Khu vực ngoài đê BM3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp sử dụng bền vững bãi bồi ven biển huyện kim sơn, tỉnh ninh bình luận văn ths khoa học bền vững (Trang 26)

1.3.3.2. Tài nguyên nước

Khu vực nghiên cứu được giới hạn phía đông và phía tây bởi hai con sông Đáy và sông Càn. Nằm trong phạm vi vùng nghiên cứu, ngoài một số ít các lạch triều không phân nhánh, là hệ thống dày đặc các kênh tưới tiêu nhân tạo và hệ thống đầm hồ nuôi thuỷ sản rất phát triển. Các hệ thống này là kết quả của quá trình đào đất, đắp đê lấn biển và dẫn nước phục vụ sản xuất và giao thông nội vùng. Sông Đáy và sông Càn là hai sông có ý nghĩa lớn đối với quá trình hình thành và phát triển bãi bồi ở đây. Đây là hai kênh chính dẫn vật liệu tới bồi tụ tại đây. Hai sông còn là nguồn cung cấp nước ngọt chính trong vùng.Bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn được hình thành nhờ hai yếu tố sông – biển mang phù sa từ nơi khác tới bồi đắp lên. Yếu tố sông hoạt động mạnh vào mùa mưa và yếu tố biển hoạt động mạnh vào mùa khô.

Tài nguyên nước mặt tại khu vực nghiên cứu khá phong phú. Sông Đáy là một phân lưu của sông Hồng, sau khi có đập đáy, sông đáy chỉ nhận nước từ sông Hồng qua cửa Hát Môn vào những ngày phân lũ vì vậy nguồn nước cung cấp chủ yếu cho sông Đáy là sông Tích, Sông Thanh Hà, sông Hoàng Long và sông Đào.

Sông Càn là gianh giới giữa Ninh Bình và Thanh Hóa, bắt nguồn từ miền núi rừng Thanh Hóa chảy qua rất nhiều vùng dân cư, chiều dài sông Càn tại Ninh Bình

là 5,5km. Sông Càn là trục tiêu chính của vùng nam Ninh Bình và Thanh Hóa, nó nhận nước mưa trong nội vùng để đổ ra biển tại cửa Càn. Với hệ thống cống có chức năng tiêu thoát nước:Cống Càn Cụt, cống Tây Hải, cống Càn, cống Vẹt, cống Tháng 10, cống CT5.

Hệ thống đê BM1, BM2, BM3 dài 58,8 km được xây dựng đã bảo vệ an toàn con người và sản xuất trong những năm qua, cũng là tuyến giao thông huyết mạch trong khu vực nghiên cứu. Trên hệ thống đê này là hệ thống cống có chức năng tưới tiêu kết hợp: Cống CT2, CT3, CT4, CT6, CT8. Việc cấp nước cho nuôi trồng thủy sản: Nước ngọt được lấy từ kênh Cà Mau,nước mặn được lấy từ biển vào, hệ thống cống, trạm bơm, kênh cấp nước, kênh thoát nước nuôi trồng thủy sản (Hình 5).

Hình 5. Kênh dẫn nƣớc ngọt

1.3.3.3. Tài nguyên rừng, đa dạng sinh học

Hình 6. Dự án trồng rừng ngập mặn, giảm nhẹ rủi ro thảm họa tài trợ bởi Hội Chữ thập đỏ Nhật Bản

Tổng diện tích đất rừng ngập mặn tại khu vực nghiên cứu là 1.233,92 (SNN&PTNT Ninh Bình 6/2008). Diện tích đất rừng ngập mặn được giao cho 3 đơn vị quản lý: Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Kim Sơn, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Ninh Bình và Hội Chữ thập đỏ tỉnh Ninh Bình.

Khu hệ động thực vật ở đây đặc trưng của khu hệ sinh vật ven biển nhiệt đới với đặc điểm sinh học là rộng nhiệt và rộng muối:

- Thảm thực vật: Gồm 3 loài cây chủ yếu là vẹt, cói, sậy. Ngoài ra, bãi triều còn có cỏ ngạn mọc tự nhiên, ô rô, có kèn.

- Thực vật nổi chịu ảnh hưởng mạnh của dòng nước ngọt sông Đáy nên đặc trưng là khu thực vật nổi vùng cửa sông có 44 chi thuộc 4 ngành, đa số là tảo Khuê có 36 chi; tảo lục và tảo lam có 3 chi; tảo giáp. Tảo Khuê chiếm 94,6 %; Tảo Giáp chiếm 3,1%; Tảo Lam chiếm 1,2%; Tảo Lục chiếm 1,1%. Trong ngành tảo Khuê, nhóm tế bào thực vật nổi Nitzchia chiếm 42,6% tiếp đến Thalasionema; Chaetoceros và một số nhóm khác.

- Động vật nổi: Gốm các nhóm râu ngành, nhóm lưỡng túc, nhóm chân chèo, trùng bánh xe, cá bột và tôm bột

- Nguồn lợi thủy sản: Do lưu lượng nước ngọt của sông Đáy và sông Càn có lưu lượng đổ ra biển khác nhau. Tại sông Đáy phía đông có độ mặn thấp hơn nhiều so với sông Càn phía tây. Chính vì thế sự phân bố nguồn lợi thủy sản cũng khác nhau theo mùa và theo khu vực, tôm nước ngọt phát triển mạnh ở phía đông tại sông Đáy, tôm he thích hợp với độ mặn cao hơn nên phân bố giáp cửa Càn.

- Khu hệ cá: Khu hệ cá vùng bãi bồi Kim Sơn đa dạng và phong phú về thành phần và số lượng loài, chúng được đặc trưng cho khu hệ cá vùng bãi bồi ven biển Đồng Bằng Bắc Bộ.

+ Tôm riu, cá quả, lươn, cá diếc phân bố tự nhiên ở các lạch có rong đuôi chó mật độ dày. Chúng tập trung chủ yếu ở phía Đông vùng bãi bồi phía trong đê Bình Minh 1 nơi tiếp giáp với sông Đáy. Các đối tượng thuỷ sản này rất rộng muối, chúng có thể sống ở nồng độ muối trên 2‰. Tôm he phân bố chủ yếu tại phía Tây xã Kim Trung, phía Đông xã Kim Hải (phía Tây vùng bãi bồi giáp sông Càn). Vùng này có độ muối trên 3‰ tương đối phù hợp với tôm he.

+ Cua rèm sốngchủ yếu trong vùng nước có độ muối từ 3,2‰ đến 9,5‰. Điều kiện sống tốt nhất là trong vùng có độ mặn trên 5‰. Bình quân năng suất khai thác tự nhiên trên vùng bãi bồi khoảng 30 kg/ha.

+ Cá bớp sống chủ yếu ở các vùng bãi bồi phù sa, môi trường sống chủ yếulà hang trong bùn nhão của bãi bồi. Ngoài ra còn có cá trích, cá cơm, bống trắng xuất hiện tương đối nhiều.

+ Sinh vật đáy và nhuyễn thể bao gồm các loại giun nhiều tơ, ngao, vọp,.. + Các loài động vật khác có chim di cư về trú đông như: ngỗng trời,vịt trời,cò trắng, vạc, le le, mòng, két.

CHƢƠNG II. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Cách tiếp cận 2.1. Cách tiếp cận

2.1.1. Tiếp cận hệ thống

Bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình là một hệ thống bao gồm tài nguyên thiên nhiên (đất, nước, rừng ngập mặn…) và hệ sinh thái nhân văn. Tính bền vững của bãi bồi ven biển phụ thuộc vào sự tương tác giữa hai hệ thống này. Tài nguyên thiên nhiên cung cấp những nguồn lợi duy trì sự sống và phát triển của sinh vật nói chung và con người nói riêng. Các dạng tài nguyên thiên nhiên cũng góp phần quan trọng trong việc đảm bảo sinh kế cho cộng đồng địa phương. Tuy nhiên, hoạt động khai thác và sử dụng không hợp lý các dạng tài nguyên trên bãi bồi có thể dẫn đến suy giảm số lượng và chất lượng tài nguyên, suy giảm đa dạng sinh học và gây ô nhiễm môi trường xung quanh.

2.1.2. Tiếp cận sinh thái

Hệ sinh thái là một đơn vị tự nhiên gồm các quần xã sinh vật và các yếu tố vô sinh của môi trường tại một khu vực nhất định, mà ở đó luôn luôn có tác động qua lại và trao đổi vật chất, năng lượng trong hệ và với các hệ khác. Quần xã sinh vật gồm các sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân huỷ. Các yếu tố môi trường gồm khí hậu, thuỷ văn, thổ nhưỡng… Mỗi hệ sinh thái được đặc trưng bằng: tính đa dạng sinh học, tính toàn vẹn, tính cân bằng, tính thay đổi và tính phục hồi. Con người là một phần của hệ sinh thái, là yếu tố quan trọng điều chỉnh các điều kiện vật lý, hoá học của môi trường, thay đổi mối tương tác sinh học.

Quản lý và sử dụng lãnh thổ dựa trên hệ sinh thái là tìm cách tốt nhất, hợp lý nhất để con người khi sử dụng hệ sinh thái có thể đạt được sự hài hoà giữa lợi ích thu được từ tài nguyên với việc duy trì khả năng của hệ sinh thái tiếp tục cung cấp được những lợi ích đó ở mức độ bền vững lâu dài. Ngoài ra, khu vực nghiên cứu nằm trong Khu dự trữ sinh quyển châu thổ Sông Hồng; do đó, các hoạt động phát triển sinh kế cần được quản lý nhằm đảm bảo chức năng sinh thái của môi trường và hệ sinh thái.

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp khảo sát thực địa

Phương pháp khảo sát thực địa được tiến hành trong 4 ngày từ 21/07- 24/07/2016 tại 18 xóm của 3 xã Kim Đông, Kim Trung, Kim Hải với nhiệm vụ là điều tra, khảo sát hiện trạng sử dụng tài nguyên đất, nước, rừng trong hoạt động

nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, hoạt động sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, sinh hoạt và tính hiệu quả trong hiện trạng sử dụng tài nguyên đó đặt trong mối liên hệ giữa sinh kế của người dân với xã hội, môi trường.

2.2.2. Phương pháp điều tra xã hội học

Phương pháp phỏng vấn sâu và phỏng vấn bằng bảng hỏi bao gồm hệ thống các câu hỏi được xây dựng để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu: Hiện trạng sử dụng tài nguyên, tính hiệu quả và ảnh hưởng của hoạt động sử dụng tài nguyên tới môi trường, xã hội (Hình 8).

Các câu hỏi với hệ thống câu trả lời phù hợp với mọi đối tượng khảo sát với nội dung ngắn gọn, dễ hiểu (Phụ lục 1).

Hình 8. Phỏng vấn hộ gia đình tại vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn

Phiếu điều tra được xây dựng trên cơ sở là những đặc trưng về điều kiện địa hình, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội địa bàn nghiên cứu được nhận định qua quá trình khảo sát thực địa.

Điều tra viên nắm bắt mục tiêu và nội dung của phiếu, tiến hành phỏng vấn và ghi thông tin thu thập được vào phiếu. Dựa vào thông tin từ những hộ gia đình đã

phỏng vấn và quá trình điều tra khảo sát đưa ra nhận định về tính xác thực của câu trả lời từng hộ gia đình, có thể dùng một số câu hỏi khác ngoài phiếu để tăng tính chính xác cho thông tin phục vụ mục tiêu cần đạt được.

Mẫu được chọn đáp ứng yêu cầu phân bố đều trên địa bàn, tôn trọng tính chính xác và đại diện của mẫu được chọn (đa dạng về sinh kế, hộ khá giàu, nghèo và trung bình). Tổng số mẫu điều tra là 82 thuộc 18 xóm của 3 xã ven biển Kim Đông, Kim Trung, Kim Hải (Bảng 3).

Bảng 3. Tổng hợp số lƣợng mẫu điều tra

Địa điểm Số hộ điều

tra Địa điểm Số hộ điều

tra Kim Đông Xóm 1 3 Kim Trung Xóm 5 5 Xóm2 2 Xóm 6 5 Xóm 3 3 Ngoài BM2 2 Xóm 4 4 Ngoài BM3 1 Xóm 5 5 Kim Hải Xóm 1 7 Xóm 6 2 Xóm2 7 Ngoài BM2 2 Xóm 3 5 Ngoài BM3 2 Xóm 4 6 Kim Trung Xóm 1 2 Xóm 5 4 Xóm2 1 Xóm 6 4 Xóm 3 2 Ngoài BM2 2 Xóm 4 5 Ngoài BM3 1 Tổng 82

2.2.3. Phương pháp xây dựng bộ tiêu chí đánh giá tính bền vững trong sử dụng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn

2.2.3.1. Bộ tiêu chí đánh giá tính bền vững trong sử dụng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn

Các tiêu chí đánh giá tính bền vững hệ thống bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn (Bảng 4) được đánh giá dựa trên 3 nhóm tiêu chí sau:

- Nhóm tiêu chí về hiệu quả trong sử dụng tài nguyên: Việc sử dụng tài nguyên bãi bồi ở khu vực nghiên cứu có mối tương tác qua lại với cộng đồng, tài nguyên bãi bồi tạo sinh kế cho người dân: thu nhập, việc làm thể hiện ở hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản. Từ đó đánh giá được tính hiệu quả của việc sử dụng tài nguyên, tăng cường năng lực người dân trong việc sử dụng bền vững tài

nguyên thiên nhiên qua truyền thông của chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội, và nâng cao khả năng tự thích ứng và đối phó với những nguy cơ từ việc sử dụng tài nguyên nhiên nhiên

- Nhóm tiêu chí về tính bền vững xã hội trong sử dụng tài nguyên: Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, giảm thiểu những mẫu thuẫn, xung đột giữa các bên liên quan trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiênphụ thuộc vào chính sách từ chính quyền và nâng cao năng lực sử dụng bền vững tài nguyên của người dân trong tiếp nhận kiến thực và áp dụng chúng vào thực tiễn .

- Nhóm tiêu chí về tính bền vững môi trường trong sử dụng tài nguyên: Được đánh giá dựa trên các khía cạnh chất lượng tài nguyên và cải thiện chất lượng tài nguyên. Bên cạnh đó là vấn đề chất thải và xử lý chật thải trong các hoạt động sinh kế và sinh hoạt.

Bảng 4. Tiêu chí đánh giá tính bền vững bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn

Tiêu chí Tiêu chí Chỉ thị định lƣợng Tham chiếu

Hiệu quả trong sử dụng tài nguyên

Thu nhập trung bình

năm Mức thu nhập trung bình năm Quy định Nhà nước về mức lương tối thiểu Trình độ nuôi trồng

thủy sản Hình thức nuôi trồng thủy sản Trình độ canh tác

nông nghiệp Tỷ lệ canh tác xen canh

Tính bền vững về hội trong sử dụng tài nguyên Chính sách từ chính quyền Số lượng chính sách từ chính quyền: Vay vốn cho hộ nghèo, chính sách; tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Năng lực người dân

Mức độ tiếp nhận thông tin và áp dụng thông tin được tiếp nhận vào thực tế

Mâu thuẫn, xung đột trong sử dụng tài nguyên Mức độ mâu thuẫn, xung đột trong sử dụng tài nguyên Tính bền vững về môi trƣờng trong sử dụng tài

Suy thoái đất nông nghiệp (sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu)

Tỷ lệ sử dụng phân bón hoá học và thuốc trừ sâu trong nông nghiệp

UN CSD, 2007; Bộ TN&MT, 2008; 2157/QĐ- TTg

Cải thiện chất lượng đất

Tỷ lệ tái sử dụng cho sản xuất nông nghiệp

UN CSD, 2007; Bộ TN&MT, 2008; 2157/QĐ- TTg

Tiêu chí Tiêu chí Chỉ thị định lƣợng Tham chiếu nguyên Chất lượng nguồn cung cấp nước WTO, 2004; Bộ TN&MT, 2008; TT10/2009/TT- BTNMT

Nguồn nước cấp cho hoạt động nuôi trồng thủy sản Tỷ lệ sử dụng nước cho hoạt động nuôi trồng thủy sản Trần Anh Tuấn và Nguyễn Văn Chung, 2015 Nhà tiêu hợp vệ sinh Tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ

sinh

Bộ TN&MT, 2008; TT19/2009/TT-BTNMT Thu gom và xử lý chất

thải rắn đúng quy định Tỷ lệ thu gom rác thải

Bộ TN&MT, 2008; WTO, 2004; QĐ 2157/QĐ-TTg 2.2.3.2. Định lượng các chỉ số đánh giá tính bền vững bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình

Các chỉ số đánh giá tính bền vững bãi bồi ven biển được cho điểm dựa trên cơ sở 3 yếu tố tính hiệu quả về kinh tế, tính bền vững về xã hội và tính bền vững về môi trường trong sử dụng tài nguyên. Các điểm số này được đặt trong thang đo từ 0 – 1, trong đó giá trị 0 thể hiện mức kém bền vững và giá trị 1 thể hiện mức rất bền vững (OECD, 2002). Tính bền vững của các hợp phần (hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường) và tính bền vững của hệ bãi bồi ven biển được tính toán dựa vào giá trị trung bình của các chỉ chỉ thị, chỉ số (OECD, 2002).

Tính hiệu quả trong sử dụng tài nguyên

Mức thu nhập trung bình năm: Mức thu nhập trung bình hay sinh kế của cộng đồng dân cư phản ánh rõ nhất mức sống của người dân và sự ổn định, lâu dài của các tài nguyên địa phương mang lại, qua đó cho thấy tính hiệu quả của việc sử dụng tài nguyên bãi bồi (Bảng 5). Mức thu nhập được phân loại dựa trên các tiêu chuẩn Việt Nam về hộ nghèo và hộ cận nghèo trong giai đoạn 2011 – 2015 (Nghị định của Chính phủ số 09/2011/ QĐ-TTg), lương cơ bản của người lao động (Nghị định Chính phủ 1872/2013/NG-Cp), thu nhập bình quân của người Việt Nam (Tổng cục Thống kê Việt Nam, 2012).

Nguồn thu nhập chính: Sinh kế chính của người dân ở trong khu vực nghiên cứu hầu hết là nuôi trồng thủy sản do đó nuôi trồng thủy sản (tôm, cua, ngao, nghêu,…) là nguồn thu nhập chủ yếu ở mỗi hộ. Ngoài ra có các sinh kế khác như: chăn nuôi, trồng cây hoa màu, làm thuê, đem lại nguồn thu nhập thêm cho hộ gia đình tuy không nhiều nhưng mang lại tổng hiệu quả cao (Bảng 6).

Bảng 5. Mức thu nhập trung bình năm (triệu VNĐ)

Mức thu nhập

(triệu/ngƣời/năm) Tính điểm (triệu/ngƣời/năm) Mức thu nhập Tính điểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp sử dụng bền vững bãi bồi ven biển huyện kim sơn, tỉnh ninh bình luận văn ths khoa học bền vững (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)