Ngôn ngữ chú trọng cảm xúc, tâm trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Khuynh hướng tiểu thuyết tâm lý Việt Nam từ 1925 đến 1945 (Trang 142)

Chƣơng 4 ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA TIỂU THUYẾT TÂM LÝ

4.3. Ngôn ngữ chú trọng cảm xúc, tâm trạng

4.3.1. Vai trò của ngôn ngữ cảm xúc

Công cuộc hiện đại hóa nền văn học dân tộc cuối thế kỷ XIX nửa đầu thế kỷ XX đã bổ sung cho kho tàng tiếng Việt một lượng từ vô cùng phong phú. Kế thừa những thành tựu văn chương viết bằng chữ Hán và văn chương viết bằng chữ Nôm trong hành trình hàng chục thế kỷ, kho từ ngữ tiếng Việt nửa đầu thế kỷ XX đã có rất nhiều từ ngữ chỉ cảm giác. Điều này tạo thế mạnh cho các nhà thơ đồng thời tạo thế mạnh các nhà văn sáng tác, nhất là vận dụng nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật. Trong tiểu thuyết của mình, Nam Cao đưa đến cho người đọc vốn ngôn ngữ đầy chất bi kịch với những triết lý sâu sắc. Trong tiểu thuyết của mình, Vũ Trọng Phụng phô diễn cả một kho từ vựng của đủ loại tầng lớp như dân quê, thị dân, thậm chí cả tầng lớp lưu manh, dưới đáy.Trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, những nhà văn thuộc khuynh hướng lãng mạn, người đọc chứng kiếnsố lượng từ vựng lớn thuộc đủ mọi tầng lớp người từ tầng lớp trung lưu, có học đến tầng lớp bình dân, lao động ở chốn quê. Nhưng kho từ ngữ thống kê ra được trong tiểu thuyết lãng mạn luôn là những từ ngữ giàu sức biểu thị cho những vẻ đẹp nhẹ nhàng, lãng mạn, giàu xúc cảm. Từ ngữ của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn hợp với tả chàng trai, cô gái ưa mơ mộng, sống với cảnh trí tưởng tượng.Những cái kết trong tiểu thuyết lãng mạn bao giờ cũng buồn mà đẹp.

Để tạo cảm giác, khi diễn tả tâm lý nhân vật, bao giờ các nhà văn cũng tả chi tiết, cụ thể. Đó là khi nhà văn Nam Cao tả suy nghĩ của nhân vật Thứ: “Nhưng sự hài lòng của Thứ không bền. Chẳng bao lâu y nhận ra số học trò tăng lên nhiều quá chỉ khổ y. Y vất vả thêm. Mà số lương thì vẫn thế” [22; tr.9]. Còn đây là lời bà

ngoại Thứ: “Cha mẹ nó! Nó bóp hầu, bóp cổ người ta. Thuế nhà mình mà nó tính hai chục bạc! Nó lấy một mà hai. Ở cái làng này mà thấp cổ, bé miệng thì ức thật. Chúng nó không còn để cho người ta sống”. Lại có những câu chứa đầy ý triết lý trong suy nghĩ của Thứ: “Và ngày tháng cứ bình lặng trôi đi như vậy, bình lặng và vô tư” [22; tr.28]. Người đọc bắt gặp không chỉ một lần những từ ngữ, câu văn như thế trong nhiều truyện ngắn của Nam Cao. Đó là vốn từ của nhà văn, nó bị chi phối bởi quan niệm nghệ thuật của nhà văn, nó góp phần tạo nên phong cách cá

nhân.Ngôn ngữ trongSống mòn có khả năng biểu đạt cao những suy tư mang tính

triết lý. Những đoạn suy tư mang tính triết lý thường dễ khơi gợi cảm giác. Nhà văn vận dụng từ ngữ chú trọng cảm giác nhằm gợi lên tâm trạng của nhân vật. Phần nhiều từ ngữ trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng ẩn chứa những “ẩn ức” khó nói ra của nhân vật. Sự nhắc đi nhắc lại một câu nói tục tĩu lại vừa thể hiện tính cách nhân vật, vừa thể hiện sự dồn nén tâm trạng. Câu nói tục tĩu thường biểu lộ sự phá phách, biểu lộ mẫu thuẫn ngấm ngấm bên trong chực bùng nổ ra bên ngoài. Liêm

trong Lấy nhau vì tình đã thể hiện mình là người ghen và kèm theo đó là những từ

ngữ mang tính dục xuất hiện trong suy nghĩ như: “Chàng lại tiếc những cái hôn đáng lẽ nồng nàn, đằm thắm của mình, của hai người vào những lúc Quỳnh cứ phải giật mình hoảng sợ, tưởng có kẻ nào vẫn đứng rình mò ở sau lưng” [165; tr.103]. Liêm cố công giải thích cho người yêu trong cái sự mưu mô của thứ triết lý: “Cái dâm dẫu rằng phải kể đến cái dâm trong đôi ta, thì cũng phải kể đến cái gì là dâm tà, cái gì là dâm chính” [165; tr.108]. Nhân vật của Vũ Trọng Phụng thoải mái nói những câu cửa miệng như: “Mẹ kiếp”, “Nước mẹ gì” (lời nhân vật Xuân Tóc đỏ trong Số đỏ), thì cũng thế, những “Dâm”, “dâm tà”, “dâm chính” dễ dàng thốt ra trên miệng những đôi lứa yêu nhau để biện hộ cho dục vọng bên trong.

Trong tiểu thuyết của các nhà văn Tự lực văn đoàn, nhóm từ ngữ thể hiện

cảm giác cụ thểxuất hiện rất nhiều. Khái Hưng miêu tả tâm trạng của Lan trong Hồn

bướm mơ tiên: “Lan ngồi phịch xuống giường với tay bưng mặt khóc nức nở không ra tiếng. Nỗi sầu khổ trong lòng theo hàng lệ dần dần tiêu tan” [146; tr.95]. Còn ở

Đôi bạn: “Dũng quay lại đặt những quả đậu vào lòng bàn tay Loan. Hai người đứng gần nhau quá, Loan ngượng cúi mặt xuống nhìn những quả đậu trong tay rồi đưa cho Dũng xem. Dũng yên lặng nghe Loan nói” [150; tr. 109]. Hàng loạt từ ngữ cụ

thể dùng để miêu tả tâm trạng nhân vật trong Bướm trắng: “Tự nhiên Thu có một

cử chỉ thân mật như vợ với chồng, kéo hai bàn tay của Trương đặt lên đùi mình. Trương nhận thấy hơi ấm của đùi Thu thấm dần vào hai bàn tay và đoán thấy cái êm ái của làn lụa trơn trên da thịt” [114; tr.12] Những từ ngữ như thế còn xuất hiện

nhiều trong Trống mái, Hạnh, Nắng thu...

Bên cạnh từ ngữ cụ thể chỉ cảm giác, ngôn ngữ tiểu thuyết tâm lý chủ yếu là

diễn tả cảm giác, tâm trạng của con người. Trong Sống mòn của Nam Cao, độc giả

vật, đến ngoại cảnh bao giờ cũng được miêu tả qua dòng tâm trạng, qua cái nhìn tràn ngập suy tư của nhân vật Thứ hay của San - qua lời kể của Thứ. Trong Lấy nhau vì tình, Vũ Trọng Phụng miêu tả tỉ mỉ cảm giác của nhân vật Liêm khi ở gần Quỳnh và miêu tả tỉ mỉ tâm trạng ghen tuông của Liêm. Cơn ghen đã đẩy nhân vật Liêm vào tình trạng mất kiểm soát. Cơn ghen nhen dần trong tâm trí và bùng cháy, toả ra trong mọi hành động của Liêm.

Bên cạnh đó, trong tiểu thuyết tâm lý, đa phần từ ngữ bao gồm những động - tính từ chỉ cảm giác thường xuyên xuất hiện. Người đọc liên tục bắt gặp những

đoạn chứa đựng động - tính từ biểu lộ cảm giác trong Hồn bướm mơ tiên: “mấy cây

đại không lá ẻo lả, uốn thân trong vườn sắn um tươi, vạn vật có vẻ dịu dàng như nhuộm màu thiền êm đềm tịch mịch”, “tiếng chuông chùa inh ỏi đánh thức. Ngọc mở choàng mắt, ngơ ngác”, “các lá sắn hình hoa thị còn đọng giọt sương lóng lánh như hạt thuỷ soàn. Dưới chân đồi một dòng nước bạc thấp thóang lượn khúc trong đám sương mù”, “Tiếng kinh du dương, mùi trầm ngào ngạt” [146; tr.63, 64]. Chỉ trong hai trang truyện mà đã xuất hiện hàng loạt những động - tính từ chỉ cảm giác. Những từ ngữ chỉ cảm giác là minh chứng rõ nhất cho việc nhà văn tập trung miêu tả tâm lý nhân vật.

Những suy nghĩ sâu kín của nhân vật được dàn ra trên mặt trang giấy qua lớp lớp ngôn từ khơi gợi cảm giác. Nhưng có những tác phẩm, những gì hiện lên trên bề mặt ngôn ngữ không chỉ đơn thuần chỉ là khơi gợi cảm giác hay tâm trạng. Hãy xem ngôn ngữ khơi gợi không gian tiềm thức hiện lên trong liên tưởng của nhân vật

Trươngtrong Bướm trắng“Lòng chàng cứ lắng xuống và từ thời quá vãng xa xăm

nổi lên một hình ảnh yêu quý của tuổi thơ trong sáng: khu vườn rau của mẹ chàng với những luống rau diếp xanh thẳm, những luống thì là lá nhỏ như sương mù” [114; tr.124]. Đoạn văn này, tự nó đã gợi nên hình ảnh một khu vườn đầy sức ám gợi đòi hỏi sự giải mã của bạn đọc nhưng trên hết, đoạn văn ấy chất chứa đầy tâm trạng. Không gian trong lành kia đối lập hoàn toàn với cảnh thực tại của Trương. Cảnh ấy hiện lên trong hồi ức đưa Trương rơi vào trạngthái sám hối tinh thần. Trong nhiều tác phẩm lãng mạn, nhất là tiểu thuyết tâm lý,ngôn ngữ chú trọng cảm xúc, tâm trạng chiếm số lượng lớn.

Các nhà văn lãng mạn như Tự lực văn đoàn đã có đóng góp rất lớn đối với việc hiện đại hóa tiểu thuyết mà cụ thể là hiện đại hóa câu văn tiếng Việt. Một mặt, tiểu thuyết lãng mạn hướng đến cách diễn đạt gần gũi với đời sống sinh hoạt văn hóa của tầng lớp trung lưu trong xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Các nhà văn lãng mạn hướng đến việc tạo ra những câu văn diễn tả tình cảm lãng mạn, mượt mà, sâu lắng bằng cách kết hợp tài tình những động - tính từ diễn tả cảm giác của con người với những danh từ chỉ sự vật, hiện tượng. Những câu văn tả cảnh thiên nhiên dẫn dụ người đọc vào thế giới của cảm giác, cảm giác êm đềm tạo điều kiện cho

bướm mơ tiên: “Ánh sáng trong vắt của vầng thái dương tháng chạp chiếu qua rặng lim tùm lum. Mấy cây trẩu chung quanh vườn sắn xơ xác cành khô. Luồng gió

thoảng qua, lá vàng rơi lác đác” [146; tr.119], bắt gặp trong Đôi bạn: “Những giọt

cà phê rơi xuống làm sóng nước ở trong cốc. Thời giờ thong thả qua. Ánh nắng ở trên tường xuống thấp dần; ngoài hiên nắng, mấy con ruồi thỉnh thoảng bay vụt lên rồi đỗ nguyên chỗ cũ. Mấy câu cải treo ngược trên dây thép còn thừa ít hoa vàng” [150; tr.212]. Những đoạn tả cảnh như thế có thể trích ra rất nhiều. Điều đó chứng tỏ nhà văn Tự lực văn đoàn đã bám sát cuộc sống thực, vận dụng từ ngữ để miêu tả cảnh vật như nó có thật ngoài đời nhằm tạo nên không khí chân thực của câu chuyện. Đó là thứ ngôn ngữ giản dị và cảm động.

4.3.2. Những biểu hiệncủa ngôn ngữ cảm xúc

4.3.2.1. Ngôn ngữ kể biểu hiện nội tâm

Nói đến ngôn ngữ kể không thể không nhắc đến việc tổ chức điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết hiện đại. Bởi tâm lý nhân vật được biểu đạt ngay từ khi nhà văn chọn một điểm nhìn để kể lại câu chuyện. Tuy nhiên, ở luận án này, chúng tôi nhận thấy việc luân chuyển điểm nhìn trong tiểu thuyết nửa đầu thế kỷ XX là một cách tân nghệ thuật, một dấu hiệu khẳng định tiểu thuyết bước hẳn vào thời kỳ hiện đại hóa. Đối với tiểu thuyết tâm lý, việc tổ chức điểm nhìn chưa hẳn là một đặc điểm tiêu biểu mà ngôn ngữ kể mới là những đóng góp nổi bật của dòng tiểu thuyết này. Quá trình tâm lý chi phối kết cấu, cốt truyện, điểm nhìn và ngôn ngữcũng không phải là một ngoại lệ. Ngôn ngữ kể biểu hiện nội tâm trở thành dấu hiệu nghệ thuật giúp nhận biết tiểu thuyết tâm lý.

Ngay từ Nước hồ Gươm (1928), Lan Khai đã vận dụng ngôn ngữ kể biểu

hiện nội tâm. Dưới đây là một đoạn trong Nước hồ Gươm: “Người âu phục tuy nói

thế song vẫn chưa tỏ hết được mọi nỗi hối hận sượng sùng, cảm thương đau xót nó đang chia xé lòng chàng lúc bấy giờ. Mỗi lần nhìn thấy vợ nằm trơ trơ như thế lại nhớ đến xưa kia vợ mình tuyệt phẩm giai nhân, nếu số phận may ra thì cuộc đời tức là cái ngai vàng để treo giá ngọc; chỉ vì nhầm phải cái mưu mẹo đê hèn của mình đến nỗi ngày nay một đời tan nát thì chàng lại bùi ngùi thương xót mà càng tự khinh bỉ mình lắm” [91]

Một đoạn văn ngắn mà chứa đựng những động - tính từ biểu hiện nội tâm, chất chứa tâm trạng như: “hối hận, sượng sùng, cảm thương, đau xót, bùi ngùi, thương xót, khinh bỉ” đủ cho thấy dụng công của Lan Khai khi vận dụng ngôn ngữ kể nhằm khơi gợi diễn biến nội tâm của nhân vật trong tiểu thuyết.

Trong Đôi bạn, Nhất Linh vận dụng hàng loạt từ ngữ biểu hiện nội tâm trong

những đoạn văn như: “Khói trầm trong lư hương tỏa ra khiến Dũng có cái cảm tưởng rằng cụ như không phải là một người còn sống nữa. Dũng không sao bỏ được cái ý tưởng so sánh vụ với một cây gỗ đem bày ra đấy chỉ để khoe khoang” [150;

ngùi thở dài ứa nước mắt khóc. Đâu là lời Phong hẹn cùng nàng đi trốn, đưa nàng đi biệt một nơi xa vắng để cùng sống với nàng một cuộc đời đằm thắm ái ân. Bây giờ... một mình Trâm đi... nàng bỏ một cảnh đời nhục nhã để bước chân vào một cuộc đời vô định, thân gái một mình với môt vết thương không bao giờ mất” [147; tr.307]. Không đơn thuần vận dụng từ ngữ chỉ cảm giác, gợi cảm giác để tạo nên những câu văn miêu tả hành động, suy nghĩ của nhân vật mang đầy sắc thái biểu cảm, các nhà văn lãng mạn như Nhất Linh đã tạo nên ngay trong giọng điệu trữ tình của những câu văn như trên rất nhiều cảm xúc, từ đó khơi gợi lên trước mắt người đọc cả cái đời sống nội tâm phong phú của nhân vật.

Trong Cỏ dại, cuốn tiểu thuyết nhuốm màu sắc tự truyện, Tô Hoài sử dụng

nhiều lần ngôn ngữ kể biểu hiện nội tâm: “Chỉ đến bây giờ, những đêm ngồi viết khuya, trông ra ngoài đầu hè, vẫn thấy u tôi lặng lẽ ngồi xắm giấy bóng đổ chập chờn trên vách. Đã bao nhiêu năm qua” [77. Tr.36].

Nam Cao, người bạn thân của Tô Hoài, đã vận dụng ngôn ngữ kể biểu hiện nội tâm một cách nhất quán, liên tục trong tiểu thuyết Sống mòn. Nhân vật Thứ không ngừng suy tư, không ngừng triết lý, không ngừng lý giải các hiện tượng cuộc sống diễn ra xung quanh mình. Tâm lý của nhân vật biểu hiện đủ đầy nhất qua lối những trường đoạn trữ tình ngoại đề mà ở đó, ngôn ngữ nửa trực tiếp đã được nhà văn sử dụng triệt để để bóc trần những nghĩ suy, những tính toán, những cảm xúc bề bộn trong con người nhân vật Thứ:

Ở bên ngoài nắng nhạt dần dần. Nắng úa vàng. Sức nắng giảm rất mau. Thứ tưởng như trông thấy thời gian trôi và ngày chết dần đi. Mấy cái tàu chuối hơi cúp xuống, gió chỉ khẽ lung lay và ngây ra trong một dáng điệu ngẩn ngơ. Thứ thấy nổi lên trong lòng một nỗi uất ức tối tăm, nó nâng một cục gì lên lấp lấy cổ y [22; tr.183-184]

Liền sau đó, nhà văn để cho Thứ triết lý: “Y nghiến răng, khẽ đập tay xuống giường, rít lên một tiếng làu nhàu, như một người điên. Một chút nước mắt ứa ra trên đôi mắt căng thẳng của y” [22; tr.184]. Đấy là đoạn kể về việc nhân vật Thứ trong một phút bỗng muốn bỏ quách cái trường, bỏ mặc học trò, nghĩa là bỏ việc mà về quê sống với Liên, hưởng cái hạnh phúc bình dị. Rồi liền ngay sau đó, nhà văn lại để cho nhân vật nghĩ lại: “Y không thể nghĩ liều. Cơm, áo, vợ, con, gia đình... bó buộc y. Y cứ phải gò cúi mãi! Gò cúi mãi! Làm! Chỉ có làm! Chịu khổ! Mà chẳng bao giờ được hưởng, mà chẳng bao giờ cất đầu lên nổi.” [22; tr.184]. Người đọc có thể vừa tưởng tượng ra hành động của Thứ, vừa cảm nhận được cái uất ức, cái đè nén, cái bế tắc trong cuộc đấu tranh nội tâm dai dẳng của nhân vật. Như thế, kỹ thuật miêu tả tâm lý nhân vật đã có bước tiến mới so với tiểu thuyết lãng mạn đương thời. Ngôn ngữ kể biểu hiện nội tâm trong trường hợp này đã trở thành đặc điểm của dòng tiểu thuyết hiện thực tâm lý mà Nam Cao là nhà văn đi tiên phong.

Từ hai tác phẩm tiêu biểu của Nhất Linh và Nam Cao, chúng tôi nhận thấy chỉ trong tiểu thuyết tâm lý thì ngôn ngữ kể biểu hiện nội tâm mới được vận dụng một cách linh hoạt, liên tục trong suốt chiều dài tác phẩm, qua nhiều trường đoạn miêu tả tâm lý nhân vật.

4.3.2.2. Ngôn ngữ đối thoại tâm lý

Ngôn ngữ đối thoại tâm lý xuất hiện trong hàng loạt tiểu thuyết tâm lý từ Tố

Tâm đến Bướm trắng, từ Lấy nhau vì tình đến Sống mòn...Ngôn ngữ kể không còn tập trung miêu tả hành động, miêu tả ngoại hình nữa mà chuyển hẳn sang miêu tả

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Khuynh hướng tiểu thuyết tâm lý Việt Nam từ 1925 đến 1945 (Trang 142)