Xã
Hiệu quả kinh tế
Tổng Năng suất (%) Thu nhập (%) Sinh kế chính tạo thu nhập
Hiệu quả nuôi trồng
Kim Hải 0,50 0,25 0,30 0,34 0,35
Kim Trung 0,32 0,30 0,34 0,34 0,32
Kim Đông 0,18 0,44 0,36 0,32 0,33
3.2.2.Tính bền vững về môi trường trong sử dụng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn
Hình 22. Rác thải đƣợc đốt và xả thẳng ra nguồn nƣớc
Rác thải của hộ gia đình chủ yếu không qua xử lý mà gom lại rồi đốt, nhiều gia đình thải trực tiếp ra nguồn nước gây ảnh hưởng tới môi trường nước, đất, không khí. Phân thải từ hoạt động chăn nuôi cũng thải trực tiếp ra môi trường xung quanh (Hình 22).
Có rất ít hộ gia đình xây dựng hố ga, có tới 77% hộ gia đình được phỏng vấn không xây dựng hố ga, những hộ gia đình còn lại xây hố ga chủ yếu là những gia đình chăn nuôi lớn. Các hộ gia đình ở đây xử lý rác thải chủ yếu bằng cách đốt (chiếm 85%), chỉ có 5% hộ gia đình rác thải được vận chuyển đến khu tập kết (Hình 23, 24). Cách xử lý rác thải ở đây còn đơn giản, chưa hợp lý, còn gây ảnh hưởng đến môi trường sống. Chính quyền cũng chưa quan tâm đúng mức trong vấn đề xử lý rác thải hộ gia đình khi chỉ hỗ trợ chi phí xây dựng bể phân loại rác thải mà chưa phổ biến, triển khai quy trình xử lý rác thải theo mô hình này.
Hình 23. Tỷ lệ sử dụng hố gas Hình 24. Hình thức xử lý rác thải
Tình hình sử dụng phân bón
Do cơ cấu ngành trồng trọt tại khu vực nghiên cứu chiếm tỉ trọng khá nhỏ, chủ yếu là trồng dưa lê, dưa hấu, thanh long, ngô phục vụ nhu cầu tại khu vực đó và chỉ chiếm 6% nên đánh giá tình hình sử dụng phân bón tại khu vực nghiên cứu mục đích chủ yếu để phân tích ảnh hưởng của chúng tới môi trường đất, nước và hoạt động nuôi trồng thủy hải sản. Qua biểu đồ ta thấy tỉ lệ sử dụng phân hóa học là tương đối lớn, chiếm 73%, nhưng tỉ lệ số hộ gia đình sử dụng phân hóa học kết hợp với phân chuồng là khá nhỏ. Mặc dù cơ cấu ngành chăn nuôi chiếm tỉ lệ tương đương ngành trồng trọt (Chăn nuôi 5%, trồng trọt 6%), nhưng mức độ sử dụng phân chuồng lại chưa tương xứng, chỉ chiếm 24% số hộ sử dụng phân hóa học (Hình 25). Tỉ lệ này cho thấy lượng phân chuồng thải ra môi trường là khá lớn, bên cạnh đó việc sử dụng lượng lớn phân hóa học làm suy giảm chất lượng đất, dư lượng gây ảnh hưởng tới nguồn nước làm thay đổi môi trường nuôi trồng thủy sản làm suy giảm năng suất ngành kinh tế mũi nhọn này. Chính vì thế cần tận dụng tối đa nguồn phân xanh thu được từ hoạt động chăn nuôi và sinh hoạt con người, có những biện pháp xử lý tối đa lượng phân thải trên để đưa vào tái sử dụng tăng hiệu quả kinh tế, tiết kiệm chi phí đầu tư cho trồng trọt cũng như chi phí cải tạo các đầm nuôi trồng thủy sản.
Hình 25. Tình hình sử dụng phân bón
Hình 26. Đánh giá của ngƣời dân về chất lƣợng nƣớc sinh hoạt
Theo kết quả khảo sát thực địa ở khu vực nghiên cứu, chất lượng nước sử dụng được người dân đánh giá là trung bình, thỉnh thoảng có mùi tanh là biểu hiện rõ và là ý kiến nhận được nhiều nhất. Đặc biệt ở xã Kim Hải 56,25% số hộ gia đình nhận định nước có mùi tanh, còn lại nhận định chất lượng nước trong sạch và tương đối trong sạch chiếm tỷ lệ nhỏ (Hình 26, 27).
Kết quả áp dụng theo thang tiêu chí đánh giá tính bền vững về môi trường trong sử dụng bãi bồi ven biển khu vực nghiên cứu đã đề xuất trong chương 2 cho thấy chỉ số tại các xã Kim Hải, Kim Đông và Kim Trung tương ứng là 0,44; 0,49 và 0.50 (Bảng 20). Chỉ số tính bền vững về môi trường tại xã Kim Hải thấp hơn so với các xã còn lại có thể do chất lượng nước có mùi tanh, tỷ lệ xử lý rác thải kém (Bảng 20).
Bảng 20. Tính bền vững về môi trƣờng trong sử dụng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn Xã Tổng phiếu Tiêu chí môi trƣờng bền vững Tổng Rác thải Chất lƣợng nƣớc Nguy cơ ô nhiễm nguồn nƣớc sinh hoạt Kim Hải 32 0.35 0.40 0.66 0,44 Kim Trung 27 0.36 0.49 0.69 0,50 Kim Đông 23 0.38 0.46 0.68 0,49
3.2.3. Tính bền vững về xã hội trong sử dụng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn
3.2.3.1. Năng lực người dân trong sử dụng tài nguyên
Người dân khu vực nghiên cứu hầu hết đều được tiếp nhận kiến thức về tài nguyên, cách sử dụng tài nguyên, tầm quan trọng của tài nguyên thông qua tập huấn, các phương tiện truyền thông như tivi, đài báo,...tỷ lệ người dân được hỏi biết đến các kiến thức về tài nguyên qua tập huấn và truyền hình chiếm tỷ lệ lớn (Hình 30). Vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội tại khu vực này còn khá mờ nhạt mặc dù đây là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc xâu xát với quần chúng nhân dân, nâng cao khả năng nhận thức của người dân trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường (Hình 28).
Hình 29. Tỷ lệ tiếp nhận thông tin về tài nguyên và môi trƣờng
Hình 30. Một số chính sách khuyến khích phát triển tài nguyên
3.2.3.2. Mâu thuẫn, xung đột trong sử dụng tài nguyên
Trong quá trình sử dụng tài nguyên, chưa có sự hài hòa trong tiếp cận và quản lý tài nguyên đã xuất hiện một số mâu thuẫn và nguy cơ dẫn đến xung đột. Để nhận diện các xung đột môi trường ta lập bảng ma trận quan hệ giữa các loại hình sử dụng tài nguyên. Tại khu vực nghiên cứu có các loại hình sử dụng tài nguyên: Khai thác nguồn lợi thủy sản từ RNM; Khai thác nguồn lợi thủy sản tại hệ thống kênh mương; Nuôi trồng thủy sản (Nhuyễn thể); Nuôi trồng thủy sản (Giáp xác); Trồng cây hoa màu; Chăn nuôi; Hoạt động bảo tồn RNM.
Để xác định mức độ ảnh hưởng qua lại giữa các loại hình sử dụng tài nguyên ta sử dụng phương pháp trọng số với các mức độ O (không tương thích), T (Tương thích), T* (Tương thích có điều kiện), các giá trị này là giao của các hàng và các cột (Bảng 21) và mức độ mâu thuẫn (Bảng 21).