Sơ đồ cơ cấu của các viện nghiên cứu và triển khai

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tính tất yếu về đa dạng hóa chức năng và cơ cấu tổ chức nghiên cứu và triển khai trong thiết chế tự chủ của khoa học (Trang 81 - 91)

trong nền kinh tế thị trường

Cơ cấu của các viện nghiên cứu và triển khai đã tiến hóa theo xu hướng đa dạng hơn. Ngoài các khối nghiên cứu, triển khai, đào tạo trực thuộc, các viện còn có các doanh nghiệp spin-off.

Qua phần trình bày trên, ta thấy rằng để thích ứng với kinh tế thị trường, cơ cấu của các viện nghiên cứu và triển khai đang dần tiến hóa theo hướng đa dạng

DN Spin-off

Viện Nghiên cứu và Triển khai Khối hành chính Khối tư vấn, dịch vụ Đào tạo (Khoa phối thuộc Khối nghiên cứu khoa học Khối nghiên cứu và triển khai Xưởng sản xuất DN Spin- off DN Spin-off Các phòng Các phòng Các phòng nghiên cứu Các nhóm nghiên cứu

phát triển trên thế giới. Góp phần vào quá trình tiến hóa của các viện nghiên cứu và triển khai không thể thiếu sự hỗ trợ của các chính sách nhà nước.

3.3.3. Tác động của chính sách đến quá trình đa dạng hóa cơ cấu.

Các chính sách tác động đến quá trình đa dạng hóa cơ cấu của các viện nghiên cứu và triển khai cũng không ngoài các chính sách trong Bảng 3.1.

Quyết định số 175/CP của Chính phủ năm 1981, góp phần vào việc đa dạng hóa cơ cấu của các tổ chức nghiện cứu và triển khai khi họ được ký hợp đồng với bên ngoài thay vì chỉ làm theo kế hoạch của nhà nước như trước đây.

Nghị quyết 51/HĐBT năm 1983 cho phép các viện/trường đại học được thành lập các doanh nghiệp spin-off. Nghị quyết này đã đưa thêm các doanh nghiệp vệ tinh vào trong cơ cấu của các tổ chức nghiên cứu và triển khai.

Quyết định số 134/HĐBT cho phép các bên ký hợp đồng có quyền thỏa thuận giá. Quyết định này thúc đẩy thành lập các xưởng sản xuất và các doanh nghiệp vệ tinh trong cơ cấu của các viện nghiên cứu và triển khai. Quyết định 134/HĐBT còn quy định không chỉ các cơ quan khoa học mới được ký hợp đồng mà các “tập thể tự nguyện giữa các nhà nghiên cứu” cũng được phép ký hợp đồng. Việc này đã tạo thành các nhóm nghiên cứu và công nhận họ. Quyết định này góp phần tạo thêm cơ cấu dự án trong cơ cấu chức năng vốn có của các viện nghiên cứu để tạo thành một cơ cấu ma trận linh hoạt, mềm dẻo, hoạt động với năng suất cao.

Pháp lệnh chuyển giao công nghệ đã giúp các viện bổ sung thêm vào cơ cấu bộ phận dịch vụ.

Nghị định 35/HĐBT năm 1992 đưa ra những quy định rất cởi mở: khi muốn thành lập một tổ chức KH&CN thì các đương sự không phải xin phép một cơ quan nào cả, chỉ phải xin phép cấp trên của mình và chỉ cần đăng ký trước một cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nghị định này đã tạo nên các doanh nghiệp 35 trong cơ cấu của các viện nghiên cứu và triển khai.

Các Nghị định 115 năm 2005, Nghị định 80 năm 2006, Nghị định 16 năm 2015, đều khuyến khích, tạo điều kiện hỗ trợ để các viện đa dạng hóa cơ cấu tiến tới có thể thực hiện quyền tự chủ của mình.

3.4. TIẾN HÓA VỀ THIẾT CHẾ Tự CHủ CỦA CÁC VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI Ở VIỆT NAM VÀ TRIỂN KHAI Ở VIỆT NAM

3.4.1. Quá trình tự điều chỉnh của các viện nghiên cứu và triển khai dẫn đến nhu cầu tự chủ nhu cầu tự chủ

Mọi tổ chức không cô lập mà tồn tại và hoạt động trong một hệ thống lớn hơn. Hệ thống lớn hơn đó là môi trường của tổ chức, tuy môi trường là những gì không thuộc tổ chức nhưng có quan hệ trực tiếp hay thực sự ảnh hưởng đến tổ chức. Môi trường biến động thì tổ chức phải điều chỉnh để cân bằng với môi trường. Sự điều chỉnh đó có thể do cấp trên của tổ chức đề ra do họ phát hiện những biến động của môi trường, nhưng điều này rất hãn hữu, còn chủ yếu sống trong môi trường, tổ chức phát hiện những biến động của môi trường và theo lẽ tự nhiên nó phải tự điều chỉnh để giữ cân bằng với môi trường để tồn tại. Việc tự điều chỉnh này phản ánh sự nhạy cảm của tổ chức với môi trường. Tự điều chỉnh của các tổ chức là hiện tượng bình thường, nhưng khi có những biến động lớn của môi trường thì hiện tượng này thể hiện rõ rệt hơn. Ở nước ta, vào thập niên 80 là thời kỳ diễn ra những biến động to lớn về môi trường, đã tác động sâu sắc đến các tổ chức. Thời kỳ đó là giai đoạn cuối cùng của nền kinh tế kế hoạch hoá chỉ huy tập trung, đã đưa nước ta vào cơn khủng hoảng trầm trọng, người dân Việt Nam mẫn cảm với môi trường đã phải tự cởi trói, tự phá rào v.v... để tự mình vượt qua cơn khủng hoảng của đất nước. Việc tự điều chỉnh trong nông nghiệp đã lan sang các khu vực trì trệ khác trong đó có khu vực nghiên cứu khoa học. Trước đây, cũng giống như các nước xã hội chủ nghĩa khác, các viện nghiên cứu và triển khai của Việt Nam tách rời với các trường đại học và các doanh nghiệp, chỉ làm công việc nghiên cứu. Nhà nước quản lý và chỉ huy toàn bộ công việc nghiên cứu từ khi lập kế hoạch, cấp kinh phí, theo dõi hoạt động, phân phối sản phẩm…Khi chuyển sang kinh tế thị trường các viện nghiên cứu và triển khai cũng bị rơi vào khủng hoảng, đồng lương của các cán bộ nghiên cứu không thể đảm bảo cuộc sống, nhiều cán bộ bỏ viện ra ngoài làm để có thêm thu nhập. Sau Quyết định 175/CP năm 1981, các viện nghiên cứu và triển khai cũng bắt đầu tự điều chỉnh để thích nghi với môi trường. Với các nước có nền kinh tế thị

trường thì thiết chế tự chủ đương nhiên tồn tại trong các tổ chức nghiên cứu và triển khai như một lẽ tự nhiên. Vì vậy, trong môi trường của nền kinh tế thị trường, các viện nghiên cứu và triển khai của Việt Nam cũng buộc phải tự điều chỉnh theo xu hướng tự chủ mới có thể thích nghi và tồn tại được. Và thực tế từ những năm 80 đến nay, các viện nghiên cứu và triển khai đang tự điều chỉnh dần theo hướng tự chủ, dưới sự điều chỉnh dần dần của các văn bản pháp luật của nhà nước (theo Bảng 3.1). Tuy nhiên, đến nay, hầu hết các viện nghiên cứu và triển khai vẫn đang trong quá trình tự điều chỉnh, chưa đạt đến được thiết chế tự chủ.

3.4.2. Tự chủ - tự chịu trách nhiệm

3.4.2.1. Tình hình tự chủ - tự chịu trách nhiệm của các viện nghiên cứu và triển khai thời kỳ trước đổi mới (trước năm 1987):

Trước năm 1987, nền kinh tế của nước ta phát triển theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, hoạt động khoa học và công nghệ được quan niệm là một hoạt động do nhà nước độc quyền hay nói cách khác là “nhà nước làm khoa học”. Nhà nước lập kế hoạch hoạt động khoa học và công nghệ, nhà nước quản lý và điều hành. Chi phí cho hoạt động khoa học và công nghệ do nhà nước cấp và kiểm soát, theo dõi chi tiêu.

Các đơn vị nghiên cứu đều lo hoàn thành chỉ tiêu, kế hoạch được giao và nộp sản phẩm cho nhà nước. Chất lượng sản phẩm như thế nào đã có đầu ra là nhà nước chịu, quan hệ giữa họ lúc này là quan hệ gián tiếp, mọi việc đều phải qua cơ quan lãnh đạo cấp trên. Mô hình lý tưởng xây dựng các viện nghiên cứu lúc này là trở thành các viện hàn lâm chuyên ngành.

Cơ chế quản lý các viện nghiên cứu theo cơ chế hành chính chỉ huy, có “quan hệ dọc”, cán bộ khoa học không được cộng tác với bên sản xuất nếu không qua cấp quản lý.

Thời kỳ này chia làm 2 giai đoạn tương ứng với cơ chế quản lý có thay đổi: Giai đoạn tập trung hóa cao độ: Các đơn vị cơ sở chỉ được thực hiện một kế hoạch duy nhất, đó là kế hoạch nhà nước giao. Nhà nước giao nhiệm vụ cho các đơn vị nghiên cứu tương ứng với số kinh phí đã được cân đối sẵn, theo tỷ lệ đã được

định trước, theo mức bình quân kinh phí trên đầu người nhân với số lượng người trong mỗi đơn vị cơ sở. Đơn vị nào nhiều người thì được nhiều kinh phí bất kể đơn vị đó hoạt động ra sao.

Về hình thức, hoạt động khoa học và công nghệ là tập trung hóa nhưng thực chất thì phân tán, không phản ánh nhu cầu cần giải quyết của khoa học và công nghệ đối với sản xuất và đời sống

Giai đoạn phi tập trung hóa trong khuôn khổ độc quyền nhà nước về hoạt động khoa học và công nghệ. Giai đoạn này bắt đầu có ít chuyển biến trong việc tự chủ của các đơn vị khoa học và công nghệ đánh dấu bằng Quyết định 175/CP năm 1981 cho phép “ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế trong nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ”. Với Quyết định này, các đơn vị bắt đầu có quyền thực hiện các nhiệm vụ ngoài kế hoạch của nhà nước. Quản lý khoa học và công nghệ đã được cải cách theo hướng phi tập trung hóa, số lượng chỉ tiêu pháp lệnh được giảm xuống, cho phép các đơn vị có kế hoạch 3, là tự làm cho mình không theo chỉ tiêu của nhà nước. Tuy nhiên vốn là kế hoạch phụ nên phạm vi cũng rất hạn hẹp, chỉ là biện pháp tình thế để giải quyết khó khăn về đời sống.

Ở giai đoạn này, các đơn vị khoa học và công nghệ đã bắt đầu được cởi trói nhưng vẫn phải hoạt động trong khuôn khổ độc quyền của nhà nước.

3.4.2.2. Tình hình tự chủ - tự chịu trách nhiệm của các viện nghiên cứu và triển khai thời kỳ sau đổi mới (từ năm 1987 đến nay):

Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (tháng 12/1986), đất nước ta bước sang thời kỳ mới – thời kỳ đổi mới toàn diện. Đại hội Đảng lần thứ VII, tổng kết thực tiễn hơn 4 năm đổi mới, rút ra bài học, đề ra phương hướng đẩy mạnh sự đổi mới ở nước ta theo mô hình phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ chế quản lý kinh tế được đổi mới đã từng bước đổi mới cơ chế quản lý hoạt động khoa học và công nghệ. Nhà nước đã có nhiều biện pháp khuyến khích công tác khoa học, tăng cường quyền tự chủ của các cơ quan nghiên cứu và triển khai. Nhà nước đã tạo cơ sở pháp lý cho các tổ chức khoa học hoạt động, xác định quan hệ

kinh tế giữa khoa học với sản xuất, xác định quyền được thỏa thuận giá cả, lợi nhuận trong hợp đồng. Nhà nước đã tạo thuận lợi cho các viện nghiên cứu và triển khai chủ động tạo lập nguồn vốn, tiếp cận với thị trường. Nhà nước thừa nhận vai trò của tư nhân trong hoạt động khoa học và công nghệ.

Sau khi đổi mới, nhờ chính sách của nhà nước, quy luật của nền kinh tế thị trường mà các viện nghiện cứu và triển khai đã dần dần được giao quyền tự chủ và thực hiện được tốt quyền tự chủ của mình. Các đơn vị 35 của các viện nghiên cứu và triển khai đã mở ra rất nhiều và hoạt động tương đối hiệu quả trong giai đoạn đầu. Tuy sau một thời gian nhiều đơn vị 35 vì nội lực kém, không thích ứng được trong điều kiện cạnh tranh của kinh tế thị trường nên phải giải thể nhưng đã đánh dấu được bước trưởng thành của các viện nghiên cứu và triển khai trong quá trình tự chủ.

Năm 2005, Nghị định 115 ra đời đánh dấu mốc quan trọng cho triết lý tự chủ hóa cơ quan KH&CN. Nghị định đã đưa ra ý tưởng và đặt nền móng cho thiết chế tự chủ. Nghị định tuy chưa thực hiện được ngay vì nhiều lý do nhưng là một tuyên ngôn chấm dứt quyền độc tôn làm khoa học của nhà nước. Đến nay, các viện nghiên cứu và triển khai vẫn đang ngày ngày triển khai thực hiện quyền tự chủ của mình.

3.4.2.3. Tác động của chính sách đến quá trình tiến hóa về thiết chế tự chủ

Trước khi đổi mới, các tổ chức nghiên cứu và triển khai chỉ thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học theo kế hoạch “Nhà nước giao”. Các hình thức tự chủ trong các tổ chức này như ký hợp đồng, hợp tác, liên kết với bên ngoài…đều bị cấm đoán (theo Nghị định 54/CP, Quyết định 64/CP về chế độ hợp đồng).

Quyết định 175/CP năm 1981 là chính sách “khoán 10” trong khoa học, cởi trói cho các tổ chức nghiên cứu và triển khai được phép ký kết các hợp đồng nghiên cứu khoa học. Quyết định 175/CP bước đầu đã góp phần tạo điều kiện cho các tổ chức nghiên cứu và triển khai được tự chủ trong việc tìm hướng nghiên cứu, tự chủ về tài chính, hợp tác và sử dụng kết quả nghiên cứu tuy mới ở mức sơ khai.

Nghị quyết 51/HĐBT cho phép các tổ chức nghiên cứu và triển khai được thành lập doanh nghiệp spin-off. Nghị quyết này giúp các tổ chức nghiên cứu và

triển khai được tự chủ về tổ chức, nhân lực, về hợp tác, về tìm hướng nghiên cứu và sử dụng kết quả nghiên cứu thông qua các doanh nghiệp của mình.

Quyết định 134 cho phép các bên ký hợp đồng được phép thỏa thuận giá, chính thức xem kết quả nghiên cứu và triển khai như một hàng hóa trao đổi trên thị trường. Việc này củng cố thêm quyền tự chủ về sử dụng kết quả nghiên cứu, về tài chính cho các tổ chức nghiên cứu và triển khai.

Các Nghị định 35/HĐBT năm 1992, Nghị định 115 năm 2005, Nghị định 80 năm 2006 và Nghị định 16 năm 2015 ngày càng thể hiện rõ về ý tưởng về tự chủ, nghị định trao một số quyền tự chủ cho các tổ chức nghiên cứu và triển khai và còn tạo thêm điều kiện để các tổ chức NC&TK thực hiện quyền tự chủ của mình.

3.4.2.4. Tiến đến thiết chế tự chủ

Về kế hoạch nghiên cứu: Các tổ chức nghiên cứu và triển khai từ làm việc theo kế

hoạch được nhà nước giao trước đây đến nay đã tự lên chiến lược dài hạn, kế hoạch trung hạn và ngắn hạn trong hoạt động khoa học của mình.

Về kinh phí, tài chính: Từ việc chờ nhà nước cấp phát kinh phí đến nay các viện đã

tự tìm được nguồn thu từ nhiều hoạt động khác nhau như sản xuất, dịch vụ, tư vấn, đào tạo…Các viện đã bắt đầu tự đi tìm các nguồn tài trợ như từ tư nhân, doanh nghiệp … tuy chưa thu được nhiều kết quả.

Cơ chế quản lý tài chính của nhà nước đối với các tổ chức nghiên cứu và triển khai cũng có những đổi mới theo hướng ngày càng tạo điều kiện tự chủ hơn cho các tổ chức nghiên cứu và triển khai. Trong buổi hội thảo “Những vấn đề lý luận và các quan điểm tổ chức hệ thống KH&CN trong nền khoa học tự chủ” ngày 31 tháng 01 năm 2015 tại Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, TS. Bùi Tiến Dũng đã có bài tham luận về “Đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp khoa học và công nghệ công lập và một số đề xuất”. Bài tham luận đã đưa ra những đổi mới trong chính sách đầu tư tài chính cho hoạt động khoa học và công nghệ đó là đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư cho KH&CN: khuyến khích doanh nghiệp lập quỹ phát triển KH&CN, khuyến khích lập các Quỹ phát triển KH&CN của Bộ, của tổ chức và cá nhân, khuyến khích nguồn vốn từ nước ngoài; chế độ ưu đãi đặc biệt thu

hút chuyên gia giỏi trong và ngoài nước; tạo cơ chế khoán đối với đề tài qua thông tư liên tịch số 93/2006/TTLT/BTC-BKHCN ngày 04/10/2006 Hướng dẫn chế độ khoán kinh phí của đề tài, dự án KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước [18]. Theo chế độ khoán này, đơn vị chủ trì đề tài được phép tự điều chỉnh các khoản chi tiêu trong mục khoán chi nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các đề tài, dự án trong

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tính tất yếu về đa dạng hóa chức năng và cơ cấu tổ chức nghiên cứu và triển khai trong thiết chế tự chủ của khoa học (Trang 81 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)