Cấu trúc thành phần loài cá tại sông Trƣờng Giang và vùng phụ cận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khai thác và sử dụng hợp lý nguồn lợi thủy sản của sông trường giang, tỉnh quảng nam thích ứng với biến đổi khí hậuluận văn ths biến đổi khí hậu (Trang 65 - 69)

STT Tên khoa học Tên tiếng Việt

Họ Giống Loài Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%)

1 Elopiformes Bộ cá cháo biển 2 3,08 2 1,61 3 1,59 2 Aulopiformes Bộ cá đèn lồng 1 1,54 1 0,81 2 1,06 3 Anguilliformes Bộ cá chình 6 9,23 9 7,26 15 7,94 4 Clupeiformes Bộ cá trích 3 4,62 13 10,48 28 14,81 5 Gonorhynchiformes Bộ cá măng sữa 1 1,54 1 0,81 1 0,53 6 Siluriformes Bộ cá nheo 6 9,23 7 5,65 10 5,29 7 Antheriniformes Bộ cá suốt 1 1,54 1 0,81 1 0,53 8 Beloniformes Bộ cá kìm 2 3,08 3 2,42 7 3,70 9 Syngnathyformes Bộ cá ngựa xƣơng 1 1,54 1 0,81 1 0,53 10 Scorpaeniformes Bộ cá mù làn 1 1,54 1 0,81 1 0,53 11 Perciformes Bộ cá vƣợc 37 56,92 69 55,65 103 54,50 12 Tetraodontiformes Bộ cá nóc 2 3,08 5 4,03 5 2,65 13 Osmeriformes Bộ cá ốt me 1 1,54 2 1,61 2 1,06 14 Cypriniformes Bộ cá chép 1 1,54 9 7,26 10 5,29 Tổng 65 100,00 124 100,00 189 100,00

Bộ cá vƣợc chiếm ƣu thế với 106 loài (53,0%) thuộc 72 giống (58,54%), 37 họ (52,1%). Tiếp theo là bộ cá trích với 28 loài (14,0%) thuộc 14 giống (11,38%), 3 họ (4,2%). Bộ cá Chình có 17 loài (8,5%) thuộc 9 giống (7,32%), 7 họ (9,9%). Bộ cá nheo có 10 loài (5,0%) thuộc 5 giống (4,07%), 6 họ (8,5%).

Sự phân bố của các bậc phân loại ƣu thế trong bậc bộ của khu hệ cá thể hiện trong hình 3.9.

Hình 3.9. Tƣơng quan của các loài theo bộ khu hệ cá tại sông Trƣờng Giang và vùng phụ cận

Do đặc trƣng về điều kiện tự nhiên của sông Trƣờng Giang với tính chất chế độ dòng chảy của sông chịu ảnh hƣởng bởi dao động thủy triều ở cửa Đại phía Bắc (biên độ triều khoảng 1,2m) và cửa An Hòa phía Nam (biên độ triều khoảng 1,4m) nên các loài cá sông Trƣờng Giang chủ yếu là cá nƣớc lợ, ngoài ra có 10 loài nƣớc ngọt thuộc bộ cá Chép nhƣng chỉ xuất hiện trong mùa mƣa và ở khu vực xã Bình Sa, Bình Đào (huyện Thăng Bình).

Bên cạnh đó, đã ghi nhận đƣợc 4 loài cá quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam (2007):

 1 loài Nguy cấp (EN - Endangered): cá Mòi cờ hoa (Clupanodon thrissa )  3 loài Sẽ nguy cấp (VU - Vulnerable): cá Cháo (Elops saurus ), cá Cháo

3.3. Hiện trạng nguồn lợi thủy sản khu vực nghiên cứu

Theo Vũ Trung Tạng (2006) [21], nguồn lợi thủy sản là phức hợp các loài thủy sinh vật có giá trị của một vùng địa lý xác định, đƣợc con ngƣời khai thác và sử dụng trực tiếp cho những mục đích khác nhau, trƣớc hết là làm thực phẩm, sau là sử dụng nhƣ những nguyên liệu cho các ngành công nghiệp, sản xuất dƣợc liệu, làm cảnh,… Thành phần nguồn lợi thuỷ sản nƣớc ta khá đa dạng, gồm nhiều nhóm đối tƣợng nhƣ cá, giáp xác, thân mềm, trong đó cá đóng vai trò quan trọng bậc nhất, phân bố ở các sông suối, ao hồ từ miền núi, trung du đến đồng bằng thấp, các hệ đầm phá ven biển và các thuỷ vực thuộc các hải đảo thềm lục địa.

Trong phạm vi của đề tài, kết quả nghiên cứu điều tra tại khu vực sông Trƣờng Giang cho thấy, nguồn lợi thủy sản có giá trị kinh tế tập trung vào 3 nhóm chính là cá, nhuyễn thể, giáp xác và một số loài khác (sá sùng, rong câu).

3.3.1. Cá

Kết quả khảo sát đã xác định đƣợc một số loài cá có giá trị kinh tế chủ yếu gồm cá Thát lát (Notopterus notopterus), cá Chép (Cyprinus carpio), cá Diếc (Carassius auratus), cá Ong căng (Terapon jarbua), cá căn răng nâu (Pelates quadrilinneatus), cá Hồng chấm đen (Lutjanus russelli), cá Móm gai vây dài (Gerres filamentosus), cá Móm gai ngắn (G. lucidus), cá Đối mục (Mugil cephalus), cá Rô phi vằn (Oreochromis niloticus), cá Bống cát tối (Glossogobius giuris), cá Bống vân mắt (Oxyurichthys tentacularis), cá Dìa công (Siganus guttatus), cá Rô đồng (Anabas testudineus), cá Lóc (Channa striata),...

3.3.2. Nhuyễn thể

Kết quả khảo sát đã xác định đƣợc các loài nhuyễn thể có giá trị kinh tế nhƣ: Hàu cửa sông (Crassostrea rivularis), hến (Corbicula spp.), Ngao (Meretrix meretrix ) và Vọp (Gelonia coaxans), Điệp lá (Enigmonia aenigmatica ), Ốc nhồi (Pila polita ),Vẹm xanh (Viridis perna).

Các loài thuộc nhóm hến (Corbicula spp.) chủ yếu phân bố ở hầu hết các điểm thu mẫu trong quá trình khảo sát, có nơi chúng phân bố tập trung, sinh khối cao. Loài Vọp (Gelonia coaxans) phân bố dọc theo sông Trƣờng Giang, là

loài có giá trị kinh tế nhƣng hiện này sản lƣợng khai thác tự nhiên rất thấp. Loài hàu cửa sông (Crassostrea rivularis) có phân bố gần khu vực Cửa Đại. Chúng bám trên bẹ cây dừa nƣớc, vách cống, sỏi, đá dọc triền sông. Loài Ngao

(Meretrix meretrix ) có điểm phân bố ở vùng bãi triều cửa sông khu vực vụng An Hòa đƣợc ngƣời dân khai thác làm thực phẩm, tuy nhiên sản lƣợng khai thác tự nhiên rất hạn chế. Ốc nhồi (Pila polita) là loài có giá trị kinh tế, qua điều tra cho thấy trƣớc đây là loài có sản lƣợng tƣơng đối phổ biến, hiện nay ít gặp.

3.3.3. Giáp xác

Kết quả khảo sát đã xác định đƣợc các loài giáp xác có giá trị kinh tế nhƣ: Tôm tít (Squilla nepa), Tôm càng sông (Macrobrachium nipponense) và các loài tôm thuộc giống Macrobrachium, ghẹ Xanh (Portunus pelagicus), ghẹ Ba chấm (Portunussanguinolentus).

Phía trong lƣu vực sông có môi trƣờng nƣớc ngọt nghi nhận đƣợc sự phân bố của loài Tôm càng sông (Macrobrachium nipponense) và các loài tôm thuộc giống Macrobrachium, tuy nhiên số sản lƣợng khai thác tự nhiên thấp và bắt gặp dải rác. Khu vực triều và vùng của sông ở phía cửa Đại và vụng An Hòa bắt gặp đƣợc các loài giáp xác nhƣ ghẹ Xanh (Portunus pelagicus), ghẹ Ba chấm (Portunus sanguinolentus), Tôm tít (Squilla nepa) và đƣợc ngƣời dân khai thác thƣờng xuyên nhƣng tần xuất bắt gặp thấp và sản lƣợng hạn chế.

3.4. Hiện trạng khai thác và sử dụng nguồn lợi thủy sản khu vực nghiên cứu

3.4.1. Khai thác tự nhiên

Số hộ khai thác thủy sản trên sông Trƣờng Giang là 2.491 hộ, trong đó số hộ cao nhất là huyện Núi Thành với 1.007 hộ, tiếp theo là huyện Thăng Bình với 843 hộ, thành phố Tam Kỳ 580 hộ và huyện Duy Xuyên là 61 hộ.

Tổng sản lƣợng thủy sản khai thác hàng năm đạt 7.463,48 tấn/năm, trong đó sản lƣợng cao nhất thuộc nhóm các loài nhuyễn thể với 4.973,68 tấn, tiếp theo là sản lƣợng cá với 1.389,98 tấn, nhóm giáp xác đạt 978,96 tấn, nhóm khác (sá sùng, rong) đạt 120,84 tấn. Sản lƣợng khai thác cao nhất tại huyện Thăng Bình với 4.311,96 tấn, tiếp theo là huyện Núi Thành với 1972,71 tấn,

thành phố Tam Kỳ là 1.066,63 tấn, thấp nhất tại huyện Duy Xuyên với 112,18 tấn (Bảng 3.10).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khai thác và sử dụng hợp lý nguồn lợi thủy sản của sông trường giang, tỉnh quảng nam thích ứng với biến đổi khí hậuluận văn ths biến đổi khí hậu (Trang 65 - 69)