Sản lƣợng thủy sản trên thế giới từ năm 2009 đến năm 2014

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khai thác và sử dụng hợp lý nguồn lợi thủy sản của sông trường giang, tỉnh quảng nam thích ứng với biến đổi khí hậuluận văn ths biến đổi khí hậu (Trang 25 - 28)

ĐVT: Triệu tấn Năm 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Khai thác thủy sản 90,2 89,2 103,7 91,3 92,7 93,4 Nội địa 10,5 11,3 11,1 11,6 11,7 11,9 Biển 79,7 77,9 92,6 79,7 81 81,5 Nuôi trồng thủy sản 55,7 59 61,8 66,4 70,3 73,8 Nội địa 34,3 36,9 38,6 42 44,8 47,1 Biển 21,4 22,1 23,2 24,4 25,5 26,7 Tổng sản lƣợng thủy sản 145,9 148,2 165,5 157,7 163 167,2 (Nguồn: FAO, 2016)

Trong các đối tƣợng thủy sản khai thác đƣợc, cá chiếm 83% tổng số, sau là giáp xác gần 5,0 % (tôm, cua), thân mềm trên 7,0 % (chủ yếu là Hai vỏ và Chân đầu), rong tảo trên 4,0 % (chủ yếu là tảo Nâu), số còn lại là giun biển, cầu gai và thú biển.

Cá thƣờng tập trung chính ở nhóm cá Trích (Clupeiformes) 21-23 %, cá Gadus (Gadiformes) gần 16,0 %, cá Thu (Scombridae) khoảng 6,5 %, cá Sòng (Carangidae) 6,0%, cá Gai (Gasterosteidae) trên 5,0%, cá Ngừ (Thunnidae) gần 3,5%, cá Merlucidae 2,6% và cá Bơn (Pleuronectiformes) khoảng 2% trong tổng sản lƣợng cá.

Những ngƣ trƣờng truyền thống của nghề cá thế giới hiện nay có xu hƣớng cạn kiệt dần. Do vậy, hƣớng phát triển của nghề cá đại dƣơng có chiều hƣớng thay đổi:

- Đƣa việc khai thác từ Bắc Bán cầu xuống Nam Bán cầu, tại trung tâm phía nam của các đại dƣơng.

- Đƣa nghề cá từ bờ ra khơi, từ tầng nƣớc mặt đến các tầng sâu của đại dƣơng.

- Tìm kiếm những đối tƣợng khai thác mới.

Theo FAO (1987) [56], đại dƣơng cũng chỉ có khả năng cung cấp cho con ngƣời mỗi năm trên dƣới 100 triệu tấn hải sản, còn vƣợt quá, nguồn lợi đó sẽ rơi vào tình trạng suy giảm.

Thực chất, sản lƣợng hải sản thế giới ngay trong giai đoạn 1990-1995 trung bình hàng năm đạt 84 triệu tấn, chƣa kể 27 triệu tấn bị loại bỏ, từ những

loài mà nghề cá không mong muốn, cũng nhƣ những đối tƣợng bị giắt lƣới và chết, không còn giá trị thƣơng phẩm. Với sản lƣợng chung nhƣ thế thì nghề cá biển thế giới đã vƣợt quá giới hạn chịu đựng của đại dƣơng và đến năm 1994 có khoảng 60% nguồn lợi cá đại dƣơng hoặc đã đƣợc khai thác đến giới hạn cho phép hoặc đã rơi vào tình trạng suy giảm (WWF, 1998) [92]. Theo WWF (1998) [92], trên cơ sở phân tích tình trạng của 116 loài cá chính, trong thời kì từ năm 1970 đến nay có tới 40% các quần thể cá khai thác đã bị suy kiệt, 25% duy trì đƣợc sản lƣợng của mình, số còn lại (35%) đang có chiều hƣớng tăng lên, tuy nhiên, tình trạng chung của biển thể hiện qua chỉ số tổng hợp (chỉ số “sức khoẻ” của hành tinh LPI) đang trong trạng thái suy giảm.

Để bù đắp lƣợng đạm động vật thiếu hụt mà ngành chăn nuôi trên cạn và khai thác đại dƣơng không đủ cung cấp, con ngƣời phải đẩy mạnh việc NTTS (Aquaculture) nói chung hay nuôi thả biển (Mariculture) nói riêng, theo hƣớng biến các thuỷ vực thành trang trại, tƣơng tự nhƣ nghề chăn nuôi trên cạn.

Nuôi thủy sản trên quy mô lớn lần đầu ra đời ở các nƣớc Bắc Mỹ từ giữa thế kỉ thứ XV và đó là hệ quả của những thành tựu đạt đƣợc trong nghề nuôi cá nƣớc ngọt. Ở đây, ngƣời ta đã xây dựng các đầm nuôi cá Đối, giữ đƣợc cả cá thành thục để cho đẻ ngay trong đầm, tiến hành thả cá cho một số vùng biển nhƣ ở Hawaii.

Cuối thế kỉ thứ XIX, bằng cách nuôi thả nhân tạo, nhiều đàn cá ở bờ đông và tây Bắc Mỹ có nguy cơ mất khả năng khai thác lại đƣợc phục hồi. Ngƣời ta còn sử dụng phƣơng pháp thụ tinh nhân tạo để tăng nguồn giống cho các đàn cá Bơn, cá Tuyết ở vùng bờ Đại Tây Dƣơng. Những năm đầu của thế kỉ XX đƣợc mệnh danh là “Kỉ nguyên vàng” của sự phát triển nghề nuôi cá biển. Các nhà máy sản xuất cá giống, các cơ sở sản xuất thức ăn nhân tạo, các phòng thực nghiệm và các trạm nghiên cứu sinh học để phục vụ cho nuôi thả biển ra đời ở hàng loạt nƣớc thuộc châu Mỹ, châu Âu. Nhiều công trình tạo giống, ƣơng nuôi cá con trong điều kiện nhân tạo đƣợc công bố.

Đối tƣợng nuôi trồng rất đa dạng, nhƣng mỗi vùng có một tập đoàn nuôi đặc trƣng, gồm các loài rong tảo, thân mềm, giáp xác, cá, bò sát và cả thú biển. Những loài tảo có giá trị trồng trên thế giới là Bắp cải biển (Porphira), Hẹ biển

(Laminaria), Rong Hồng vân (Eucheuma), Rong đông (Hypnea), Rong Câu (Gracillaria), Rong Mơ (Sargassum)…. Trong nhóm thân mềm, những loài thƣờng đƣợc nuôi là Hàu, nhất là Hàu Thái Bình dƣơng (Crossostreo gigas), Vẹm châu Âu (Mytilus edulis), Sò (Arca), thậm chí cả Chân đầu (Cephalopoda). Sản lƣợng nuôi Hàu Thái Bình dƣơng của thế giới đến năm 2000 đạt con số trên 2 triệu tấn (trong đó Mỹ chiếm 42%, Nhật Bản 29% tổng sản lƣợng) và năm 2003 lên 4,2 triệu tấn. Ở những vùng biển nhận đƣợc dòng nƣớc ấm từ các thành phố, sản lƣợng Hàu rất cao, nhƣ ở Tây Ban Nha, trong những vùng nhƣ thế năng suất lên đến 130 tấn/ha.

Các loài vẹm (Mytilus) do ăn thực vật nổi nên nuôi có hiệu quả hơn Hàu và cho sản lƣợng cao. Ví dụ, ở Thái Lan, năng suất vẹm nuôi có thể cho 180 tấn/ha.

Tôm, cua... thuộc lớp Giáp xác rất đa dạng với hàng trăm loài, nhất là các loài thuộc họ tôm He (Penaeidae) ở biển hay tôm Càng xanh (Macrobrachium rosenbergi) trong nƣớc ngọt, chúng đều là những đối tƣợng nuôi có giá trị. Nghề nuôi tôm rất phát triển ở các nƣớc Đông Nam châu Á, Đông Bắc Á, các nƣớc thuộc Ấn Độ Dƣơng.

Cá nuôi thuộc hàng chục loài nhƣ cá Tầm, cá Hồi... ở các vùng nƣớc lạnh và các loài cá Đối, cá Song, cá Vƣợc, cá Măng sữa, cá Bống... ở các vùng nƣớc ấm nhiệt đới.

Do vậy, trong vài ba thập niên qua NTTS đã có những bƣớc phát triển đột phá. Từ năm 1984 tới nay, tốc độ NTTS trung bình tăng trên 11% so với 3,1% mức tăng trƣởng của chăn nuôi gia súc và 0,8% so với mức tăng của khai thác thuỷ sản (Tacon và Obaldo, 2001) [86].

Sản lƣợng NTTS ở các khu vực khác nhau trên thế giới không giống nhau, theo thứ tự: Châu Úc (0%), châu Phi (1%), Nam Mỹ (2%), Bắc Mỹ (2%), châu Âu (6%) và châu Á cao nhất, đạt đến 89%.

Cho đến nay, sự gia tăng sản lƣợng, đa dạng hoá đối tƣợng nuôi và các loại hình nuôi là những nét đặc trƣng cho các nƣớc châu Á. Trong 10 quốc gia xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất có tới 7 nƣớc thuộc châu Á với những mặt hàng chính: tôm (cao nhất), mực, một số cá biển, rô phi và thân mềm.

1.2.2. Ở Việt Nam

Nƣớc ta có hệ thống sông ngòi dày đặc và đƣờng bờ biển dài hơn 3.260km nên rất thuận lợi để phát triển hoạt động khai thác và NTTS. Theo kết quả thống kê số liệu, sản lƣợng khai thác và NTTS của nƣớc ta liên tục tăng từ năm 2000 đến năm 2016. Cơ cấu sản lƣợng NTTS có xu hƣớng tăng, ngƣợc lại cơ cấu sản lƣợng khai thác thủy sản có xu hƣớng giảm (Bảng 1.2).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khai thác và sử dụng hợp lý nguồn lợi thủy sản của sông trường giang, tỉnh quảng nam thích ứng với biến đổi khí hậuluận văn ths biến đổi khí hậu (Trang 25 - 28)