể thấy, trong tự truyện giai đoạn này, cốt truyện không bao gồm nhiều sự kiện, tình tiết éo le. Những biến cố trong cuộc đời của tác giả không được miêu tả tỉ mỉ với nhiều tình tiết gay cấn. Đổi lại, nhà văn thoải mái tận dụng những chi tiết, những biến cố từng xảy ra với mình để bày tỏ tâm trạng cùng những điều
chiêm nghiệm, suy tư. Từ Những ngày thơ ấu (1939)của Nguyên Hồng trở đi, đặc
điểm nghệ thuật của tự truyện tiệm cận đặc điểm nghệ thuật của tiểu thuyết tâm lý, đó là lấy biểu hiện tâm lý, lấy quá trình phân tích tâm lý làm đối tượng phản ánh của tiểu thuyết. Chính nhà văn Vũ Bằng, trong Khảo về tiểu thuyết, [18; tr.56] lưu ý bạn đọc:
“Một nhân vật sống không cứ phải nói nhiều, hò hét nhiều, hành động nhiều
nhưng tự gây ra sự tình, biến cố, chỉ định lấy những cảnh ngộ, và cảm nghĩ
rất phiền phức. Sống đây là sống tất cả vật chất và tinh thần, sống cái đời sống bên ngoài và sống cả cái đời sống bên trong nữa - mà có khi lại sống cái đời sống bên trong nhiều hơn đời sống bên ngoài” [18; tr. 56]
Ý kiến của Vũ Bằng đã chứng minh cho quan điểm sáng tác của nhiều nhà văn lúc bấy giờ, rằng viết tiểu thuyết tự truyện hay tiểu thuyết tâm lý, việc chú ý gây dựng cho nhân vật cái đời sống bên trong là quan trọng. Chính đời sống bên trong của nhân vật mới đủ tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm đối với bạn đọc lúc bấy giờ cũng như sau này. Nhân vật có đời sống bên trong là “nhân vật sống” theo cách gọi của Vũ Bằng. Kể chuyện mình mà cũng là kể chuyện đời là những bộc bạch của nhiều nhà văn trong giai đoạn 1925 – 1945.
Rõ ràng là trong tiểu thuyết tự truyện, những chi tiết, sự kiện thuộc về đời tư của nhà văn trên thực tế chỉ còn là chất liệu, phương tiện để nhà văn truyền tải những diễn biến tâm lý trong tâm hồn nhân vật chính, tức hình bóng của chính mình. Những giãi bày, tâm sự, những dằn vặt, đớn đau khi hồi tưởng lại quãng đời đã trải qua lại trở thành đối tượng chính của cuốn sách. Trong khi đó, ở tiểu thuyết tâm lý, chính quá trình biến chuyển tâm lý của nhân vật lại là mục đích mà nhà văn hướng tới. Chính những suy tư, trải nghiệm của nhân vật chính trở thành mục đích của văn chương. Những chuyện trong hiện tại chỉ là cái cớ khơi gợi cho nhân vật chính hồi tưởng lại câu chuyện đã xảy ra trong quá khứ để mà nghĩ suy,để mà độc thoại nội tâm, để lý giải những gì xảy ra trong hiện tại. Ngay cả khi đó, những gì xảy ra trong quá khứ cũng có thể chỉ còn là cái cớ để nhân vật tỏ bày tâm sự mà thôi.
Tiểu kết chƣơng 2
Như vậy, quá trình hình thành và phát triển của tiểu thuyết tâm lý có thể tính từ đầu thế kỷ XX, khi xuất hiện tầng lớp thị dân, trí thức Tây học, khi văn hóa phương Tây ảnh hưởng mạnh mẽ và len lỏi đến mọi ngóc ngách của đời sống, khi tâm lý con người cá nhân được đề cao, khi nghề xuất bản và báo chí tự do phát triển... Sự xuất hiện Tố Tâm đã tạo nên tiếng vang lớn, có ý nghĩa khơi mở cho khuynh hướng tiểu thuyết tâm lý phát triển. Mỗi một tác phẩm tiểu thuyết tâm lý có giá trị, được công chúng độc giả đương thời nồng nhiệt đón nhận có thể coi như một dấu mốc đánh dấu bước đường vận động và phát triển của dòng tiểu thuyết này. Từ
Tố Tâm (1925) đến Đứa con (1945) là một chặng đường 20 năm phát triển tiểu thuyết tâm lý.
Quá trình vận động và phát triển của tiểu thuyết trong văn học Việt Nam giai đoạn 1925 - 1945 đã diễn ra liên tục và đạt được nhiều thành tựu. Trong đó, phải kể tới khuynh hướng dịch chuyển từ tiểu thuyết luận đề sang tiểu thuyết tâm lý, từ tiểu