Thu gom và xử lý chất thải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp sử dụng bền vững bãi bồi ven biển huyện kim sơn, tỉnh ninh bình luận văn ths khoa học bền vững (Trang 39)

Thu gom và xử lý chất thải Cho điểm

Đốt 0

Đốt và rắc vôi tỏa 0,5 Thu gom và vận chuyển đến khu tập kết 1

2.2.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

Số liệu sau khi thu thập từ phỏng vấn trực tiếp được tổng hợp và tính toán trong excelđể thống kê, so sánh, đánh giá các tham số phục vụ đánh giá tính bền vững trong sử dụng bền vững tài nguyên và đưa ra giải pháp tại địa bàn nghiên cứu.

CHƢƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Hiện trạng sử dụng tài nguyên thiên nhiên khu vực bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn Kim Sơn

3.1.1. Hiện trạng sử dụng tài nguyên đất Các loại đất Các loại đất

Tài nguyên đất tại khu vực bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn giữa đê BM1 và BM3 được sử dụng vào mục đích: trồng lúa, trồng cây hoa màu và phục vụ cho nuôi trồng thủy hải sản. Đất trồng lúa và đất trồng hoa màu tập trungở khu dân cư phía trong đê Bình Minh I, chiếm diện tích nhỏ, và ngày càng thu hẹp. Bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn có điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên để phát triển vùng nuôi trồng thủy sản. Người dân nơi đây đã nắm bắt được lợi thế đó để chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp từ trồng lúa, cói, hoa màu sang nuôi trồng thủy sản.

Ngoài những vùng đất ngập nước sử dụng cho nuôi trồng thủy sản, những vùng đất trống còn lại được sử dụng để canh tác hoa màu với một số loại cây trồng như trồng ngô, dưa lê, dưa hấu, thanh long (Hình 9). Mặc dù đã đưa xen canh, luân canh vào canh tác nhưng hiệu quả chưa cao do trình độ canh tác thấp, còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên mà chưa có giải pháp để thích nghi, ứng phó.

Hình 9. Mô hình trồng thanh long ruột đỏ Hình 10. Chất lƣợng bể chứa nƣớc

giếng khoan

Công tác quy hoạch sử dụng đất còn chưa phù hợp với điều kiện thực tế khi nhiều diện tích đất thu hồi cho dự án (nghĩa trang, đất cho doanh nghiệp) không

được triển khai. Mặc dù đã được chính quyền cho người dân thuê lại để nuôi trồng thủy sản nhưng hiệu quả không cao do chưa yên tâm đầu tư canh tác.

3.1.2. Hiện trạng sử dụng tài nguyên nước

Tài nguyên nước mặt tại các kênh mương được lấy từ sông Đáy và sông Càn dẫn qua hệ thống kênh và được điều tiết qua các cống trên kênh, các cống qua đê biển phục vụ nuôi trồng thủy sản và hoạt động tưới tiêu phục vụ trồng trọt, chăn nuôi. Hiệu quả sử dụng nước chưa cao do công ty thủy nông và người dân chưa có sự phối hợp trong việc điều tiết nước, chưa có sự cân đối hài hòa giữa các đối tượng sử dụng. Công tác quy hoạch thủy lợi chưa được quan tâm đúng mức, khi bản đồ quy hoạch thủy lợi chung của tỉnh từ năm 2003 không còn phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, sản xuất thời điểm hiện tại. Mặc dù trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, quy hoạch thủy lợi là một trong những tiêu chí quan trọng nhưng tại địa phương, nhất là những địa phương ven biển công tác lập quy hoạch thủy lợi gặp nhiều khó khăn khi chưa có cơ sở để thực hiện tiêu chí này. Chính vì thế quy hoạch thủy lợi trở nên chồng chéo, bất hợp lý, không có mối liên hệ giữa các xã và các vùng có cùng tuyến sông chính đi qua.

Tài nguyên nước ngầm chủ yếu là nước giếng khoan dùng để sinh hoạt. Chất lượng nước kém, nhiều nơi có vẩn đục, có mùi tanh (Hình 10). Xây dựng bể lọc chỉ xuất hiện tại các gia đình có điều kiện và trình độ học vấn cao.

Ngoài nguồn nước từ sông suối, khu vực nghiên cứu có nguồn nước ngầm phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp qua hệ thống giếng khoan tại các hộ gia đình.

Kết quả phỏng vấn bằng bảng hỏi cho thấy nguồn nước sinh hoạt được người dân sử dụng ở khu vực này chủ yếu là nước tự nhiên từ mưa, kênh dẫn nước ngọt… (49%), và nước giếng khoan (51%), trong số đó chỉ có 6% là nước giếng đào có lọc còn lại 45% là được sử dụng trực tiếp không được qua xử lý (Hình 11). Nước mưa (nước tự nhiên) được người dân dùng trong ăn uống, còn nước giếng khoan được dùng trong sinh hoạt hàng ngày như tắm giặt hoặc tưới tiêu, trong chăn nuôi... Nguồn nước ở đây có tới 56% là còn có mùi tanh hôi nhưng theo ý kiến của người dân địa phương hiện tượng này chỉ tồn tại trong một vài ngày đầu sau đó mất mùi, và trở lại tương đối trong, sạch. Chỉ 7% số hộ gia đình được phỏng vấn nhận thấy nguồn nước đang được sử dụng đảm bảo rất sạch theo trực quan và cảm quan.

Hình 11. Nguồn nƣớc sử dụng

Khu vực này lại chưa có công trình, hệ thống cấp nước sạch tập trung nào. Khi được hỏi, nhiều gia đình chưa ý thức được tầm quan trọng của nước sạch trong sinh hoạt, vẫn hài lòng với nguồn nước hiện tại. Chính vì thế cần có sự quan tâm hơn từ chính quyền, các hội, tổ chức chính trị trong công tác tuyên truyền sử dụng nước sạch và đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước sạch tại khu vực này.

3.1.3. Hiện trạng sử dụng tài nguyên rừng, đa dạng sinh học

Với đặc thù là vùng bãi bồi ven biển, rừng ngập mặn có vai trò vô cùng quan trọng trong ứng phó với BĐKH với chức năng là “lá phổi xanh” giúp điều hòa khí hậu, trong lanh không khí. Ngoài ra RNM còn góp phần làm duy trì và phát triển đa dạng sinh học, là môi trường sống thuận lợi cho nhiều loài thủy hải sản (Hình 12). Kết quả khảo sát thực địa cho thấy diện tích RNM bị suy giảm, gây ra thiệt hại đối với khu vực bãi ngang huyện Kim Sơn.

3.2. Tính bền vững trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn huyện Kim Sơn

3.2.1. Hiệu quả trong sử dụng tài nguyên

3.2.1.1. Cơ cấu kinh tế các xã ven biển huyện Kim Sơn

Hình 13. Thống kê nguồn thu nhập chính của các hộ điều tra

Cơ cấu kinh tế các xã ven biển Kim Sơn chủ yếu là nông nghiệp, trong đó nuôi trồng thủy sản là chủ yếu chiếm đến 80% nguồn thu nhập chính, thu nhập chính từ trồng cây hoa màu và chăn nuôi chiếm tỉ trọng khá nhỏ (5% và 6%), nguồn khác là 9% (Hình 13, Bảng 18). Khu vực giữa đê BM1 và BM2 là khu vực hành chính các xã nên nguồn thu nhập khác từ thương mại, xưởng sản xuất đồ gỗ, gia công cơ khí,... Khu vực giữa đê BM2 và BM3 là khu vực bãi bồi mới, được chính quyền cho người dân đấu thầu nuôi trồng thủy sản, một số hộ tận dụng, xây dựng chuồng trại để chăn nuôi dê, bò, gia cầm. Khu vực ngoài đê BM3 được sử dụng để nuôi trồng thủy sản kết hợp trồng RNM (Hình 14).

Bảng 18. Thống kê nguồn thu nhập chính của các hộ gia đình đƣợc phỏng vấn

Địa điểm Nguồn thu nhập chính (%)

Xóm Nuôi trồng

thủy sản

Trồng cây

hoa màu Chăn nuôi Nghề khác

Kim Đông Xóm 1 66,5 12,7 10,5 12,3 Xóm 2 75,6 18,7 2,3 3,4 Xóm 3 83,3 0 7,5 9,2 Xóm 4 85,7 6,6 4,3 3,4 Xóm 5 85 0 25 0 Xóm 6 80,6 12,3 7,1 0

Địa điểm Nguồn thu nhập chính (%)

Xóm Nuôi trồng

thủy sản

Trồng cây

hoa màu Chăn nuôi Nghề khác

Ngoài BM2 87,6 0 12,4 0 Ngoài BM3 100 0 0 0 Kim Trung Xóm 1 87,3 9,6 0 3,1 Xóm 2 71,3 11,8 9,7 7,2 Xóm 3 86,7 8,2 5,1 3,6 Xóm 4 88,2 4,7 7,1 0 Xóm 5 76,9 12,8 4,6 5,7 Xóm 6 79,3 10,6 6,7 3,4 Ngoài BM2 91,2 0 8,8 0 Ngoài BM3 100 0 0 0 Kim Hải Kim Hải Xóm 1 80,2 8,3 3,2 8,3 Xóm 2 81,4 8,9 0 9,7 Xóm 3 74,8 8,7 3,9 12,6 Xóm 4 75,6 10,8 2,4 11,2 Xóm 5 81,3 9,6 0 9,1 Xóm 6 79,6 7,3 2,4 10,7 Ngoài BM2 88,2 0 11,8 0 Ngoài BM3 100 0 0 0

Hình 14. Một số loại hình sinh kế khu vực bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn

Hình 15. Năng suất nuôi trông thuỷ sản

Theo kết quả điều tra thu nhập trung bình của người dân khu vực Kim Hải, Kim Trung, Kim Đông lần lượt là 109,68; 129,67 và 191,69 triệu đồng/ hộ gia đình/ năm. Như vậy tổng mức thu nhập của người dân ở xã Kim Đông hiệu quả hơn so với hai xã còn lại, do sự kết hợp được nhiều loại hình sinh kế trong hộ gia đình. Năng suất nuôi trồng thủy sản ở khu vực Kim Đông cũng thấp nhất (18,27%), trong

khi đó năng suất nuôi trồng thủy sản ở Kim Hải cao nhất (50,23%) tuy vậy mức thu nhập lại thấp, chưa tương xứng với năng suất (Hình 15). Đối với Kim Trung mức thu nhập trung bình và năng suất có sự tương xứng với nhau.

3.2.1.2. Hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản

Hệ thống thủy lợi

Hệ thống đê BM1, BM2, BM3 dài 58,8 km được xây dựng đã bảo vệ an toàn con người và sản xuất trong những năm qua, là tuyến giao thông huyết mạch trong vùng dự án. Việc cấp nước cho nuôi trồng thủy sản: Nước ngọt từ kênh Cà Mau, nước mặn lấy từ biển vào, hệ thống cống, trạm bơm, kênh cấp nước, kênh thoát nước nuôi trồng thủy sản hiện nay hoạt động đáp ứng yêu cầu sản xuất.

Giống

Hiện trạng cơ sở sản xuất giống thủy sản: Hiện nay vùng ven biển có 5 cơ sở sản xuất giống thủy sản, sản xuất chính là Tôm Sú, Cua Rèm, cá Bống Bớp, cá Mú, Hàu,... Trong những năm gần đây các trại giống thủy sản vùng bãi bồi hầu như không sản xuất tôm sú mà chủ yếu sản xuất cua rèm với sản lượng thấp chỉ đáp ứng 1-3% yêu cầu. Trong khu vực nghiên cứu có một số cơ sở sản xuất ngao giống nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu lớn, khoảng 500 tấn ngao cúc/ năm.

Chế biến, tiêu thụ sản phẩm

Trên tuyến đê BM3 chưa có bến bốc dỡ, phân loại ngao và tập kết lưu chuyển ngao giống, các loại vật tư, trang thiết bị, ngư cụ nghề cá. Việc bốc dỡ, lưu chuyển ngao giống, ngao thương phẩm, vật tư thiết bị nghề cá phải chuyển vào cồng CT3, cống Kim Tân xa hơn khoảng 20 km gây tốn kém cho ngư dân. Sản phẩm sau khi khai thác chủ yếu là phục vụ nhu cầu tại chỗ hoặc bán cho các tiểu thương chưa qua sơ chế dẫn đến giá thành rẻ. Trong vùng chưa có nhà máy hoặc khu công nghiệp chế biến.

3.2.1.3. Cơ cấu nuôi trồng thủy, hải sản

Tại khu vực nghiên cứu có 3 đối tượng nuôi trồng thủy sản chính đó là giáp xác (tôm, cua,..), nhuyễn thể (nghêu, ngao, hàu), thủy sản nước ngọt.

Đối tượng được nuôi trồng chủ yếu là Giáp xác, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng, cua xanh chiếm 93%, sau đó là Nhuyễn thể 6%, chiếm tỉ trọng rất nhỏ là thủy sản chỉ 1%. Những đối tượng này được phân bố như sau:

Khu vực đê BM1 và BM2: Tại khu vực này, đối tượng nuôi trồng chủ yếu là giáp xác chiếm 98% tại các đầm nuôi của gia đình, 2% còn lại là những hộ nuôi ngao giống và hàu giống.

Khu vực giữa đê BM2 và BM3: 100% số hộ nuôi trồng giáp xác tại các đầm được đấu thầu từ UBND huyện.

Khu vực ngoài đê BM3: Khu vực này cũng được các cá nhân, tổ chức tập thể đấu thầu từ UBND huyện để nuôi ngao thương phẩm (Hình 16).

Hình 16. Cơ cấu nuôi trồng thủy sản

3.2.1.4. Trình độ nuôi trồng thủy, hải sản

Hình 17. Trình độ nuôi trồng thủy sản

Hầu hết người dân khu vực nghiên cứu nuôi trồng thủy sản theo hình thức quảng canh,chiếm 84% đối tượng nuôi trồng thủy sản được hỏi. Quảng canh là hình thức nuôi trồng có môi trường hoàn toàn tự nhiên, thức ăn đơn giản, chi phí thức ăn

ít, phù hợp với nhiều hộ gia đình ở khu vực nghiên cứu. Thâm canh là hình thức nuôi trồng với trình độ cao và cho hiệu quả vượt trội so với quảng canh nhưng chỉ chiếm 6% đối tượng nuôi trồng thủy sản được hỏi do cần chi phí ban đầu cao, diện tích lớn; tỉ lệ này tập trung ở các khu công nghiệp nuôi trồng thủy sản (Hình 17).

3.2.1.5. Mô hình nuôi tôm xen rau câu

Mô hình nuôi tôm xen rau câu là mô hình tăng hiệu quả kinh tế và giảm phát thải khí nhà kính. Khu vực nghiên cứu có 27% số hộ áp dụng, mang lại giá trị về kinh tế, bình quân 1 ha thu hoạch 3-5 tấn rau câu/năm thu về lợi nhuận khoảng 10 triệu đồng; tuy nhiên, 73% số hộ chưa áp dụng do trồng và thu hoạch mất nhiều công lao động (Hình 18). Nếu như có những giải pháp về khoa học công nghệ trong nuôi trồng, thu hoạch, hoàn toàn có thể phát triển mô hình này một cách hiệu quả cùng với mô hình luân canh tôm và rau câu, đưa rau câu thành một đối tượng chính trong cơ cấu ngành nuôi trồng thủy, hải sản.

Hình 18. Mô hình nuôi tôm xen rau câu

3.2.1.6. Xu hướng sản lượng

Qua biểu đồ ta thấy sản lượng từ nuôi trồng thủy sản của toàn vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn có xu hướng giảm. Qua quá trình điều tra nhận thấy chỉ có 8% số hộ được hỏi có sản lượng thủy hải sản tăng và tỉ trọng này nằm toàn bộ trong đối tượng nuôi trồng Nhuyễn thể, cụ thể là Ngao thương phẩm, điều này có được do những năm trở lại đây thời tiết thuận lợi, môi trường bãi triều ngoài đê BM3 đảm bảo, do đó tỉ lệ ngao chết do bị cát lấp, nhiệt độ và độ mặn là không đáng kể. Ngược lại với khu vực ngoài đê BM3, sản lượng nuôi trồng thủy sản giữa đê BM1 và BM3

lại có xu hướng giảm, nguyên nhân chủ yếu do môi trường nước bị ô nhiễm từ thuốc làm sạch bãi ngao ngoài đê BM3 và phân thải từ hoạt động chăn nuôi cùng với rác thải sinh hoạt không qua xử lý mà thải trực tiếp ra môi trường (Hình 19).

Hình 19. Xu hƣớng sản lƣợng nuôi trồng thủy sản

3.2.1.7. Mối liên hệ giữa diện tích, chi phí đầu tư con giống đối với sản lượng nuôi trồng thủy, hải sản

Mối liên hệ giữa diện tích đối với sản lƣợng nuôi trồng thủy, hải sản

Mặc dù diện tích đất nuôi trồng thủy sản có xu hướng ngày càng tăng, hầu hết các hộ gia đình đều chuyển đổi từ đất 313 là đất nông nghiệp, trồng lúa, cói sang đất nuôi trồng thủy sản nhưng hiệu quả sử dụng chưa cao.

Qua biểu đồ tương quan giữa diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản ta thấy: Sản lượng nuôi trồng Giáp xác không phụ thuộc nhiều vào diện tích tại vùng nghiên cứu: Diện tích nuôi trồng thủy hải sản (trình độ quảng canh, quảng canh cải tiến) dao động từ (1000 m2 – 10000 m2) nhưng sản lượng chỉ từ (100kg – 350kg/1 vụ), theo chiều tăng của diện tích, sản lượng lại diễn biến thất thường, dao động lên xuống quanh mức 150Kg/1 vụ.Tại biểu đồ tương quan giữa diện tích và sản lượng nuôi trồng nhuyễn thể cho thấy kết quả tương tự (Hình 20, 21).

Hình 20. Mối liên hệ giữa diện tích và sản lƣợng Giáp xác

Hình 21. Mối liên hệ giữa diện tích và sản lƣợng Nhuyễn thể

Mối liên hệ giữa chi phí đầu tƣ con giống đối với sản lƣợng nuôi trồng thủy, hải sản

Khi đặt mối tương quan giữa chi phí và sản lượng nuôi trồng thủy sản trong những khoảng diện tích (2700m2, 4500m2, 7500m2, 11000m2) ta thu được những kết quả tương tự: Với chi phí đầu tư con giống càng cao, sản lượng thu đươc càng tăng.

Trong khoảng diện tích từ 2700m2 đến 4500m2 mức chi phí đầu tư từ 5 triệu đồng đến 20 triệu đồng, sản lượng thu được tăng dần từ 55 Kg đến 230 Kg/1 vụ. Trong khoảng diện tích từ 7500m2 đến 11000m2, đã xuất hiện mức chi phí đầu tư 45, 50 triệu đồng và cho sản lượng với tỉ lệ tương ứng với mức chi phí 20 triệu đồng ở khoảng diện tích 2700m2

Chi phí đầu tư càng cao, sản lượng thu được càng tăng, tại sao cùng một đơn vị diện tích lại có sự chênh lệch về mức chi phí con giống như vậy, qua quá trình tìm hiểu, có thể tìm ra một số nguyên nhân như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp sử dụng bền vững bãi bồi ven biển huyện kim sơn, tỉnh ninh bình luận văn ths khoa học bền vững (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)