Bài học từ Nha nghiên cứu kỹ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tính tất yếu về đa dạng hóa chức năng và cơ cấu tổ chức nghiên cứu và triển khai trong thiết chế tự chủ của khoa học (Trang 73 - 75)

3.1. MÔ HÌNH CỦA NHA NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT

3.1.5. Bài học từ Nha nghiên cứu kỹ thuật

Từ những nghiên cứu trên về NCKT ta thấy rằng khi thành lập NCKT, nhà nước chỉ giao cho NCKT một nhiệm rất chung đó là sản xuất vũ khí để phục vụ

chiến trường. Để thực hiện nhiệm vụ được giao NCKT được tự quyết định hướng nghiên cứu, tự tìm nguồn tài chính ngoài kinh phí hỗ trợ rất khiêm tốn của nhà nước, tự tuyển nhân lực, phân công công tác, tự tìm các mối quan hệ hợp tác trong nghiên cứu, sản xuất, đào tạo, tự chuyển giao sản phầm. Đối với NCKT, nhà nước chỉ đóng vai trò hỗ trợ về kinh phí, về cơ sở vật chất, về nhân lực... nhà nước không hề can thiệp sâu vào hoạt động nghiên cứu, đào tạo, sản xuất của NCKT. Do vậy, NCKT hoạt động rất hiệu quả.

Ngay từ khi thành lập, NCKT đã có được thiết chế tự chủ trong khoa học. Nên tuy ít người, cơ cấu tổ chức rất đơn giản, nhưng hoạt động của NCKT là một quy trình khép kín từ nghiên cứu đến sản xuất thử, thử nghiệm sản phẩm, tìm ra sai sót, khắc phục và sản xuất thử lại cho đến khi được sản phẩm hoàn chỉnh, mang sản phẩm đi chuyển giao, đào tạo cán bộ để sử dụng sản phẩm, sau đó còn bảo hành, sửa chữa sản phẩm.

Khi mới thành lập, các cán bộ của NCKT, ngoài GS. Trần Đại Nghĩa, không ai biết về vũ khí, trình độ đại học cũng không nhiều. GS. Trần Đại Nghĩa chỉ dạy được vài buổi, sau đó mọi người tự học. Vậy mà, NCKT đã tạo được những sản phẩm rất hiệu quả trên chiến trường. Đó là do thiết chế tự chủ của NCKT buộc các nhà khoa học phải năng động tìm hiểu thực tế chiến trường, tự trau dồi kiến thức, phải có trách nhiệm đối với sản phẩm của mình.... Tự chủ trong khoa học giúp các nhà khoa học ở NCKT phát huy được hết khả năng, năng lực của mình để phục vụ nghiên cứu.

Thành công của NCKT một phần cũng là do có được một cơ cấu rất hoàn chỉnh để thực hiện đa dạng hóa chức năng nghiên cứu, đào tạo và sản xuất. Từ đó, thiết lập nên một thiết chế tự chủ.

Ở NCKT đã thể hiện được quyền tự chủ và năng lực tự chủ.

Như vậy, tự chủ trong khoa học đã từng tồn tại ở ngay tại Việt Nam từ những năm cuối thập niên 40 của thế kỷ trước.

Thành công của NCKT là minh chứng cho thành công của tính tự chủ trong các viện công nghệ, gợi suy cho mô hình tự chủ của các viện NC&TK đương đại ở nước ta [68].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tính tất yếu về đa dạng hóa chức năng và cơ cấu tổ chức nghiên cứu và triển khai trong thiết chế tự chủ của khoa học (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)