Một số hệ sinh thái tại khu vực bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp sử dụng bền vững bãi bồi ven biển huyện kim sơn, tỉnh ninh bình luận văn ths khoa học bền vững (Trang 29 - 31)

CHƢƠNG II. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Cách tiếp cận 2.1. Cách tiếp cận

2.1.1. Tiếp cận hệ thống

Bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình là một hệ thống bao gồm tài nguyên thiên nhiên (đất, nước, rừng ngập mặn…) và hệ sinh thái nhân văn. Tính bền vững của bãi bồi ven biển phụ thuộc vào sự tương tác giữa hai hệ thống này. Tài nguyên thiên nhiên cung cấp những nguồn lợi duy trì sự sống và phát triển của sinh vật nói chung và con người nói riêng. Các dạng tài nguyên thiên nhiên cũng góp phần quan trọng trong việc đảm bảo sinh kế cho cộng đồng địa phương. Tuy nhiên, hoạt động khai thác và sử dụng không hợp lý các dạng tài nguyên trên bãi bồi có thể dẫn đến suy giảm số lượng và chất lượng tài nguyên, suy giảm đa dạng sinh học và gây ô nhiễm môi trường xung quanh.

2.1.2. Tiếp cận sinh thái

Hệ sinh thái là một đơn vị tự nhiên gồm các quần xã sinh vật và các yếu tố vô sinh của môi trường tại một khu vực nhất định, mà ở đó luôn luôn có tác động qua lại và trao đổi vật chất, năng lượng trong hệ và với các hệ khác. Quần xã sinh vật gồm các sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân huỷ. Các yếu tố môi trường gồm khí hậu, thuỷ văn, thổ nhưỡng… Mỗi hệ sinh thái được đặc trưng bằng: tính đa dạng sinh học, tính toàn vẹn, tính cân bằng, tính thay đổi và tính phục hồi. Con người là một phần của hệ sinh thái, là yếu tố quan trọng điều chỉnh các điều kiện vật lý, hoá học của môi trường, thay đổi mối tương tác sinh học.

Quản lý và sử dụng lãnh thổ dựa trên hệ sinh thái là tìm cách tốt nhất, hợp lý nhất để con người khi sử dụng hệ sinh thái có thể đạt được sự hài hoà giữa lợi ích thu được từ tài nguyên với việc duy trì khả năng của hệ sinh thái tiếp tục cung cấp được những lợi ích đó ở mức độ bền vững lâu dài. Ngoài ra, khu vực nghiên cứu nằm trong Khu dự trữ sinh quyển châu thổ Sông Hồng; do đó, các hoạt động phát triển sinh kế cần được quản lý nhằm đảm bảo chức năng sinh thái của môi trường và hệ sinh thái.

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp khảo sát thực địa

Phương pháp khảo sát thực địa được tiến hành trong 4 ngày từ 21/07- 24/07/2016 tại 18 xóm của 3 xã Kim Đông, Kim Trung, Kim Hải với nhiệm vụ là điều tra, khảo sát hiện trạng sử dụng tài nguyên đất, nước, rừng trong hoạt động

nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, hoạt động sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, sinh hoạt và tính hiệu quả trong hiện trạng sử dụng tài nguyên đó đặt trong mối liên hệ giữa sinh kế của người dân với xã hội, môi trường.

2.2.2. Phương pháp điều tra xã hội học

Phương pháp phỏng vấn sâu và phỏng vấn bằng bảng hỏi bao gồm hệ thống các câu hỏi được xây dựng để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu: Hiện trạng sử dụng tài nguyên, tính hiệu quả và ảnh hưởng của hoạt động sử dụng tài nguyên tới môi trường, xã hội (Hình 8).

Các câu hỏi với hệ thống câu trả lời phù hợp với mọi đối tượng khảo sát với nội dung ngắn gọn, dễ hiểu (Phụ lục 1).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp sử dụng bền vững bãi bồi ven biển huyện kim sơn, tỉnh ninh bình luận văn ths khoa học bền vững (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)