[Nguồn: website của Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên]
Thành tựu:
a) Nghiên cứu khoa học và đào tạo:
- Về đề tài, nhiệm vụ, dự án nghiên cứu: Viện Hoá học các Hợp chất thiên nhiên đã nghiên cứu bảo vệ thành công 04 đề tài cấp nhà nước, 09 đề tài cấp Bộ, 07 Nghị định thư, 16 đề tài nghiên cứu cơ bản, 32 đề tài cấp Viện HLKHCNVN, công bố 121 bài báo quốc tế và 260 bài trên các tạp chí có uy tín trong nước, 11 bằng sáng chế và giải pháp hữu ích trong nước và quốc tế.
- Kinh phí được cấp khoảng: 100.000.000.000đ (Một trăm tỷ đồng).
- Doanh thu từ hợp đồng KH&CN khoảng: 16.000.000.000đ (Mười sáu tỷ đồng).
- Đào tạo: Viện Hoá học các Hợp chất thiên nhiên đã và đang đào tạo 51 tiến sĩ.
b) Ứng dụng triển khai
Viện Hoá học các hợp chất thiên nhiên chủ trương tập trung hướng nghiên cứu vào lĩnh vực hóa-sinh-y-dược đến nay đã đạt được một số thành tựu đáng kể, từ năm 2009 đến nay đã nghiên cứu, tạo ra và đưa vào sản xuất nhiều sản phẩm phục vụ đời sống như:
Thực phẩm chức năng Cốt Thoái Vương, Heriglucan, Vindoxim, Glycomis và quy trình công nghê ̣ sản xuất chế phẩm Om egaka chữa bê ̣nh Viê ̣n khớp da ̣ng thấp từ nguyên liê ̣u cá biển.
Ngoài ra các sản phẩm truyền thống phục vụ nông nghiệp, môi trường đã được nghiên cứu và triển khai ứng dụng rộng rãi, như phân bón vi sinh đa vi lượng, chất keo tụ PACN-95...
Một số hình ảnh sản phẩm tiêu biểu:
Thực phẩm chức năng HERIGLUCAN
Thực phẩm chức năng Cốt Thoái Vương
Thực phẩm chức năng VINDOXIM
Chất keo tụ PACN-95
Hình 3.8. Các sản phẩm tiêu biểu của
Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên [67]
* Đánh giá quá trình phát triển của Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên
Để đánh giá về quá trình phát triển của Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên, bên cạnh việc tìm hiểu, phân tích các tài liệu về Viện, tác giả đã phỏng vấn chuyên gia nguyên là phó viện trưởng Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên, phó giáo sư, nữ giới, 59 tuổi như sau:
nghiên cứu để nhằm mục đích gì?
Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên là đơn vị sớm phát triển sản xuất. Vậy việc gắn kết nghiên cứu với sản xuất đã giúp gì cho việc tăng cường năng lực của viện?
Quá trình phát triển của Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên hơn 40 năm qua là quá trình thực hiện chủ trương gắn nghiên cứu khoa học với sản xuất, hoạt động KH&CN của Viện từ những nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đến ứng dụng những kết quả nghiên cứu vào sản xuất, nhiều nhiệm vụ khoa học của Viện xuất phát từ nhu cầu của thực tiễn, của thị trường. Từ hoạt động nghiên cứu cơ bản tiến dần đến nghiên cứu ứng dụng và sản xuất nhằm thương mại hóa các kết quả nghiên cứu, hoạt động ngày càng phong phú và phức tạp nên tự nhiên hình thành những tổ chức mới để thực hiện những hoạt động đa dạng đó. Vì thế, qua các thời kỳ từ Phòng nghiên cứu qua Trung tâm Hóa học các hợp chất thiên nhiên đến Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên, chức năng của Viện có những biến đổi theo hướng đa dạng hơn theo những nhiệm vụ khoa học và công nghệ phong phú hơn, và càng gắn với sản xuất thì nhu cầu đa dạng hóa chức năng càng cần thiết và đương nhiên dẫn tới hình thành các tổ chức mới thích hợp như xưởng pilot, các trung tâm ứng dụng. Trong điều kiện thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị của Viện thì hình thành những tổ chức này càng là nhu cầu cấp thiết. Các nhóm nghiên cứu hoạt động rất hiệu quả, khi kết quả nghiên cứu là sản phẩm có thể thương mại hóa được, Viện đều tạo điều kiện cho các nhóm chủ động đưa các kết quả nghiên cứu này vào sản xuất.
Từ rất sớm, Viện đã thực hiện gắn kết nghiên cứu với sản xuất nên rất nhiều kết quả nghiên cứu đã được thương mại hóa, kết quả từ thương mại hóa đã giúp Viện mở rộng lĩnh vực nghiên cứu để ngày càng nhiều sản phẩm khoa học và công nghệ đáp ứng yêu cầu của thị trường. Sự phát triển này đòi hỏi nhiều nhân lực nhưng biên chế có hạn nên phải thu hút nhiều theo chế độ hợp đồng, cần nguồn kinh phí khá lớn để trả lương cho họ. Nguồn kinh phí này phải lấy từ lợi nhuận của thương mại hóa kết quả nghiên cứu. Khi vào sản xuất đòi hỏi bổ sung nhiều thiết bị cho phòng thí nghiệm, nhất là cho xưởng pilot, và nhiều vật tư tiêu hao. Những nhu cầu này không thể và không nên trông chờ vào Viện HLKHCNVN trang bị mà các nhóm, các đơn vị phải tự lo liệu. Rõ ràng thương mại hóa kết quả nghiên cứu đã làm tăng năng lực tự chủ của Viện. Nguồn kinh phí này NCS cần tham khảo các báo cáo tổng kết của Viện. Nghiên cứu khoa học gắn với sản xuất không chỉ giúp cho Viện thực hiện tốt quyền tự chủ của mình, mà cá nhân các nhà khoa học cũng có thu nhập khá. Vì thế nên lượng cán bộ hợp đồng ngày càng tăng và sản phẩm khoa học có thể đưa vào sản xuất ngày càng nhiều.
Từ đó, tác giả đã đưa ra đánh giá về quá trình phát triển của Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên.
Qua quá trình phát triển của Viện từ thời kỳ mở đầu đến nay, ta thấy rằng Viện ngày càng phát triển mạnh cả về chiều rộng cũng như chiều sâu. Đặc biệt, chức năng và cơ cấu của Viện ngày càng đa dạng.
Thời kỳ mở đầu, Viện chỉ là một phòng nên cơ cấu rất đơn giản để phục vụ chức năng nghiên cứu
Thời kỳ chuyển đổi thành Trung tâm Hóa học các hợp chất thiên nhiên, ngay ở giai đoạn này (1985-1990) Viện đã có xưởng pilot. Cơ cấu của Viện đã đa dạng để thực hiện cả chức năng nghiên cứu và sản xuất. Đây là một trong những viện đi đầu ở Viện HLKHCNVN trong thực hiện đa dạng hóa chức năng và cơ cấu.
Thời kỳ xây dựng và phát triển Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên, cơ cấu đa dạng của Viện lại thêm hoàn thiện để phục vụ chức năng nghiên cứu và sản xuất. Bên cạnh các phòng chuyên môn, Viện còn có các trung tâm ứng dụng và 02 xưởng pilot. Ở giai đoạn này, chức năng đào tạo cũng đã được thực hiện ở Viện nhưng chưa hoàn thiện do chỉ đào tạo tiến sĩ.
Có thể thấy rằng Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên đã có chức năng và cơ cấu đa dạng từ rất sớm và ngày càng hoàn thiện hơn.
- Quá trình tiến hóa của tiến trình tự chủ ở Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên:
Thời kỳ mở đầu, Viện chỉ là cấp phòng làm công tác nghiên cứu theo đặt hàng của nhà nước nên chưa tự chủ được.
Thời kỳ sau, Viện đã thực hiện thêm chức năng sản xuất và ngày càng làm ra nhiều sản phẩm có thể thương mại hóa trên thị trường do đó mà tiến trình tự chủ của Viện cũng ngày một tăng.
Qua phân tích tình hình phát triển của một số tổ chức nghiên cứu và triển khai, có thể thấy rõ quá trình phát triển của các đơn vị gắn liền với việc đa dạng hóa chức năng và cơ cấu của các đơn vị, từ đó các đơn vị nghiên cứu và triển đang tiến dần đến thiết chế tự chủ.
3.6. ĐA DẠNG HÓA CHỨC NĂNG, ĐA DẠNG HÓA CƠ CấU CÁC TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI MANG TÍNH TẤT YẾU TRONG CHỨC NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI MANG TÍNH TẤT YẾU TRONG THIẾT CHẾ Tự CHủ CủA KHOA HọC
3.6.1. Nhu cầu đa dạng hóa chức năng, đa dạng hóa cơ cấu
3.6.1.1. Nhu cầu thị trường
a. Trong nền kinh tế chỉ huy tập trung:
Qua xem xét Viện Hàn lâm KHCNVN và Viện Dầu khí thấy rằng trong thời kỳ nền kinh tế chỉ huy tập trung, cả hai đơn vị đều thực hiện nhiệm vụ nhà nước giao nên chỉ thực hiện chức năng nghiên cứu là chủ yếu. Theo nguồn số liệu của Vụ Kế hoạch – Tổng hợp, Viện KHVN (Bảng 3.2), năm 1981, kinh phí nhà nước cấp cho Viện là 14.653.000 đồng, trong khi đó, cả Viện KHVN chỉ ký với bên ngoài được 09 hợp đồng với doanh thu là 273.000 đồng (tỷ lệ doanh thu từ hợp đồng so với kinh phí nhà nước chỉ là 2%).
b. Kinh tế thị trường thúc đẩy đa dạng hóa
Trong nền kinh tế tập trung, các đơn vị chỉ cần bán những thứ mình có (vì theo kế hoạch của nhà nước), nhưng trong nền kinh tế thị trường phải bán những thứ mà thị trường cần (theo quy luật cung cầu), mà nhu cầu thị trường thì đa dạng và thay đổi liên tục. Do đó, các tổ chức nghiên cứu và triển khai buộc phải đa dạng hóa chức năng và cơ cấu để có thể tồn tại và linh hoạt thích nghi với kinh tế thị trường.
Từ Bảng 3.2 cho thấy ở Viện KHVN vào năm 1986 khi nước ta mới tiếp cận kinh tế thị trường mà nguồn doanh thu từ hợp đồng là 54.118.000 đồng gần bằng kinh phí nhà nước cấp 65.106.000 đồng, bằng 83% kính phí nhà nước. Như vậy, bắt đầu có kinh tế thị trường thì nguồn thu từ hợp đồng đã tăng lên rất nhiều so với năm 1981 (tỷ lệ doanh thu từ hợp đồng so với kinh phí nhà nước tăng từ 2% lên 83%). Tỷ lệ này ngày một tăng cao: năm 1987 là 108%; năm 1988 là 192% (Bảng 3.2). Năm 1995, kinh phí nhà nước cấp là 41,256 tỷ đồng và doanh thu từ hợp đồng là 19,332 tỷ đồng (Nguồn số liệu: Ban Kế hoạch, Trung tâm KHTN&CNQG). Năm 2015, kinh phí nhà nước cấp là 316,534 tỷ đồng thì doanh thu từ hợp đồng là 401,9 tỷ đồng.
Ở Viện Dầu khí Việt Nam, doanh thu năm 2007, khi bắt đầu thành lập trung tâm, là 50 tỷ đồng. Đến năm 2015, doanh thu đã lên tới 200 tỷ đồng, nhịp độ tăng 20-30%/năm. Doanh thu dịch vụ năm 2007 là 30 tỷ đồng; năm 2015 là 200 tỷ đồng. Tổng doanh thu năm 2007 là 80 tỷ đồng và năm 2015 là 400 tỷ đồng (Nguồn số liệu nội bộ của Viện Dầu khí).
Nhìn vào thực tế hoạt động của hai tổ chức nghiên cứu và triển khai lớn ở Việt Nam ta thấy rằng kinh tế thị trường đã thúc đẩy đa dạng hóa chức năng và cơ cấu của các tổ chức nghiên cứu và triển khai để khai thác tối ưu các nguồn lực của mình.
Vì thế, theo các quy luật tự nhiên của mình, kinh tế thị trường buộc các tổ chức nghiên cứu và triển khai phải đa dạng hóa chức năng và cơ cấu của mình để thúc đẩy việc thương mại hóa sản phẩm.
Ở Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên, thời kỳ từ phòng chuyển thành Trung tâm Hóa học các hợp chất thiên nhiên đã có xưởng pilot trong cơ cấu mặc dù lúc này trong chức năng của Trung tâm chưa có chức năng sản xuất. Đến khi chuyển thành Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên thì chức năng và cơ cấu của Viện đã hoàn chỉnh. Viện có thêm chức năng sản xuất và cơ cấu có xưởng sản xuất. Trên thực tế, Viện đã sản xuất được rất nhiều sản phẩm hiện nay có thể thương mại trên thị trường.
Từ thực tế hoạt động của Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên có thể thấy rằng đa dạng hóa chức năng và cơ cấu của các tổ chức nghiên cứu và triển khai đã thúc đẩy việc thương mại hóa các kết quả nghiên cứu trong nền kinh tế thị trường.
Trong buổi tọa đàm “Thị trường và Khoa học-Công nghệ” ngày 21/9/2017 do Viện HLKHCNVN tổ chức, khách mời là PGS. TS. Nguyễn Thị Hòe, Chủ tịch Tập đoàn Sơn KOVA khi được hỏi về việc xin patent cho sản phẩm Bà đã nói rằng sản phẩm của chúng tôi không hướng đến việc xin patent mà việc nghiên cứu và sản xuất của chúng tôi theo nhu cầu của khách hàng (của thị trường), nếu khách hàng yêu cầu có patent chúng tôi sẽ xin patent. Như vậy, đại diện một doanh nghiệp nổi
tiếng đã khẳng định việc phát triển nghiên cứu và sản xuất của doanh nghiệp là theo nhu cầu thị trường.
Tác giả đã phỏng vấn chuyên gia là giám đốc một doanh nghiệp khoa học và công nghệ, nguyên viện trưởng Viện Cơ học, giáo sư, nam giới, 62 tuổi về việc kinh tế thị trường có ảnh hưởng tới việc đa dạng hóa chức năng và cơ cấu của các tổ chức nghiên cứu và triển khai như thế nào. Ông đã khẳng định đa dạng hóa chức năng và cơ cấu của các tổ chức nghiên cứu và triển khai là theo nhu cầu thị trường:
Kinh tế thị trường đòi hỏi tất cả các tổ chức phải hạch toán thu–chi theo cơ chế thị trường, đặc biệt là phải có sản phẩm được định giá như một hàng hóa của thị trường. Kinh tế thị trường cũng đòi hỏi nhà nước phải tạo dựng thị trường khoa học và công nghệ để tất cả các đơn vị, tổ chức buộc phải cạnh tranh để nâng cao chất lượng và giảm giá thành sản phẩm KH&CN. Đặc biệt, vì kinh tế thị trường coi dịch vụ là một sản phẩm hàng hóa nên kinh tế thị trường đã mở rộng đáng kể chức năng của các tổ chức nghiên cứu và triển khai. Tất cả những yêu cầu tất yếu nêu trên của kinh tế thị trường đã làm thay đổi cơ bản chức năng cơ cấu của các tổ chức nghiên cứu và triển khai hoạt động theo cơ chế bao cấp kế hoạch hóa (KHH). Các nhà nghiên cứu và triển khai không chỉ có nghiệm vụ nghiên cứu sản xuất ra các sản phẩm KH&CN mà còn phải biết hạch toán lỗ lãi, phải am hiểu không chỉ tri thức KH&CN mà cả thị trường KH&CN. Các nhà nghiên cứu và triển khai còn phải biết quảng bá giới thiệu sản phẩm, tự tìm kiếm người tiêu thụ sản phẩm của mình. Rõ ràng, một tổ chức nghiên cứu và triển khai với chức năng hạn hẹp không thể tồn tại trong nền kinh tế thị trường.
Một chuyên gia là giám đốc doanh nghiệp khoa học và công nghệ khác, kỹ sư, nam giới, cũng đồng ý với quan điểm nhu cầu thị trường và nhu cầu hội nhập đã thúc đẩy đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm từ đó dẫn đến phải đa dạng hóa chức năng và cơ cấu các tổ chức nghiên cứu và triển khai:
Công ty Tinh dầu được thành lập hơn 30 năm, thời kỳ mới thành lập công ty gần như độc quyền trên thị trường, không có nhu cầu cạnh tranh, các thị trường nước ngoài lúc ấy chủ yếu là Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu không thực sụ khó tính, chúng tôi sản xuất chủ yếu là các mặt hàng tinh dầu. Nhưng hiện nay tình hình đã hoàn toàn thay đổi, cạnh tranh ngay trong nước cũng đã đầy khó khăn, việc chiếm lĩnh thị phần ở nước ngoài còn khó khăn, gian khổ hơn nữa. Công ty không thể không đa dạng hóa sản phẩm, không thể không vừa sản xuất vừa nghiên cứu những sản phẩm mới đáp ứng yêu cầu thị trường ngày càng khó tính. Việc đổi mới công nghệ là nhu cầu của quá trình này. Từ kết quả của đề tài KC05.07/06-10 chúng tôi đã sản xuất thành công tinh bột nghệ đáp ứng nhu cầu thị trường, nhưng không lâu sau đó chúng tôi phait sản xuất nanocurcumin với công nghệ hoàn toàn mới và đã thành công. Trong tiến trình hội nhập hiện nay, cạnh tranh ngày càng
quyết liệt, công ty muốn tồn tại và phát triển phải luôn đổi mới sản phẩm, đổi mới công nghệ.
Đa dạng hóa chức năng và cơ cấu của các tổ chức nghiên cứu và triển khai khi tiếp cận với kinh tế thị trường sẽ gắn nghiên cứu với sản xuất. Quy luật cung cầu và cạnh tranh của kinh tế thị trường sẽ thúc đẩy “thị trường kéo”. Thị trường sẽ cuốn hút khoa học và công nghệ đi theo nó. Từ đó, các tổ chức nghiên cứu và triển khai sẽ phải đa dạng hóa chức năng và cơ cấu để gắn kết nghiên cứu với sản xuất đáp