3.2.1.6. Xu hướng sản lượng
Qua biểu đồ ta thấy sản lượng từ nuôi trồng thủy sản của toàn vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn có xu hướng giảm. Qua quá trình điều tra nhận thấy chỉ có 8% số hộ được hỏi có sản lượng thủy hải sản tăng và tỉ trọng này nằm toàn bộ trong đối tượng nuôi trồng Nhuyễn thể, cụ thể là Ngao thương phẩm, điều này có được do những năm trở lại đây thời tiết thuận lợi, môi trường bãi triều ngoài đê BM3 đảm bảo, do đó tỉ lệ ngao chết do bị cát lấp, nhiệt độ và độ mặn là không đáng kể. Ngược lại với khu vực ngoài đê BM3, sản lượng nuôi trồng thủy sản giữa đê BM1 và BM3
lại có xu hướng giảm, nguyên nhân chủ yếu do môi trường nước bị ô nhiễm từ thuốc làm sạch bãi ngao ngoài đê BM3 và phân thải từ hoạt động chăn nuôi cùng với rác thải sinh hoạt không qua xử lý mà thải trực tiếp ra môi trường (Hình 19).
Hình 19. Xu hƣớng sản lƣợng nuôi trồng thủy sản
3.2.1.7. Mối liên hệ giữa diện tích, chi phí đầu tư con giống đối với sản lượng nuôi trồng thủy, hải sản
Mối liên hệ giữa diện tích đối với sản lƣợng nuôi trồng thủy, hải sản
Mặc dù diện tích đất nuôi trồng thủy sản có xu hướng ngày càng tăng, hầu hết các hộ gia đình đều chuyển đổi từ đất 313 là đất nông nghiệp, trồng lúa, cói sang đất nuôi trồng thủy sản nhưng hiệu quả sử dụng chưa cao.
Qua biểu đồ tương quan giữa diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản ta thấy: Sản lượng nuôi trồng Giáp xác không phụ thuộc nhiều vào diện tích tại vùng nghiên cứu: Diện tích nuôi trồng thủy hải sản (trình độ quảng canh, quảng canh cải tiến) dao động từ (1000 m2 – 10000 m2) nhưng sản lượng chỉ từ (100kg – 350kg/1 vụ), theo chiều tăng của diện tích, sản lượng lại diễn biến thất thường, dao động lên xuống quanh mức 150Kg/1 vụ.Tại biểu đồ tương quan giữa diện tích và sản lượng nuôi trồng nhuyễn thể cho thấy kết quả tương tự (Hình 20, 21).
Hình 20. Mối liên hệ giữa diện tích và sản lƣợng Giáp xác
Hình 21. Mối liên hệ giữa diện tích và sản lƣợng Nhuyễn thể
Mối liên hệ giữa chi phí đầu tƣ con giống đối với sản lƣợng nuôi trồng thủy, hải sản
Khi đặt mối tương quan giữa chi phí và sản lượng nuôi trồng thủy sản trong những khoảng diện tích (2700m2, 4500m2, 7500m2, 11000m2) ta thu được những kết quả tương tự: Với chi phí đầu tư con giống càng cao, sản lượng thu đươc càng tăng.
Trong khoảng diện tích từ 2700m2 đến 4500m2 mức chi phí đầu tư từ 5 triệu đồng đến 20 triệu đồng, sản lượng thu được tăng dần từ 55 Kg đến 230 Kg/1 vụ. Trong khoảng diện tích từ 7500m2 đến 11000m2, đã xuất hiện mức chi phí đầu tư 45, 50 triệu đồng và cho sản lượng với tỉ lệ tương ứng với mức chi phí 20 triệu đồng ở khoảng diện tích 2700m2
Chi phí đầu tư càng cao, sản lượng thu được càng tăng, tại sao cùng một đơn vị diện tích lại có sự chênh lệch về mức chi phí con giống như vậy, qua quá trình tìm hiểu, có thể tìm ra một số nguyên nhân như sau:
(1) Nuôi trồng thủy sản là một nghề chịu ảnh hưởng trực tiếp từ thiên tai và sức tàn phá của nó đối với hoạt động này là rất lớn, thậm chí có những cơn bão đi qua làm mất trắng cả một mùa vụ. Mặc dù những năm trở lại đây, vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn ít chịu tác động của bão, những người dân nơi đây nhận thức được rằng bão có thể đến bất cứ lúc nào và mức thiệt hại là vô cùng lớn. Những đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất lại chính là những hộ khó khăn, không có nguồn vốn để khắc phục hậu quả cũng như đầu tư nuôi trồng trở lại.
(2) Khu vực giữa đê BM2 và BM3, từ năm 2009 về trước UBND huyện Kim Sơn ủy quyền cho phòng NN và PTNT ký hợp đồng cho 900 hộ nuôi trồng thủy sản thời hạn 1 năm, từ 2010 đến nay thực hiện công văn số 373/UBND ngày 04/9/2009 của UBND tỉnh Ninh Bình, UBND huyện không ký hợp đồng cho tổ chức, cá nhân nào nữa. Hiện tại các hộ được ký hợp đồng trước đây đang khai thác nuôi thả tận thu (UBND huyện Kim Sơn, (2012). Báo cáo dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng ven biển Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình đến năm 2020).
(3)Vấn đề ô nhiễm môi trường làm xu hướng sản lượng giáp xác những năm gần đây giảm đáng kể khiến hoạt động nuôi trồng thủy sản khu vực trong đê BM2 gặp rất nhiều khó khăn. UBND huyện Kim Sơn, (2012). Báo cáo dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng ven biển Kim Sơn Tỉnh Ninh Bình đến năm 2020
(4) Vấn đề về vốn, mặc dù chính quyền xã đã có những chính sách về vốn đối với hộ nghèo như mô hình cung cấp bò giống, lợn giống nhưng đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản chưa được quan tâm. Nếu như mô hình quỹ rủi ro cho nuôi trồng thủy sản được hình thành, có thể nhiều hộ gia đình sẽ mạnh dạn hơn trong việc đầu tư con giống, thức ăn, chăm sóc cho hiệu quả cao hơn về sản lượng và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Kết quả đánh giá định lượng hiệu quả kinh tế trong sử dụng bãi bồi ven biển khu vực nghiên cứu dựa vào kết quả điều tra, phỏng vấn hộ gia đình được thể hiện trong bảng 19. Nhìn chung hiệu quả kinh tế ở khu vực nghiên cứu còn thấp, điều này chứng tỏ việc sử dụng tài nguyên chưa mang lại hiệu quả cao, đặc biệt ở xã Kim Trung 0,32/1; Kim Hải có hiệu quả sử dụng tài nguyên cao hơn nhưng vẫn nằm trong mức thấp (0,35/1).
Bảng 19. Hiệu quả kinh tế trong sử dụng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn
Xã
Hiệu quả kinh tế
Tổng Năng suất (%) Thu nhập (%) Sinh kế chính tạo thu nhập
Hiệu quả nuôi trồng
Kim Hải 0,50 0,25 0,30 0,34 0,35
Kim Trung 0,32 0,30 0,34 0,34 0,32
Kim Đông 0,18 0,44 0,36 0,32 0,33
3.2.2.Tính bền vững về môi trường trong sử dụng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn
Hình 22. Rác thải đƣợc đốt và xả thẳng ra nguồn nƣớc
Rác thải của hộ gia đình chủ yếu không qua xử lý mà gom lại rồi đốt, nhiều gia đình thải trực tiếp ra nguồn nước gây ảnh hưởng tới môi trường nước, đất, không khí. Phân thải từ hoạt động chăn nuôi cũng thải trực tiếp ra môi trường xung quanh (Hình 22).
Có rất ít hộ gia đình xây dựng hố ga, có tới 77% hộ gia đình được phỏng vấn không xây dựng hố ga, những hộ gia đình còn lại xây hố ga chủ yếu là những gia đình chăn nuôi lớn. Các hộ gia đình ở đây xử lý rác thải chủ yếu bằng cách đốt (chiếm 85%), chỉ có 5% hộ gia đình rác thải được vận chuyển đến khu tập kết (Hình 23, 24). Cách xử lý rác thải ở đây còn đơn giản, chưa hợp lý, còn gây ảnh hưởng đến môi trường sống. Chính quyền cũng chưa quan tâm đúng mức trong vấn đề xử lý rác thải hộ gia đình khi chỉ hỗ trợ chi phí xây dựng bể phân loại rác thải mà chưa phổ biến, triển khai quy trình xử lý rác thải theo mô hình này.
Hình 23. Tỷ lệ sử dụng hố gas Hình 24. Hình thức xử lý rác thải
Tình hình sử dụng phân bón
Do cơ cấu ngành trồng trọt tại khu vực nghiên cứu chiếm tỉ trọng khá nhỏ, chủ yếu là trồng dưa lê, dưa hấu, thanh long, ngô phục vụ nhu cầu tại khu vực đó và chỉ chiếm 6% nên đánh giá tình hình sử dụng phân bón tại khu vực nghiên cứu mục đích chủ yếu để phân tích ảnh hưởng của chúng tới môi trường đất, nước và hoạt động nuôi trồng thủy hải sản. Qua biểu đồ ta thấy tỉ lệ sử dụng phân hóa học là tương đối lớn, chiếm 73%, nhưng tỉ lệ số hộ gia đình sử dụng phân hóa học kết hợp với phân chuồng là khá nhỏ. Mặc dù cơ cấu ngành chăn nuôi chiếm tỉ lệ tương đương ngành trồng trọt (Chăn nuôi 5%, trồng trọt 6%), nhưng mức độ sử dụng phân chuồng lại chưa tương xứng, chỉ chiếm 24% số hộ sử dụng phân hóa học (Hình 25). Tỉ lệ này cho thấy lượng phân chuồng thải ra môi trường là khá lớn, bên cạnh đó việc sử dụng lượng lớn phân hóa học làm suy giảm chất lượng đất, dư lượng gây ảnh hưởng tới nguồn nước làm thay đổi môi trường nuôi trồng thủy sản làm suy giảm năng suất ngành kinh tế mũi nhọn này. Chính vì thế cần tận dụng tối đa nguồn phân xanh thu được từ hoạt động chăn nuôi và sinh hoạt con người, có những biện pháp xử lý tối đa lượng phân thải trên để đưa vào tái sử dụng tăng hiệu quả kinh tế, tiết kiệm chi phí đầu tư cho trồng trọt cũng như chi phí cải tạo các đầm nuôi trồng thủy sản.
Hình 25. Tình hình sử dụng phân bón
Hình 26. Đánh giá của ngƣời dân về chất lƣợng nƣớc sinh hoạt
Theo kết quả khảo sát thực địa ở khu vực nghiên cứu, chất lượng nước sử dụng được người dân đánh giá là trung bình, thỉnh thoảng có mùi tanh là biểu hiện rõ và là ý kiến nhận được nhiều nhất. Đặc biệt ở xã Kim Hải 56,25% số hộ gia đình nhận định nước có mùi tanh, còn lại nhận định chất lượng nước trong sạch và tương đối trong sạch chiếm tỷ lệ nhỏ (Hình 26, 27).
Kết quả áp dụng theo thang tiêu chí đánh giá tính bền vững về môi trường trong sử dụng bãi bồi ven biển khu vực nghiên cứu đã đề xuất trong chương 2 cho thấy chỉ số tại các xã Kim Hải, Kim Đông và Kim Trung tương ứng là 0,44; 0,49 và 0.50 (Bảng 20). Chỉ số tính bền vững về môi trường tại xã Kim Hải thấp hơn so với các xã còn lại có thể do chất lượng nước có mùi tanh, tỷ lệ xử lý rác thải kém (Bảng 20).
Bảng 20. Tính bền vững về môi trƣờng trong sử dụng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn Xã Tổng phiếu Tiêu chí môi trƣờng bền vững Tổng Rác thải Chất lƣợng nƣớc Nguy cơ ô nhiễm nguồn nƣớc sinh hoạt Kim Hải 32 0.35 0.40 0.66 0,44 Kim Trung 27 0.36 0.49 0.69 0,50 Kim Đông 23 0.38 0.46 0.68 0,49
3.2.3. Tính bền vững về xã hội trong sử dụng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn
3.2.3.1. Năng lực người dân trong sử dụng tài nguyên
Người dân khu vực nghiên cứu hầu hết đều được tiếp nhận kiến thức về tài nguyên, cách sử dụng tài nguyên, tầm quan trọng của tài nguyên thông qua tập huấn, các phương tiện truyền thông như tivi, đài báo,...tỷ lệ người dân được hỏi biết đến các kiến thức về tài nguyên qua tập huấn và truyền hình chiếm tỷ lệ lớn (Hình 30). Vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội tại khu vực này còn khá mờ nhạt mặc dù đây là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc xâu xát với quần chúng nhân dân, nâng cao khả năng nhận thức của người dân trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường (Hình 28).
Hình 29. Tỷ lệ tiếp nhận thông tin về tài nguyên và môi trƣờng
Hình 30. Một số chính sách khuyến khích phát triển tài nguyên
3.2.3.2. Mâu thuẫn, xung đột trong sử dụng tài nguyên
Trong quá trình sử dụng tài nguyên, chưa có sự hài hòa trong tiếp cận và quản lý tài nguyên đã xuất hiện một số mâu thuẫn và nguy cơ dẫn đến xung đột. Để nhận diện các xung đột môi trường ta lập bảng ma trận quan hệ giữa các loại hình sử dụng tài nguyên. Tại khu vực nghiên cứu có các loại hình sử dụng tài nguyên: Khai thác nguồn lợi thủy sản từ RNM; Khai thác nguồn lợi thủy sản tại hệ thống kênh mương; Nuôi trồng thủy sản (Nhuyễn thể); Nuôi trồng thủy sản (Giáp xác); Trồng cây hoa màu; Chăn nuôi; Hoạt động bảo tồn RNM.
Để xác định mức độ ảnh hưởng qua lại giữa các loại hình sử dụng tài nguyên ta sử dụng phương pháp trọng số với các mức độ O (không tương thích), T (Tương thích), T* (Tương thích có điều kiện), các giá trị này là giao của các hàng và các cột (Bảng 21) và mức độ mâu thuẫn (Bảng 21).
Bảng 21. Ma trận quan hệ giữa các loại hình sử dụng tài nguyên
Loại hình sử dụng tài nguyên
Kha i t há c nguồn lợ i t hủy sả n từ R NM Kha i t há c nguồn lợ i t hủy sả n tại hệ thống kênh mương Nuôi trồng thủy sản ( Nh uyễ n thể) Nuôi trồng thủy sản ( Giá p xá c) Tr ồng c ây ho a màu C hă n nuôi B ảo tồn t ài nguyên RNM
Khai thác nguồn lợi thủy sản
từ RNM T* Khai thác nguồn lợi thủy sản
tại hệ thống kênh mương T T* Nuôi trồng thủy sản (Nhuyễn
thể) O T T* Nuôi trồng thủy sản (Giáp
xác) T* O O T* Trồng cây hoa màu T* O T* T* T Chăn nuôi O O O O T T Bảo tồn tài nguyên RNM T* T O T* T T T
Mâu thuẫn chủ yếu trong quá trình sử dụng tài nguyên tại khu vực nghiên cứu là do xung đột về môi trường cho hoạt động nuôi trồng thủy sản. Môi trường nước bị ô nhiễm bởi các hoạt động nông nghiệp, khai thác thủy sản từ rừng ngập mặn, kênh mương và chính cả hoạt động nuôi trồng thủy sản (Hình 31).
Hoạt động phun thuốc làm sạch bãi ngao ngoài đê BM3 đã gây ảnh hưởng nặng nề cho môi trường nuôi tôm trong đê, lượng thuốc này tràn vào khi thủy triều lên. Hầu hết các hộ gia đình phía trong đê BM3 đều nhận biết được mối nguy hại từ hoạt động này của các hộ nuôi ngao ngoài đê BM3 nhưng chưa có ý kiến đối với cơ quan chức năng bởi những hộ nuôi ngao chủ yếu là những tổ chức, các nhân có tiềm lực kinh tế và có mối liên hệ với chính quyền.
Bảng 22. Mức độ xung đột giữa các hoạt động sử dụng tài nguyên
TT Mâu thuẫn giữa các hoạt động Mức
độ Giải thích
1
Nuôi trồng thủy sản (Nhuyễn thể) >< Nuôi trồng thủy sản (Giáp xác, nhuyễn thể); Khai thác nguồn lợi thủy sản từ RNM; Chăn nuôi; Trồng cây hoa màu; Bảo tồn tài nguyên RNM
Mạnh
̶ Ô nhiễm môi trường nước ̶ Tranh chấp không gian ̶ Tranh chấp quyền sử dụng đất
2
Nuôi trồng thủy sản (giáp xác) >< Khai thác nguồn lợi thủy sản tại hệ thống kênh mương; Chăn nuôi; Trồng cây hoa màu
Mạnh ̶ Ô nhiễm môi trường nước ̶ Tranh chấp không gian
3
Chăn nuôi >< Khai thác nguồn lợi thủy sản từ RNM; Khai thác nguồn lợi thủy sản tại hệ thống kênh mương
Mạnh ̶ Ô nhiễm môi trường nước ̶ Tranh chấp không gian 4 Khai thác nguồn lợi thủy sản tại hệ thống
kênh mương >< Trồng cây hoa màu
Trung bình
̶ Ô nhiễm môi trường nước ̶ Tranh chấp không gian
Hình 31. Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trƣờng gây ảnh hƣởng tới hoạt động nuôi trồng thủy sản Nuôi trồng thủy sản Phun thuốc bãi ngao Thức ăn nuôi tôm Nông nghiệp Chất thải từ chăn nuôi Phun thuốc trừ sâu Ảnh hưởng đến môi trường Chất thải từ khai thác tự nhiên Chặn dòng
chảy thủy sản tự Khai thác nhiên (RNM, kênh
Ngoài ra, mâu thuẫn giữa chính quyền và người dân dẫn đến xung đột giữa các hộ dân: Quá trình quy hoạch và đấu thầu khu công nghiệp nuôi trồng thủy hải sản của chính quyền chưa thỏa đáng, chưa nhận được sự đồng tình của người dân, xuất hiện một số lợi ích nhóm. Chính vì thế đã xảy ra xung đột giữa những hộ bị thu hồi đất và những hộ được cấp phép mới, các hộ này đã sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ lén lút đổ vào đầm nuôi tôm, đầu nguồn nước gây hiện tượng tôm chết hàng loạt, không những thế còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường xung quanh.
Ngoài đê Bình Minh 2, chính quyền xã tự ý ra văn bản ngừng nuôi trồng thủy sản để giao cho doanh nghiệp tư nhân quản lý mà không có chính sách hỗ trợ, đền bù gây bức xúc trong người dân. Mặc dù công văn chỉ đạo của UBND tỉnh chỉ