ÁN CẦN TẬP TRUNG GIẢI QUYẾT
1.3.1. Kết quả đã đạt đƣợc:
1.3.1.1. Những nghiên cứu trong nước:
- Đã làm rõ một số vấn đề về tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các tổ chức nghiên cứu và triển khai.
- Đưa ra những rào cản trong tiến trình thực hiện Nghị định 115.
- Phân tích các điều kiện để một tổ chức KH&CN công lập có thể chuyển đổi theo Nghị định 115.
- Làm rõ vai trò của nhà nước trong quá trình chuyển đổi sang thiết chế tự chủ. - Làm rõ nhu cầu khách quan trong quá trình tự chủ, tự chịu trách nhiệm là được tự chủ tái cơ cấu.
- Một số nghiên cứu đi sâu phân tích những bất cập về mặt triết lý của quá trình chuyển đổi, từ triết lý nhà nước làm khoa học sang một triết lý khác trong đó nhà nước quản lý vĩ mô về khoa học.
- Đa số các nghiên cứu chú trọng đến tự chủ về tài chính và xoay quanh việc làm thế nào để tự chủ về tài chính.
1.3.1.2. Những nghiên cứu trên thế giới
- Các nghiên cứu nhấn mạnh về lợi ích và tầm quan trọng của tự chủ đối với các tổ chức nghiên cứu và triển khai.
- Chứng minh tính tất yếu của thiết chế tự chủ trong khoa học. - Nêu rõ các nội dung của tự chủ, các mức độ tự chủ.
- Các nước xã hội chủ nghĩa trong quá trình chuyển đổi đã đưa ra bài học về hoàn thiện thiết chế tự chủ, những bước tiến trong tự chủ, cách thức để chuyển sang nền khoa học tự chủ.
1.3.2. Những vấn đề chƣa đƣợc giải quyết
1.3.2.1. Các công bố, đề tài, luận văn trong nước:
- Chưa làm rõ quyền tự chủ, năng lực tự chủ và mối quan hệ giữa quyền tự chủ và năng lực tự chủ.
- Chỉ tập trung nghiên cứu giải quyết vấn đề tài chính mà chưa chú trọng đến hoạt động và điều kiện để tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
- Chưa có công trình nào nghiên cứu về tái cơ cấu các tổ chức nghiên cứu và triển khai theo hướng đa dạng hóa để thực hiện quyền tự chủ. Luận văn của Phạm Thị Bích Ngọc mới chỉ bàn về tái cơ cấu viện nghiên cứu theo mô hình học viện để kết hợp được chức năng nghiên cứu với đào tạo mà chưa đề cập đến chức năng sản xuất.
- Chưa làm rõ được mối quan hệ giữa đa dạng hóa chức năng và cơ cấu tổ chức nghiên cứu và triển khai với thiết chế tự chủ.
1.3.2.2. Các công trình nghiên cứu trên thế giới
- Ở các nước phát triển đã có thiết chế tự chủ trong khoa học, các tổ chức nghiên cứu và triển khai của họ vốn đã đa dạng hóa chức năng và cấu trúc nên họ
không nghiên cứu về vấn đề này nữa mà chỉ phân tích tầm quan trọng và nội dung của tự chủ trong các tổ chức nghiên cứu và triển khai, không đưa ra cách thức và hướng đi để có thiết chế tự chủ trong khoa học.
- Ở các nước xã hội chủ nghĩa:
+ Trung Quốc cũng giống một số nghiên cứu của Việt Nam chuyển viện cứu thành doanh nghiệp mà không tìm hướng đi cho các viện nghiên cứu có thể chuyển dần sang tự chủ.
+ Ở các nước Đông Âu cách thức chuyển đổi sang thiết chế tự chủ của họ phần lớn là xóa bỏ hệ thống cũ và xây dựng lại hệ thống mới. Cách thức chuyển đổi này không phù hợp ở nước ta.
1.3.3. Vấn đề luận án tập trung nghiên cứu
- Với sự ổn định chính trị, không thể phá vỡ các tổ chức nghiên cứu và triển khai như một số nước Đông Âu mà phải chuyển dần sang tự chủ.
- Quyền tự chủ ở Việt Nam là do nhà nước trao phải tìm cách biến những quyền tự chủ đó thành năng lực tự chủ cho các tổ chức nghiên cứu và triển khai.
- Để thực hiện điều này phải tái cơ cấu các viện nghiên cứu và triển khai theo hướng đa dạng hóa chức năng và cơ cấu như tính tất yếu của thiết chế tự chủ trong khoa học.