a. Diện tích nuôi theo phương thức
Hiện nay, NTTS tại khu vực sông Trƣờng Giang có sự thay đổi so với nghề nuôi thả truyền thống trƣớc đây. Nghề nuôi truyền thống (nuôi quảng canh) có diện tích ít và không phổ biến, một số ngƣ dân tận dụng nguồn giống tự nhiên để thả nuôi đến khi đạt kích cỡ thu hoạch, mật độ nuôi thấp.
Nuôi thả truyền thống phụ thuộc vào thiên nhiên, dễ bị tác động bởi thiên tai, dễ bị tổn thƣơng trƣớc tác động bất lợi, năng suất và lợi nhuận thấp nên ngƣời dân chuyển sang hình thức nuôi thâm canh, bán thâm canh hoặc quảng canh cải tiến.
Nuôi thâm canh hay công nghiệp giống nhƣ công nghiệp hóa NTTS. Việc lựa chọn vùng nuôi thƣờng đƣợc thực hiện với sự cân nhắc đến các yếu tố thủy
văn, thủy hóa, kỹ thuật cũng nhƣ yếu tố xã hội nhằm quản lý hiệu quả hoạt động nuôi và thu đƣợc lợi nhuận cao nhất nhƣng vẫn giữ cân bằng sinh thái trong vùng, giảm tác động tiêu cực của vùng nuôi đến môi tƣờng xung quanh. Trong nuôi thâm canh hiện đại, phải áp dụng các công nghệ mới nhƣ kỹ thuật di truyền tạo giống để thả con giống bào thủy vực, bổ sung thêm thức ăn nhân tạo giàu dinh dƣỡng cho loài nuôi, cáp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại để phòng dịch, để tăng năng suất vật nuôi và phòng ngừa các rủi ro sinh thái. Ao nuôi cần đƣợc xây dựng hoàn chỉnh, cấp và tiêu nƣớc hoàn toàn chủ động, có trạng bị đầy đủ các phƣơng tiện máy móc nhƣ thiết bị sục khí tạo oxy, thiết bị cho ăn chủ động. Chi phí đầu tƣ và vận hành cao, đòi hỏi vốn đầu tƣ lớn.
Tuy nhiên, nuôi thâm canh tại khu vực sông Trƣờng Giang còn thiếu quy hoạch, chƣa có hệ thống xử lý chất lƣợng nƣớc dẫn vào và nƣớc thải của ao nuôi. Nƣớc lấy vào ao nuôi đƣợc ngƣời dân lấy trực tiếp từ tầng đáy của lòng sông hoặc dẫn từ biển vào, còn nƣớc thải ao nuôi đƣợc thải thẳng ra sông không qua xử lý nên hiệu quả và năng suất nuôi chƣa cao, thƣờng xuyên xảy ra dịch bệnh.
Diện tích nuôi thâm canh của toàn khu vực còn thấp với 227,00 ha (chiếm 21,11%) tổng diện tích NTTS. Trong đó, diện tích nuôi thâm canh chủ yếu tập trung ở huyện Núi Thành với 107 ha (chiếm 47,14%), tiếp theo là huyện Thăng Bình với 65,00 ha (chiếm 28,63%), thành phố Tam Kỳ có 55 ha (chiếm 24,23%). Hình thức nuôi này dựa hoàn toàn vào con giống và thức ăn bên ngoài (thức ăn viên hoặc kết hợp với thức ăn tƣơi sống), vai trò của thức ăn tự nhiên ít quan trong. Con giống nuôi thả với mật độ cao (tôm sú từ 25-30con/m2, tôm thẻ chân trắng từ 90-120 con//m2). Diện tích ao nuôi từ 1.000-10.000m2, tối ƣu là 5.000m2.
Công nghệ nuôi bán thâm canh là hình thức nuôi dùng phân bón gây màu nƣớc để gia tăng thức ăn tự nhiên trong ao hồ và bổ sung sức ăn từ bên ngoài nhƣ thức ăn tƣơi sống, cám gạo, thức ăn viên công nghiệp...Giống đƣợc thả nuôi ở mật độ tƣơng đối cao (tôm nƣớc lợ 10-15 con/m2
) trong diện tích ao nuôi nhỏ (2.000-5.000m2). Với hình thức này ao đƣợc xây dựng hoàn chỉnh, kích thƣớc nhỏ nên thuận lợi cho quản lý, kích cỡ sản phẩm thu đƣợc khá lớn, giá bán cao, chi phí vận hành thấp vì thả ít giống, thức ăn hỗn hợp dùng không nhiều, thức ăn tự nhiên vẫn đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, năng suất nuôi thấp hơn so với
nuôi thâm canh. Diện tích nuôi bán thâm canh của toàn khu vực là 336 ha (chiếm 31,24%), trong đó huyện Núi Thành có diện tích lớn nhất với 141 ha (chiếm 41,96%), tiếp theo là huyện Thăng Bình với 137 ha (chiếm 40,77%), thành phố Tam Kỳ có 43,0 ha (chiếm 12,08%), thấp nhất là huyện Duy Xuyên với 15 ha (chiếm 4,46%) (Bảng 3.12).
Bảng 3.12. Diện tích NTTS ven sông Trƣờng Giang phân theo phƣơng thức nuôi và loại thủy sản năm 2016
Đơn vị tính: ha
Địa điểm (Xã, huyện)
Phƣơng thức nuôi Đối tƣợng nuôi
Thâm canh Bán thâm canh Quảng canh và quảng canh cải tiến Tôm Cá Loại khác
Huyện Duy Xuyên 0,00 15,00 34,25 45,00 1,50 2,75
Duy Nghĩa 10,00 17,25 26,00 0,50 0,75 Duy Thành 5,00 17,00 19,00 1,00 2,00 Huyện Thăng Bình 65,00 137,00 182,10 366,50 14,20 3,40 Bình Giang 5,00 15,00 27,50 45,00 2,00 0,50 Bình Dƣơng 7,00 5,00 31,00 40,00 3,00 0,00 Bình Triều 3,00 6,00 16,00 25,00 0,00 0,00 Bình Đào 5,00 10,00 7,40 21,50 0,50 0,40 Bình Sa 10,00 15,00 29,20 53,00 1,20 0,00 Bình Hải 15,00 16,00 24,00 50,00 4,00 1,00 Bình Nam 20,00 70,00 47,00 132,00 3,50 1,50 Thành phố Tam Kỳ 55,00 43,00 91,40 182,00 4,00 3,40 Tam Thăng 15,00 8,00 23,00 45,00 0,50 0,50 Tam Phú 30,00 23,00 37,00 85,00 3,00 2,00 Tam Thanh 10,00 12,00 31,40 52,00 0,50 0,90 Huyện Núi Thành 107,00 141,00 204,80 424,00 19,00 9,80 Tam Tiến 30,00 30,00 72,00 125,00 5,00 2,00 Tam Hòa 35,00 26,00 52,50 110,00 2,50 1,00 Tam Hải 10,00 30,00 20,50 56,00 3,00 1,50 Tam Hiệp 15,00 20,00 23,00 52,00 4,00 2,00 Tam Giang 12,00 15,00 25,60 48,00 2,50 2,10 Tam Quang 5,00 20,00 11,20 33,00 2,00 1,20 Tổng 227,00 336,00 512,55 1.017,50 38,70 19,35
(Niên giám thống kê Duy Xuyên, Thăng Bình, Núi Thành, Tam Kỳ 2016 và số liệu điều tra tháng 4 năm 2017)
Nuôi quảng canh cải tiến là hình thức nuôi dựa trên nền tảng của mô hình nuôi quảng canh nhƣng có bổ sung giống ở mật độ thấp (nuôi tôm nƣớc lợ 0,5-2 con/m2) hoặc bổ sung thức ăn hoặc bổ sung cả giống và thức ăn. Hình dạng và kích cỡ ao đầm vẫn theo dạng quảng canh nên quản lý gặp khó khăn, năng suất và giá trị kinh tế thấp. Tổng diện tích nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến tại khu vực sông Trƣờng Giang và vùng phụ cận là 512,55 ha, trong đó huyện Núi Thành có diện tích lớn nhất với 204,80 ha (chiếm 39,96%), tiếp theo là huyện Thăng Bình với 182,10 ha (chiếm 35,53%), thành phố Tam Kỳ là 91,40 ha (chiếm 17,83%), huyện Duy Xuyên là 34,25 ha (chiếm 6,68%).