Cốt truyện tâm lý

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Khuynh hướng tiểu thuyết tâm lý Việt Nam từ 1925 đến 1945 (Trang 136 - 142)

Chƣơng 4 ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA TIỂU THUYẾT TÂM LÝ

4.2. Cốt truyện tâm lý

Sự kiện khi nó không còn chiếm vị trí quan trọng trong tiểu thuyết tâm lý thì việc xây dựng cốt truyện tâm lý sẽ trở thành lựa chọn quan trọng của nhà văn. Việc chú ý tổ chức cốt truyện tâm lý trong tiểu thuyết giai đoạn này sẽ dẫn đến hiện tượng dịch chuyển cốt truyện sự kiện sang cốt truyện tâm lý. Nói cách khác đây chính là sự giảm thiểu vai trò của cốt truyện dẫn đến việc nhiều tác phẩm dường như “không có cốt truyện”.

Cốt truyện, theo cách hiểu truyền thống có vai trò quan trọng trong tác phẩm tự sự nói chung và tiểu thuyết nói riêng. Cốt truyện là một thành tố của nghệ thuật tiểu thuyết. Trong cấu trúc thể loại, nó có mối liên hệ chặt chẽ qua lại với các thành tố nghệ thuật khác. Nếu đặt trong quan hệ với đề tài, cốt truyện là một yếu tố của nội dung. Nó trả lời cho câu hỏi: Có chuyện gì xảy ra ? chuyện kể của nhà văn diễn ra như thế nào? Nếu đặt trong quan hệ với tính cách nhân vật, với tư tưởng chủ đề, cốt truyện lại có thể được xếp vào phạm trù hình thức. Nó trả lời cho câu hỏi: Vì sao nhân vật đó bị coi là xấu? Chủ đề tư tưởng được thể hiện thế nào? Cốt truyện, trong thực tế sáng tác tiểu thuyết luôn là giữ mối liên kết chặt chẽ giữa nhân vật và sự việc.

Điều này phù hợp với việc sáng tác tiểu thuyết theo khuynh hướng hiện thực

bởi chính Phạm Quỳnh trong công trình Bàn về tiểu thuyết cũng nhắc đến hai yếu tố

quan trọng của cốt truyện bao gồm hoàn cảnh nảy sinh hành động và hành động của nhân vật. Các nhà văn như Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng đều hết sức

chú trọng đến hành động của nhân vật. Trong tiểu thuyết Sống mòn, Nam Cao đặt

nhân vật Thứ trong hoàn cảnh: Khi Thứ ở Sài Gòn chịu mất việc bỏ về quê vì ốm đau, Thứ được Đích, người anh họ mời thay mình đứng chân hiệu trưởng một trường tư do Đích và vợ chưa cưới là Oanh, hùn vốn. Dạy được vài năm, Thứ đâm ra chán nản khi nhận ra cái bạc bẽo của nghề. Thứ làm như trâu cày mà mỗi tháng lương được 20 đồng, không đủ trang trải cuộc sống và gửi về quê giúp Liên, vợ Thứ, mới sinh con và giúp đàn em ở quê dựng vợ, gả chồng, có công ăn việc làm

chu đáo. Đó chỉ là một chuyện trong nhiều chuyện được kể nhưng có thể nói, chính hoàn cảnh đó đã đẩy Thứ đến sự bế tắc, đến sự chán nản và dẫn đến những hành động bộc lộ tâm trạng. Nhân vật Thứ được nhà văn miêu tả từ diễn biến nội tâm đến hành động bên ngoài. Nhân vật, hành động, hoàn cảnh và sự việc được hình thành như những thành tố không thể tách rời trong tác phẩm theo khuynh hướng văn học hiện thực. Thứ, với bản tính do dự, nhút nhát đã không có một hành động nào quyết liệt để cải thiện được tính hình, nhất là thay đổi mối quan hệ “bằng mặt không bằng lòng” của Thứ đối với Oanh. Cuộc đời Thứ tưởng như phải chịu bao nỗi thống khổ mà nỗi khổ trong tâm hồn lớn hơn gấp nhiều lần những khó khăn vật chất. Nỗi thống khổ trong tâm hồn nảy sinh từ những việc xảy đến hằng ngay xoay quanh mối quan hệ giữa Thứ với những người xung quanh. Thứ triền miên đắm chìm trong những suy tư, đắm chìm trong những đau khổ, dằn vặt, tự mình sám hối với chính lương tâm của mình khi con người mình càng ngày càng cảm thấy rõ sự tha hóa của bản thân. Sống mòn, ngay từ đầu những trang đầu đã hấp dẫn người đọc bởi cốt truyện phát triển theo hướng sắp xếp hành động của nhân vật gắn sự thay đổi liên tục của hoàn cảnh. Cuộc đời nhân vật Thứ hay San là số phận những người trí thức xuất thân từ giới bình dân, sống quằn quại đau đớn ngay trên quê hương mình, ngoài đau khổ về vật chất còn chịu cả nỗi khổ trong tâm hồn. Đó là những người có lương tâm phải hàng ngày, hàng giờ tự chứng kiến sự tha hóa nhân cách của chính mình. Nỗi đau ấy tuy âm ỉ nhưng nó chỉ chực vỡ tung ra thành sự phản kháng mãnh liệt nhưng tính cách cộng với hoàn cảnh không đủ để nhân vật bùng nổ giải quyết

khối mâu thuẫn ấy. Càng ngày nhân vật càng rơi vào bế tắc. Như thế, Sống mòn của

Nam Cao cũng thống nhất với truyện ngắn của ông ở phong cách. Theo dõi hành động của nhân vật chính từ đầu đến cuối tác phẩm, người đọc bị cuốn theo dòng suy tưởng của Thứ nhiều hơn là hành động của anh ta. Cho nên, thành công của tiểu

thuyết Sống mòn cũng là thành công tiểu thuyết tâm lý thời kỳ này. Đây là cuốn tiểu

thuyết có cách tổ chức cốt truyện mới mẻ theo hướng hiện đại khi triển khai cốt truyện chủ yếu theo dòng tâm trạng, cảm xúc của nhân vật. Nhiều lúc, người đọc có thể thắc mắc tại sao tác phẩm “chỉ có những mẩu chuyện vặt vãnh trong sinh hoạt hàng ngày của mấy con người nhỏ bé bình thường”[22; tr.59] mà lại có sức hấp dẫn bạn đọc đến vậy? Câu trả lời chính là ở sức hấp dẫn của nghệ thuật phân tích tâm lý nhân vật, là chính những trang Nam Cao đã dày công miêu tả đời sống nội tâm con người. Sự đồng cảm khiến người đọc có lúc như cảm thấy chính đời sống nội tâm của mình bị lột trần ra trước những nhân vật, và nhân vật cũng bị lột trần ra trước nhau. Vì người bình thường ai chẳng có những diễn biến tâm lý theo một quy luật và Nam Cao đã khám phá cái quy luật ấy qua việc xây dựng nhân vật. Điều ấy khiến cho những “tẹp nhẹp vô nghĩa lý” mà nhà văn phản ánh trong tác phẩm có giá trị. Người đọc thêm một lần được trải nghiệm, được cảm thông với số phận nhân vật và được soi mình trước trang văn phân tích tâm lý sâu sắc. Tác phẩm cuốn hút

người đọc từ trang đầu đến trang cuối bởi sự phân tích tâm lý sắc sảo, bởi những quan sát và miêu tả hiện thực chân thực và đặc biệt ở những khái quát ý nghĩa cuộc sống sâu sắc đến mức triết lý của Nam Cao. Rõ ràng tiểu thuyết, trong trường hợp này đã có sự chuyển dịch từ kiểu cốt truyện hành động sang kiểu cốt truyện tâm lý. Cốt truyện tâm lý là một trong những thành tố quan trọng tạo nên tiểu thuyết tâm lý. Ngược thời gian, trở lại tác phẩm xuất hiện trước Sống mòn, ta bắt gặp tác

phẩm Lấy nhau vì tình (1944) của Vũ Trọng Phụng. Tiểu thuyết này khai thác thực

trạng cuộc sống hôn nhân của nhiều gia đình được thực hiện trên cơ sở tình yêu tự do, không chịu sự áp đặt của lễ giáo phong kiến cổ hủ. Nhà văn Vũ Trọng Phụng, xuyên suốt nhiều tác phẩm của mình, không tán thành cái mới trong tình cảm lứa đôi, cái tự do trong hôn nhân, cái bình đẳng giữa nam và nữ trong tình yêu. Ông luôn nhìn thấy sức mạnh ổn định của kết cấu gia đình truyền thống và cũng thế, luôn nhìn ra những “biến số” đến mức “dị dạng” của mô hình gia đình hiện đại tiếp thu được từ nền văn hóa phương Tây. Từ quan niệm như thế Vũ Trọng Phụng nhìn các cô gái mới, những tình cảm “tân thời” bằng một con mắt dò xét, khắt khe. Ở Lấy nhau vì tình, cốt truyện xoay quanh câu chuyện tình giữa hai nhân vật Liêm và Quỳnh. Hai người đến với nhau bằng tiếng gọi tình ái hết sức tự do. Vì hoàn cảnh của cả hai nhân vật Liêm và Quỳnh nghiễm nhiên cho họ hưởng cái hoàn cảnh tự do đi đến hôn nhân: Quỳnh có cha mất sớm, mẹ cải giá nên Quỳnh ở với bà cô chuyên nghề buôn bán ở phố Hàng Gai còn Liên lại là cô gái thuỳ mị, nết na nổi tiếng là “hoa khôi Hàng Gai”. Sống trong xã hội đô thành tràn ngập ánh sáng, không khí của tự do theo lối phương Tây, tình yêu của cả hai nhận được sự ủng hộ của hai bên gia đình bởi cả hai thật “xứng đôi vừa lứa”. Đôi lứa đến với nhau, thực sự “lấy nhau vì tình”. Chỉ có tác giả mới lật ngược quy luật, chỉ ra được mâu thuẫn trong một câu chuyện tình nhìn bề ngoài đẹp đến như thế. Hai nhân vật đến với nhau trong tự do yêu đương. Chỉ đến khi, Quỳnh, cô gái theo lối sống mới, dâng hiến trinh tiết cho Liêm trong một lần gặp gỡ thì sau đó, sóng gió ập đến với mối tình của họ. Liêm vẫn yêu Quỳnh nhưng rõ ràng trong tình cảm đã xen vào sự rẻ rúng, coi thường. Từ chuyện được Quỳnh nhận lời yêu mà Liêm đã cảm thấy như được nhận “một cái hạnh phúc cực điểm” thì giờ đây Liêm

nghĩ khác. Liêm thấy mình “có học thức, có nhân cách cao, có chức nghiệp đủ cả” và

có quyền đối xử tàn nhẫn với Quỳnh. Bởi sau chuyện trên, Liêm đã liên tưởng đến bao câu chuyện từ cuộc sống, trước vốn vô tình lướt qua, giờ nó neo lại và ám ảnh Liêm. Đã có lúc Liêm liên tưởng sánh Quỳnh với cô gái giang hồ tên Khánh mà anh từng gần gũi ở nhà Cử Tân. Kể từ đó anh ghen, ghen với cả mấy tay công tử sán đến mua hàng để tán tỉnh Quỳnh. Nhân vật chìm trong những dằn vặt, đau đớn, nhiếc móc người yêu và tự xỉ vả mình. Thậm chí diễn biến nội tâm đó còn đưa Liêm đến những suy luận, những tưởng tượng rằng Quỳnh cũng là cô gái lẳng lơ: “Nó đã ngủ với mình được thì nó cũng ngủ với thằng khác được lắm” [165; tr.75]. Liêm từ chỗ

lẽ được ăn no ngủ yên, Liêm sẽ phải lúc nào cũng phải ở cái thế dự bị, đề phòng một điều gì, nghĩa là ngủ những giấc ngủ của những người lính cứu hoả” [165; tr.79]. Nhà văn miêu tả hành độngđều là những bước chuẩn bị để nhà văn tiếp tục miêu tả tâm lý nhân vật. Những hành động của Liêm hay Quỳnh trước hết đều để che giấu những suy tính, những cảm giác, những biến động nội tâm. Nhất là khi người đàn ông đang yêu ghen, một tình huống truyện mà Vũ Trọng Phụng thừa sức “đi guốc” vào lòng nhân vật. Đây là một đoạn miêu tả Liêm: “Suốt ngày hôm ấy Liêm nằm nhà, lúc ngủ gà ngủ gật, lúc đọc báo, nhưng lúc nào cũng sôi nổi vì một mối ghen tiềm tàng, vô căn cứ” [165; tr.172] Mâu thuẫn được đẩy lên cao khi Liêm khai hoả: “Đừng có vội gái đĩ già mồm! Thật thế đấy, cứ tự vấn lương tâm mà xem! Hư hỏng hay đoan chính cái thằng này lại còn không biết nữa à?” [165; tr.116]. Ngay khi mẫu thuẫn giữa hai nhân vật bùng nổ thành hành động, Vũ Trọng Phụng lại để hai nhân vật tạm quên đi những gì đang diễn ra trước mắt để chìm vào dòng hồi tưởng, tiếp tục liên kết các sự kiện xảy ra trong quá khứ, để lục vấn chính mình. Chúng tôi tạm coi đây là những “khoảng lặng” trong diễn biến hành động của nhân vật. Sau lời khai hỏa của Liêm, nhà văn đã để cho nhân vật Quỳnh bộc lộ tâm trạng: “Quỳnh cúi mặt xuống, hổ thẹn, thấy nhục nhã, không biết cãi sao được nữa” [165; tr.179]. Vì cái lần vụng trộm với Liêm khi chưa lấy nhau đã hiện trở lại trong tâm trí. Và cuối cùng, mâu thuẫn ấy rơi hẳn vào bế tắc sau lời nói oan nghiệt của Liêm: “Mày có biết không? Tao vẫn sợ mày từ khi chưa lấy mày! Nhưng tao cứ lấy mày, để hành hạ mày, để sỉ nhục mày, cho bõ cái tội lẳng lơ, hư hỏng của mày, cho bõ cái tội mày lừa dối tao” [165; tr.179]. Và sau đó là tâm trạng của Quỳnh: “Quỳnh bàng hoàng lắm, tâm thần rối loạn” [165; tr.179]. Quỳnh đang đứng trước một thứ toà án, do chính nhà văn Vũ Trọng Phụng thiết lập lên. Diễn biến nội tâm của nhân vật là cái cuốn hút người đọc, hấp dẫn hơn rất nhiều những mâu thuẫn diễn ra bởi sự hờn ghen, hiểu lầm của đôi vợ chồng trẻ. Tiếc rằng cuối truyện, từ quan niệm nghệ thuật, Vũ Trọng Phụng sau khi phơi bày những nỗi khổ đau của những đôi lứa dám “yêu nhau vì tình” ông đã để cho nhân vật Quỳnh chọn con đường quyên sinh để có thể thanh minh. Đến cuối tác phẩm, Vũ Trọng Phụng vẫn để ngỏ ý ca ngợi người con gái trong sáng như Quỳnh, chỉ có điều, cái tư tưởng lấy nhau chỉ vì tình yêu, kêu gọi tự do trong tình yêu ấy, ông thực sự cảnh giác và cảnh báo với độc giả. Vũ Trọng Phụng thành công khi phân tích tâm lý “cái ghen đàn ông”. Vai trò của cốt truyện ở đây đã được giảm thiểu.

Với các nhà tiểu thuyết lãng mạn, cốt truyện tâm lý luôn được chú trọng. Sự vận động cốt truyện từ Nửa chừng xuân, Gia đình, Đoạn tuyệt, Trống mái đến

Hạnh, Bướm trắng sau này của nhóm Tự lực văn đoàn đã nói lên điều đó. Vũ Ngọc Phan từ năm 1941 từng nhận định về Nhất Linh: “Ông viết từ tiểu thuyết ái tình, tiểu thuyết tình cảm, qua những tiểu thuyết luận đề, đến tiểu thuyết tâm lý, sự tiến hóa ấy chứng ra rằng mỗi ngày ông càng muốn đi sâu vào tâm hồn người ta”[161; tr.98]. Chắc chắn những nhận định của Vũ Ngọc Phan trong một cuộc tổng kết

thành tựu của tiểu thuyết đương thời, nói lên sự thành công của các nhà văn và sự lớn mạnh của nền văn học đang bước qua thời kỳ hiện đại đã chứng tỏ: tiểu thuyết tâm lý mới định hình và phát triển lên tới đỉnh cao nghệ thuật văn xuôi tự sự. Nói vậy có nghĩa là tiểu thuyết tâm lý đã đỉnh cao nhất mà các nhà văn hướng tới. Phân tích tâm lý trong tiểu thuyết trở thành khuynh hướng chính chi phối nội dung của hầu hết các cuốn tiểu thuyết hiện đại. Dù tiểu thuyết có theo khuynh hướng nào, khuynh hướng lịch sử, khuynh hướng xã hội, khuynh hướng luận đề hay khuynh hướng tâm lý thì phân tích tâm lý cũng trở thành kỹ thuật quan trọng. Điểm khác của tiểu thuyết tâm lý so với các tiểu thuyết thuộc thể tài khác là quá trình tâm lý trở thành yếu tố bao trùm chi phối toàn bộ cuốn tiểu thuyết từ kết cấu, cốt truyện, xây dựng nhân vật đến tổ chức ngôi kể, điểm nhìn và ngôn ngữ.

Nhiều nhà nghiên cứu từng nhận định: “Hạnh là một tâm lý tiểu thuyết”

[161; tr.168], “Tiểu thuyết Đôi bạn như bữa tiệc tâm lý sang trọng đôi khi đến mức

thừa mứa [...], có những thành công trong nghệ thuật xây dựng cốt truyện tâm lý, trong việc kết hợp tiểu thuyết luận đề và tiểu thuyết tâm lý” [46; tr.16-17], “Tất cả cái gì vẽ ra, viết ra chỉ đủ cần để diễn tả cái nhìn hướng nội” và “Từ Trống mái trở đi, tác giả hầu như khinh hẳn câu chuyện, hướng ngòi bút vào phân tích tâm lý”

[142; tr. 463, 467]. Ở những tác phẩm như Nửa chừng xuân, Đoạn tuyệt, Thừa tự,

các tác giả Tự lực văn đoàn còn hướng đến cuộc sống bên ngoài khi cố gắng xây

dựng cốt truyện hành động nhưng đến những tác phẩm sau này như Đôi bạn, Bướm

trắng cốt truyện ngả dần sang cốt truyện tâm lý. Vì thế, Thanh Lãng đã chỉ ra rằng

tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên của Khái Hưng đầy thi vị bởi vì “xây dựng cốt truyện

mới hẳn: tình tiết ít, một sự gợi cảm, một không khí đầm ấm, những màu sắc phảng phất...” [99; tr. 753].Với Hồn bướm mơ tiên, Khái Hưng trở thành người tiếp tục

những nỗ lực cách tân tiểu thuyết từ Hoàng Ngọc Phác. Khái Hưng thay cốt truyện

hành động vốn quan trọng trong tiểu thuyết truyền thống sang vận dụng kiểu cốt

truyện tâm lý. Hồn bướm mơ tiên là câu chuyện tình yêu vô cùng lãng mạn nhưng

rất đỗi éo le giữa hai nhân vật Ngọc và Lan. Đó là tình yêu của một chàng trai thành phố với một cô gái nương nhờ cửa thiền. Cốt truyện được dựng theo dòng thời gian, khởi đầu từ cuộc gặp gỡ giữa Ngọc và Lan. Ngọc lên thăm bác tu ở chùa Long

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Khuynh hướng tiểu thuyết tâm lý Việt Nam từ 1925 đến 1945 (Trang 136 - 142)