Dịch chuyển nhân vật hành động sang nhân vật tâm lý

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Khuynh hướng tiểu thuyết tâm lý Việt Nam từ 1925 đến 1945 (Trang 100 - 117)

Chƣơng 3 NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT TÂM LÝ

3.2. Các khuynh hướng xây dựng nhân vật

3.2.2. Dịch chuyển nhân vật hành động sang nhân vật tâm lý

Nhân vật là một trong những thành tố cơ bản của văn xuôi tự sự nói chung và tiểu thuyết nói riêng. Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: “Nhân vật chính là người dẫn dắt người đọc vào một thế giới riêng của đời sống trong một thời kỳ lịch sử nhất định” [67; tr.126]. Nói vậy nghĩa là tâm lý nhân vật thực ra bao giờ cũng gắn với tâm lý chung của thời đại và hoàn cảnh xã hội mà nhân vật được đặt vào. Nhưng quá trình tâm lý của nhân vật trong tiểu thuyết bao giờ cũng chịu sự quyết định của chủ thể nhà văn, và thứ đến là của độc giả đương thời. Bối cảnh văn hóa xã hội thời kỳ nhà văn sáng tác tiểu thuyết có tác động không nhỏ đến việc tạo nên thế giới nội tâm nhân vật.

Nghiên cứu nhân vật trong tiểu thuyết không thể không xem xét khả năng phân tích tâm lý nhân vật cùng quan niệm về thế giới nhân vật và hệ thống nguyên tắc xây dựng nhân vật của chính tác giả. Theo Đoàn Đức Phương thì “Văn học không thể thiếu nhân vật, vì đó chính là phương tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực thành hình tượng. Nhà văn sáng tạo ra nhân vật để thể hiện nhận thức của mình về một cá nhân nào đó, một loại người nào đó, về một vấn đề nào đó của hiện thực. Nhân vật chính là người dẫn dắt người đọc vào một thế giới riêng của đời sống trong một thời kỳ lịch sử nhất định” [53; tr.126]. Khảo sát tiểu thuyết tâm lý từ 1925 đến 1945, chúng tôi nhận thấy nỗ lực của các nhà văn trong việc chú trọng xây dựng thế giới nội tâm, tổ chức quá trình tâm lý của nhân vật hơn là tổ chức cốt truyện và hệ thống hành động của nhân vật. Các nhà văn giai đoạn này gần như đã bỏ qua kinh nghiệm tự sự của các nhà văn Nam Bộ trong ba mươi năm đầu thế kỷ XX. Việc chuyển xây dựng nhân vật hành động sang xây dựng nhân vật tâm lý thực chất là quá trình dịch chuyển từ miêu tả ngoại cảnh sang miêu tả tâm lý, từ miêu tả ngoại hình sang miêu tả tâm lý và từ miêu tả hành động sang miêu tả tâm lý.

3.2.2.1. Dịch chuyển miêu tả ngoại cảnh sang miêu tả tâm lý

Có thể nói, trong tiểu thuyết trước 1925, căn cứ tác phẩm được xuất bản, nhân vật thường không chứa đựng những bất ngờ, những khúc quanh hay ngã rẽ của số phận, bởi theo quan niệm của nhiều nhà văn lớp trước, tính cách nhân vật sẽ chi phối hành động, hành động góp phần quan trọng tạo nên số phận nhân vật. Tính cách nhân vật được định hình rõ ràng theo sự sắp đặt của nhà văn và nó trở thành nguyên nhân lý giải mọi hành động, ứng xử của nhân vật. Từ 1925, tiểu thuyết hiện đại vẫn coi trọng vai trò của nhân vật trong việc thể hiện tư tưởng của tác phẩm. Tuy nhiên, trước sự tiếp thu những thành tựu tiểu thuyết hiện đại phương Tây, trước đòi hỏi của tầng lớp công chúng bạn đọc mới, tiểu thuyết chuyển từ việc chú trọng xây dựng ngoại hình, hành động của nhân vật sang chú trọng khám phá nội tâm, phân tích tâm lý nhân vật. Từ đây việc phân tích tâm lý nhân vật chi phối hoàn toàn cấu trúc tác phẩm từ cốt truyện, nhân vật đến tổ chức không - thời gian, ngôn ngữ tiểu thuyết. Nói như vậy không có nghĩa là nhân vật tiểu thuyết có tính cách không rõ nét. Phương Lựu cho rằng: “Phân tích một nhân vật văn học suy cho cùng là đi tìm một tính cách, tính cách như là đối tượng chủ yếu của nhận thức văn học” [119; tr.288]. Đối với tiểu thuyết sau 1925, việc miêu tả hành động của nhân vật đã được rút ngắn lại và mở rộng miêu tả tâm lý nhân vật, khám phá đời sống nội tâm của con người. Ở đây khái niệm “nội tâm” chỉ toàn bộ cuộc sống bên trong của nhân vật, đó là những tâm trạng, suy nghĩ, cảm xúc, cảm giác; những phản ứng tâm lý của bản thân nhân vật trước cảnh ngộ, tình huống mà nhân vật chứng kiến hoặc thể nghiệm trên bước đường đời của mình” [53; tr.135].Tiểu thuyết theo khuynh hướng phân tích tâm lý đã giải phóng tối đa tiềm năng thể loại trong nửa đầu thế kỷ XX so với tiểu thuyết truyền thống trước đó. Đó là “ngoài khả năng tái hiện bức tranh mang tính tổng thể của đời sống

xã hội, khả năng đi sâu khám phá số phận cá nhân cũng là một phẩm chất của tiểu thuyết” [53; tr.191]. Khi nghiên cứu riêng trường hợp tiểu thuyết của Khái Hưng, Ngô Văn Thư để ý tới việc: “Nhân vật được coi trọng. Con người bình thường và thế giới nội tâm trở thành đối tượng miêu tả chính của nhà văn”[212; tr.147]. Điều này còn thể hiện rõ trong các tác phẩm của Tự lực văn đoàn, một số tác phẩm của Lê Văn Trương, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao... Tổng kết các công trình nghiên cứu văn học

mang tính công cụ như các Từ điển thuật ngữ văn học, Giáo trình Lý luận văn học

thể thấy sự thống nhất trong cách phân loại nhân vật trong tiểu thuyết. Theo dòng vận động của tiểu thuyết từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945, có thể thấy xu hướng chung từ chỗ coi nhân vật là trung tâm của đời sống xã hội, hành động của nhân vật nhằm bộc lộ bản chất người trong một giai đoạn lịch sử xã hội thì từ năm 1925 trở đi, tiểu thuyết tập trung vào khám phá đời sống tâm lý của nhân vật, quan tâm đến nhân vật với tư cách con người cá nhân, con người có số phận cụ thể. Để đánh giá điều này, trước hết, chúng tôi xuất phát từ việc xem xét cấu trúc thể loại tác phẩm để tìm hiểu mô hình nhân vật trong tiểu thuyết tâm lý thời kỳ này. Từ đó tìm hiểu kiểu nhân vật của tiểu thuyết tâm lý từ góc nhìn thể loại.

Trước 1925, không phải là không có những tác phẩm đi sâu miêu tả nội tâm nhân vật. Nhưng thế giới nội tâm trở thành vấn đề quan trọng hàng đầu trong xây dựng nhân vật thì phải đợi đến giai đoạn nền văn học đã hoàn tất quá trình hiện đại hóa thể loại. Đến đầu những năm 1940, Vũ Ngọc Phan đã có dịp tổng kết: “Từ sự quan sát cạn hẹp, nhiều tiểu thuyết gia Việt Nam đã bắt đầu đi sâu vào tâm hồn con

người ta” [161; tr.1178]. Nhận định của tác giả Nhà văn hiện đại đã nhấn mạnh khả

năng miêu tả con người trong tiểu thuyết. Ở đây có sự dịch chuyển từ miêu tả ngoại hình, miêu tả hành động bên ngoài sang miêu tả đời sống bên trong, tức là khám phá những ngóc ngách bí ẩn đầy phức tạp của đời sống nội tâm con người trước tác động của cuộc sống bên ngoài.

Trong Những ngày thơ ấu, nhà văn Nguyên Hồng đã vẽ lại tỉ mỉ bức tranh

ngoại cảnh, có ngoại cảnh, nhân vật mới có thể bộc lộ tâm trạng. Chỗ này, nhà văn rất thấu hiểu tâm lý con người sống ở miền Bắc, xứ sở nhiệt đới bốn mùa nóng lạnh mà sự thay đổi thời tiết cũng tác động đến tâm lý con người. Người ta vui hay buồn, ngoài nỗi buồn hay niềm vui chứa chất trong lòng mà ra đều có nỗi buồn vui chịu sự tác động của ngoại cảnh. Thời tiết ở miền Bắc có sức tác động ghê gớm đến tâm

lý con người. Để nhân vật bộc lộ tâm trạng, ngay từ những trang đầu Những ngày

thơ ấu, nhà văn đã miêu tả thật cụ thể bức tranh thiên nhiên:

Những buổi chiều vàng lặng lẽ, lạnh lẽo của mùa đông, những buổi chiều mà bụi mưa như có một thứ tiếng van lơn thầm thì trong hơi gió vi vui, lửa lò than rực rỡ vờn lên chân tường những ánh hồng lấp lánh hay rủ rê tâm trí người ta vào những cõi buồn nhớ, là những buổi chiều làm tê tái mẹ tôi hơn hết [79; tr.236]

Sau những dòng miêu tả ngoại cảnh như thế, nhà văn mới dẫn người đọc vào thế giới nội tâm phức tạp của nhân vật. Cách miêu tả tâm lý như vậy, trở đi trở lại nhiều lần trong tiểu thuyết của Nguyên Hồng. Miêu tả ngoại cảnh để dẫn dắt người đọc vào thế giới biến chuyển của tâm lý nhân vật là sự kế thừa và vận dụng sáng tạo kinh nghiệm tự sự của các nhà văn trung đại. Trước Nguyên Hồng, nhiều nhà văn cũng thành công với kinh nghiệm này. Nguyễn Du rất thành công khi trước mỗi lần để cho nàng Kiều tỏ bày tâm sự, bộc lộ tâm trạng. Nhà thơ bao giờ cũng dùng một đoạn thơ tả ngoại cảnh hoặc lồng ngoại cảnh vào những từ chỉ tâm trạng. Bởi thế, người đọc sau này luôn tâm đắc với sự đúc rút của thi hào: “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” (Truyện Kiều). Đến nửa đầu thế kỷ XX, Hoàng Ngọc Phách mỗi lần để cho nhân vật Tố Tâm tỏ bày tâm sự, ông đều miêu tả ngoại cảnh một cách rất cụ thể. Hình như chính ngoại cảnh cũng đồng cảm với ước mơ, khát vọng, với nỗi niềm đau khổ, tuyệt vọng của nàng Tố Tâm. Sau Hoàng Ngọc Phách, nhà văn Khái

Hưng đã để cho nhân vật Lan và Ngọc trong Hồn bướm mơ tiên bâng khuâng, nửa

tỉnh nửa mê trong mối tình mới chớm nở giữa khung cảnh một ngôi chùa trên đồi vắng. Nơi ấy, con người như bước vào một thế giới khác, một thế giới khó có thể xuất hiện mùi tục luỵ. Có lẽ chính khung cảnh ấy đã thôi thúc cả hai nhân vật Ngọc và Lan đắm chìm trong thứ tình yêu lãng mạn, đầy ảo mộng để rồi chấp nhận cam chịu yêu nhau trong tâm tưởng. Chính bối cảnh chùa Long Giáng đã góp phần đắc lực trong việc tạo nên bức tranh nội tâm nhẹ nhàng, thanh thóat, đau khổ mà đẹp của hai nhân vật Ngọc và Lan, đôi nam nữ thanh niên tự nguyện đến với thứ tình yêu chỉ có trong tưởng tượng, vô cùng trong sáng và lãng mạn. Hình ảnh “Lá rụng...” khép lại câu chuyện tình yêu khiến cho người đọc bừng tỉnh. Rõ ràng chuyện tình này ít có khả năng có thật. Nó vẫn khiến cho người đọc lưu luyến bâng khuâng chưa muốn rời trang sách thấm đẫm tình cảm trong trẻo của một đôi trai gái giữa khung cảnh thanh vắng, vô cùng thơ mộng. Khung cảnh ấy vừa ảo vừa thật. Có lẽ vì thế mà Khái Hưng đã đặt tên cho cuốn tiểu thuyết là Hồn bướm mơ tiên.

Chuyện tình xảy ra như trong một giấc mộng mà thôi.

Đến tác phẩm Đời mưa gió của Nhất Linh thì kinh nghiệm miêu tả ngoại cảnh, đặt nhân vật vào một hoàn cảnh nhằm bộc lộ tâm trạng đã tiến thêm một bước mới. Thời tiết, khung cảnh xung quanh nhân vật được nhà văn miêu tả tỉ mỉ như giai điệu nhạc nền dẫn dắt người đọc đến với những dòng suy tư của nhân vật. Khung cảnh thường được miêu tả đi kèm với dòng tâm trạng:

Phương tức giận không trả lời. Hai người yên lặng nhìn ra bể. Ánh trăng ở nới chân trời chiếu rọi xuống mặt nước hơi lăn tăn, trông như một lớp bụi vàng gieo xuống, nhưng lúc đến gần bờ thì nhấp nhô lăn lộn, chạy nhảy với những làn sóng dữ dội, trắng xoá, rồi khi gặp bãi cát thì tan ra [153; tr.442] Nhà văn Nhất Linh khi miêu tả cảnh mặt bể như trên không hẳn chỉ là tả cảnh. Ngay cả khi bỏ qua câu đầu tiên: “Phương tức giận không trả lời”, người đọc

vẫn có thể cảm nhận được không khí căng thẳng giữa các nhân vật. Bởi cảnh biển hiện lên với tất cả sự căng thẳng của tâm lý con người. Con người đang cố đi tìm đồng minh ở cảnh vật xung quanh, cố gắng tưởng tưởng rằng ngoại cảnh cũng đang hiểu những gì mình suy nghĩ và đang đồng tình với mình. Khung cảnh gọi lên nỗi buồn bực hay giận dỗi đúng như những gì diễn ra trong lòng nhân vật. Phép hóan đổi tâm trạng của nhân vật ra ngoại cảnh thường xuyên xuất hiện trong tiểu thuyết của Nhất Linh, cho dù nhân vật trong tiểu thuyết của tác giả rất hay triết lý. Giọng triết lý trong tiểu thuyết tâm lý vì vậy, không hề tạo nên sự khô cứng. Bởi vì đây là giọng điệu của nhân vật, nằm trong tính cách nhân vật. Đơn thuần cách tự lý giải tâm trạng của mình được nhân vật thường xuyên bộc lộ như một thứ mốt mà nhân vật đang cố gắng thể hiện cho ra dáng giới thượng lưu mà thôi. Giọng triết lý của nhân vật trong tiểu thuyết của Nhất Linh bao giờ cũng thế, là một cách tự mình trăn trở, tự tìm hiểu những nguyên nhân tâm lý sâu xa trong chính tâm hồn mình. Vì thế,

những gì Chương nhận xét về Tuyết trong Đời mưa gió, không đơn thuần là bênh

vực Tuyết, mà sâu xa hơn, tất cả những gì Chương đã nói còn bộc lộ sự ghen tuông kín đáo. Đằng sau những lời sự ghen tuông đầy đau khổ ấy lại là tình yêu Chương dành cho Tuyết. Hãy nghe Chương nói về Tuyết: “Tuyết là người yêu của tôi, anh chỉ nên biết thế thôi. Và đĩ thì ai ai cũng đĩ, chỉ khác có một đằng đĩ với một người và một đằng đĩ với nhiều người” [153; tr.441]. Không khó nhận ra đằng sau những lời tưởng chừng như hết mực bênh vực cho Tuyết ấy lại là một diễn biến tâm lý tưởng như khó hiểu ở Chương. Nhân vật này đang đau khổ, dày vò vì ghen tuông. Trong tác phẩm, chỉ có nhân vật Tuyết là sẵn lòng chấp nhận đời mưa gió, cái cuộc đời mà Tuyết bị xô đẩy vào và sau cùng là tự nguyện theo nó mãi, dù cơ hội cho nàng thóat thân ra khỏi nó đã xuất hiện rất nhiều lần. Ngoài Tuyết ra, Chương hình như đang bị cuốn theo tâm lý sống buông thả như thế nhưng thực ra đó chỉ là vẻ bề ngoài của chàng. Ngoại cảnh nếu có cũng chỉ nhằm thể hiện tâm lý con người: “Hai người cùng cau có, bứt rứt, khó chịu. Chung quanh cảnh vật dữ dội gầm hét: tiếng gió trong lá phi lao với tiếng sóng văng lên mỏm đá làm tung toé những tia nước

bạc”[153; tr.443]. Cảnh sóng biển dữ dội cũng xuất hiện trong Trống mái của Khái

Hưng. Đó là lúc anh chàng Vọi rơi vào trạng thái tâm lý đau khổ, phẫn uất vì nghe tin người mình thầm thương trộm nhớ đi lấy chồng. Sự tò mò của Vọi về người chồng sắp cưới của Hiền đã nói lên điều ấy. Ai có thể ngờ anh chàng Vọi lại có phản ứng dữ dội đến thế: “Nét mặt Vọi trở nên dữ tợn. Chàng nắm chặt hai bàn tay lại” [83; tr.276] và sau đó là cảnh:

Chiều hôm ấy khi trời mưa phùn âm u, giá rét, tuy gió rít dài trong lá phi lao xơ xác, tuy biển dữ dội văng sóng bạc lên mỏm đá hà, người ta vẫn thấy một anh chàng đánh cá đi đi lại lại trên bãi cát. Chàng chắp hai tay sau lưng, ngửa mặt nhìn trời. Quần áo chàng ướt đẫm. Hai má chàng ướt đẫm. Chẳng biết đó là nước mưa hay nước mắt? [83; tr.277]

Sau cùng, anh chàng Vọi chết, tuy nguyên nhân không được rõ ràng nhưng bạn đọc vẫn có thể hiểu, Vọi đã chết vì chính căn bệnh tương tư, vì quá đau khổ trong tình yêu. Cảnh sóng biển được Khái Hưng miêu tả trong đoạn trên có thể là bước chuẩn bị cho một biến cố dữ dội xảy đến trong cuộc đời nhân vật Vọi, biến cố lớn ấy đã manh nha một cách âm thầm từ trong tâm hồn nhân vật.

Kinh nghiệm miêu tả ngoại cảnh phụ hoạ cho nhân vật bộc lộ diễn biến tâm lý còn được nâng cao thêm một bước khi Nhất Linh miêu tả tâm lý nhân vật Trương

trong tiểu thuyết Bướm trắng. Đến Bướm trắng, việc miêu tả ngoại cảnh đã đi theo

chiều hướng ngược lại. Đó là sự giảm dần việc miêu tả ngoại cảnh trước khi để cho nhân vật bộc lộ tâm lý. Ngoại cảnh đôi khi hoàn toàn là sản phẩm do nhân vật tưởng tượng: “Chỉ ngồi gần Thu, Trương đã thấy trong người đổi khác, cuộc đời và cảnh trời đất lúc đó cũng nhiễm một vẻ khác hẳn lúc thường. Ngày trước lúc gần Liên chàng đã được cái cảm tưởng ấy; còn thường thì dẫu nhìn một người rất đẹp chàng

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Khuynh hướng tiểu thuyết tâm lý Việt Nam từ 1925 đến 1945 (Trang 100 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)