Bảng 2.1. Danh sách các xã thuộc khu vực nghiên cứu
STT Huyện/Thành phố Xã
1.
Duy Xuyên Duy Thành
2. Duy Nghĩa 3. Thăng Bình Bình Giang 4. Bình Dƣơng 5. Bình Triều 6. Bình Đào 7. Bình Sa 8. Bình Hải 9. Bình Nam 10. Tam Kỳ Tam Thăng 11. Tam Phú 12. Tam Thanh 13. Núi Thành Tam Tiến 14. Tam Hòa 15. Tam Hải 16. Tam Hiệp 17. Tam Giang 18. Tam Quang
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp tổng hợp, kế thừa số liệu
Thu thập, tổng hợp và phân tích các tài liệu liên quan đến điều kiện tự nhiên, KT-XH, tình hình khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, diễn biến của khí hậu qua các năm tại khu vực nghiên cứu. Kế thừa một cách có chọn lọc các tài liệu này để phục vụ quá trình nghiên cứu.
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu đa dạng sinh học
2.3.2.1. Phương pháp nghiên cứu thực vật nổi
- Thu mẫu định tính: Mẫu đƣợc thu bằng lƣới phù du thực vật số 64.
- Thu mẫu định lượng: Mẫu đƣợc thu bằng lƣới phù du thực vật số 64. Mẫu TVN đƣợc lắng trong các ống đong hình trụ, qua nhiều giai đoạn trong vòng 48 - 96 giờ, sau đó loại bỏ phần nƣớc trên và giữ lại phần mẫu cuối cùng với thể tích 3 - 5 ml, thao tác này cần nhẹ nhàng và phải rất cẩn thận để tránh mất tế bào TVN trong mẫu.
Mẫu định tính và định lƣợng sau khi thu đƣợc bảo quản trong lọ có dung tích 400 - 1.000ml, cố định mẫu bằng dung dịch Formalin (5-7%), lugol. Phân tích vật mẫu bằng các thiết bị nhƣ: kính lúp, kính hiển vi, lam, la men...
Quan sát, đếm số lƣợng tế bào duới kính hiển vi. Xác định mật độ tế bào theo phƣơng pháp của UNESCO (1978), sử dụng buồng đếm chuyên dụng để đếm tế bào.
Xác định tên khoa học các loài TVN theo các tài liệu định loại chính: Dƣơng Đức Tiến (1996) [33], Dƣơng Đức Tiến và Võ Hành (1997) [34],…
2.3.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực vật bậc cao
Áp dụng phƣơng pháp điều tra thực địa đƣợc Nguyễn Nghĩa Thìn giới thiệu trong “Cẩm nang nghiên cứu Đa dạng sinh vật” (1997) [27], “HST rừng nhiệt đới” (2004) [28]…“Hệ thực vật và đa dạng loài (2004)” [29] và “Các phƣơng pháp nghiên cứu thực vật” (2007) [30],...
2.3.2.3. Phương pháp nghiên cứu động vật nổi
- Thu mẫu định tính: Mẫu đƣợc thu bằng lƣới Zooplankton số 52. Tại mỗi điểm thu mẫu, dùng lƣới chao đi, chao lại nhiều lần trên mặt nƣớc.
- Thu mẫu định lượng: Mẫu đƣợc thu bằng lƣới Zooplankton số 57. Tại mỗi điểm nghiên cứu, lọc 50 lít nƣớc ở tầng mặt qua lƣới số 57, thu lấy 30 ml.
Mẫu định tính và định lƣợng sau khi thu đƣợc đựng trong lọ có dung tích 400 - 1.000ml, cố định mẫu bằng dung dịch Formalin (5-10%).
Tại phòng thí nghiệm, xác định mật độ ĐVN bằng cách dùng pipet lấy 1ml nƣớc có chứa mẫu ở trong 50ml cho lên buồng đếm chuyên dụng, quan sát dƣới kính hiển vi có độ phóng đại 10X, 40X. Đếm trực tiếp bằng cách di chuyển lamen theo tọa độ từ trên xuống dƣới, từ trái qua phải. Số lƣợng ĐVN thu đƣợc tính theo công thức:
Trong đó:
N0: Số lƣợng ĐVN (con/m3
);
C : Số cá thể đếm đƣợc trên buồng đếm;
V’: Số ml nƣớc mẫu còn lại sau khi lọc (20ml); V’’: Thể tích mẫu nƣớc đã thu (50l).
Xác định tên khoa học các loài ĐVN theo tài liệu định loại chính: Đặng Ngọc Thanh và cộng sự (1980) [23]...
2.3.2.4. Phương pháp nghiên cứu động vật đáy
- Thu mẫu định tính: Mẫu vật đƣợc thu bằng vợt ao (Pond Net), vợt cào, lƣới vét đáy. Sử dụng dụng cụ sục vợt vào cây bụi thủy sinh ven bờ, các đám cây thủy sinh sống nổi trên mặt nƣớc, chân các đám cỏ. Vật mẫu đƣợc vớt lên cùng với các vật khác (bùn, rác, đá..) đƣợc rửa qua rây lọc với kích thƣớc mắt rây khác nhau. Sử dụng kẹp mềm, thìa và khay nhôm để đựng và nhặt vật mẫu.
- Thu mẫu định lượng: Mẫu vật đƣợc thu bằng gầu Petersen với diện tích ngoạm bùn là 0,02 m2. Tại mỗi điểm thu mẫu thu 5 gầu. Dùng rây để lọc toàn bộ khối lƣợng bùn, dùng kẹp mềm thu lấy vật mẫu.
Toàn bộ vật mẫu đƣợc bảo quản trong lọ nhựa có dung tích 400 - 1.000ml và đƣợc cố định ngay tại hiện trƣờng bằng cồn 700 hoặc Formalin (7-8%) đối với mẫu có kích thƣớc lớn.
Xác định tên khoa học các loài ĐVĐ theo các tài liệu định loại chính: Đặng Ngọc Thanh và cộng sự (1980) [23], Nguyễn Xuân Quýnh và cộng sự (2001) [19], Đặng Ngọc Thanh và Hồ Thanh Hải (2001) [25]...
Phân tích định lƣợng ĐVĐ bằng cách xác định số cá thể/m2
.
2.3.2.5. Phương pháp nghiên cứu cá
Điều tra thu mẫu cá trực tiếp từ ngƣ dân đánh bắt với nhiều loại hình khai thác khác nhau nhƣ kéo đáy, đăng, lƣới cƣớc, lƣới vây, câu...
Ngoài ra mẫu còn đƣợc thu ở các bến cá, chợ cá và kiểm tra cẩn thận về địa điểm đánh bắt để có thêm mẫu vật bổ sung. Cố định mẫu trong Formalin (8 - 12%), tùy thuộc vào kích thƣớc mẫu vật và đƣợc lƣu giữ cẩn thận để chuyển về phòng thí nghiệm tiến hành định loại và sắp xếp hệ thống.
Xác định tên khoa học các loài cá theo các tài liệu định loại chính: Mai Đình Yên (1978) [42], Mai Đình Yên (1992) [43], Eschmeyer (1998) [54], Maurice Kottelat (2001) [73],…
2.3.3. Phương pháp phỏng vấn
Thông qua tham vấn cán bộ quản lý, phỏng vấn nhanh có sự tham gia của cộng đồng (PRA) để thu thập các thông tin sau:
- Số liệu về hiện trạng khai thác nguồn lợi thủy sản (cơ sở hạ tầng, phƣơng thức khai thác, sản lƣợng khai thác), các hiện tƣợng thời tiết cực đoan, điều kiện khí tƣợng thủy văn tại thời điểm hiện tại để so sánh với các số liệu đã thu thập nhằm đánh giá sự thay đổi và các ảnh hƣởng của BĐKH đến nguồn lợi thủy sản trong thời gian qua.
- Số liệu KT-XH: Phỏng vấn trực tiếp ngƣời dân trên sông Trƣờng Giang và vùng phụ cận, kết hợp với các cơ quan quản lý về tình hình KT-XH của cộng đồng dân cƣ (đặc biệt là các ngƣ dân) trên sông Trƣờng Giang. Phiếu đƣợc thiết kế thu thập thông tin cùng với thu thập thông tin định tính về tác động của BĐKH đối với nguồn lợi thủy sản.
+ Đối tƣợng điều tra khảo sát: các hộ ngƣ dân, hộ NTTS và cán bộ quản lý cấp xã về kinh tế xã hội.
+ Số lƣợng phiếu: 5 phiếu/xã x 18 xã = 90 phiếu điều tra
+ Các thông tin: Tên, tuổi, giới tính, trình độ học vấn, dân tộc, số nhân khẩu. nghề nghiệp chính, thu nhập trung bình/tháng, thay đổi thu nhập trong 5 năm, xếp hạng kinh tế hộ gia đình, nghề phụ, thành viên của tổ chức,…
2.3.4. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
2.3.4.1. Chọn địa điểm điều tra
Nhƣ đã trình bày trong mục 2.2 về địa điểm nghiên cứu của luận văn, thực hiện điều tra, khảo sát tại 18 xã thuộc 4 huyện, thành phố gồm Duy Xuyên, Thăng Bình, Tam Kỳ và Núi Thành.
2.3.4.2. Thu thập thông tin định tính
Học viên đã sử dụng các công cụ đánh giá định tính theo “Hƣớng dẫn đánh giá tác động của BĐKH và xác định các giải pháp thích ứng” của Viện Khoa học Khí tƣợng thủy văn và Môi trƣờng [IMHEN, 2011] [14] và tham khảo phƣơng pháp sử dụng trong luận án tiến sĩ “Nghiên cứu tác động của BĐKH đến nuôi tôm nước lợ ven biển tỉnh Thanh Hóa” của Cao Lệ Quyên, 2016 [18]. Cụ thể nhƣ sau:
Xây dựng các ma trận đánh giá ảnh hƣởng, trong đó liệt kê các ảnh hƣởng do BĐKH theo kịch bản gây ra đối với nguồn lợi thủy sản và các khía cạnh liên quan. Theo Bộ TN&MT, 2016 [2], kịch bản BĐKH quốc gia ban hành năm 2016 đề cập đến ba yếu tố chính của BĐKH là thay đổi nhiệt độ, thay đổi lƣợng mƣa và nƣớc biển dâng. Bởi vậy, ba yếu tố này đƣợc xem xét khi đánh giá ảnh hƣởng của BĐKH đến nguồn lợi thủy sản. Ngoài ra, bão lũ, mặc dù không đƣợc đề cập trong kịch bản BĐKH quốc gia, nhƣng trên thực tế đã gây tác động nghiêm trọng đến hoạt động NTTS và cộng đồng ngƣời nuôi tại các khu vực ven biển [IMHEN, 2011] [14]. Bởi vậy, yếu tố bão lũ cũng đƣợc xem xét đánh giá trong nghiên cứu này.
Ảnh hƣởng của BĐKH đối với hoạt động khai thác và sử dụng nguồn lợi thủy sản, ngoài ảnh hƣởng trực tiếp đến chính bản thân đối tƣợng nguồn lợi thủy sản và các yếu tố môi trƣờng nƣớc thì các khía cạnh liên quan nhƣ các HST xung quanh và các yếu tố KT-XH của cộng đồng tại khu vực cũng bị ảnh hƣởng do BĐKH (Cao Lệ Quyên, 2011) [18]. Chính vì vậy, đối tƣợng bị ảnh hƣởng do BĐKH đƣợc chia thành ba nhóm chính là: Ảnh hƣởng đến đối tƣợng khai thác và môi trƣờng nƣớc; ảnh hƣởng đến các HST liên quan và ảnh hƣởng đến điều kiện KT-XH của cộng đồng. Đối với mỗi nhóm đối tƣợng này, các tiêu chí cụ thể (tiêu chí thành phần) tiếp tục đƣợc xác định thông qua tham vấn và thảo luận với cán bộ địa phƣơng và cộng đồng ngƣời dân tại khu vực sông Trƣờng Giang theo ma trận sau đây (Bảng 2.2).
Bảng 2.2. Ma trận đánh ảnh hƣởng của BĐKH hoạt động khai thác và sử dụng nguồn lợi thủy sản khu vực sông Trƣờng Giang và vùng phụ cận
STT Đối tƣợng bị ảnh hƣởng Biểu hiện của ảnh hƣởng Điểm
1 Ảnh hƣởng đến đối tƣợng
1.1. Sức sống của nhóm đối tƣợng khai thác (cá, giáp xác, nhuyễn thể) 1.2. Tỷ lệ sống 1.3. Khả năng sinh trƣởng 1.4. Khả năng sinh sản 1.5. Mùa vụ khai thác 1.6. Chất lƣợng môi trƣờng nƣớc 2 Ảnh hƣởng đến các HST liên quan 2.1. Chất lƣợng hệ các HST
3 Ảnh hƣởng đến điều kiện KT-XH của cộng đồng
3.1. Cơ sở hạ tầng khai thác 3.2. Dụng cụ khai thác 3.3. Sản lƣợng khai thác 3.4. Diện tích khai thác 3.5. Thu nhập của cộng đồng
3.6. Rủi ro sức khỏe của ngƣời khai thác
Tổng
Bảng thảo luận nhóm cộng đồng ngƣời dân đƣợc xây dựng với các câu hỏi mở về tác động của các yếu tố BĐKH đến nguồn lợi thủy sản cũng nhƣ các đề xuất, kiến nghị của cộng đồng về giải pháp ứng phó với BĐKH. Sau khi đã xác định đƣợc các tác động của BĐKH, để có thể lƣợng hóa và so sánh đƣợc mức độ của các tác động với nhau, cần thực hiện việc quy đổi các mức độ tác động theo các thang điểm nhất định. Việc cho điểm theo thang điểm 1-5 đƣợc thống nhất với cộng đồng nhƣ sau:
(i) Mức ảnh hƣởng thấp nhất: cho điểm 1; (ii) Mức ảnh hƣởng áp dƣới trung bình: cho điểm 2; (iii) Mức ảnh hƣởng trung bình: cho điểm 3; (iv) Mức ảnh hƣởng áp trên trung bình: cho điểm 4; và (v) Mức ảnh hƣởng cao nhất: cho điểm 5.
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, học viên đã thực hiện các cuộc thảo luận nhóm với cộng đồng ngƣời dân của các xã thuộc 4 huyện, thành phố Duy Xuyên, Thăng Bình, Tam Kỳ và Núi Thành theo các tiêu chí trên. Kết quả chấm điểm của cộng đồng ngƣời dân đƣợc lấy trung bình để tiến hành đánh giá và sau đó đƣợc xử lý bằng Excel, thể hiện bằng biểu đồ để dễ so sánh các mức độ ảnh hƣởng với nhau.
2.3.4.3. Thu thập thông tin định lượng
Học viên đã thu thập thông tin định lƣợng về hoạt động khai thác và sử dụng nguồn lợi thủy sản tại khu vực nghiên cứu, nhƣ: đối tƣợng, sản lƣợng khai thác, đối tƣợng, diện tích nuôi, sản lƣợng nuôi,… thông qua phiếu điều tra phỏng vấn. Quá trình thu thập thông tin đƣợc thực hiện qua các bƣớc nhƣ sau:
- Thiết kế phiếu điều tra phỏng vấn: Phiếu điều tra phỏng vấn bao gồm 4 nhóm câu hỏi với các câu hỏi đóng và mở có liên quan đến hiện trạng khai thác và NTTS trên sông Trƣờng Giang, ảnh hƣởng của các hiện thời thời tiết bất thƣờng đối với khai thác và NTTS, khả năng thích ứng với thiên tai của ngƣời dân (Chi tiết phiếu điều tra, phỏng vấn đƣợc trình bày trong Phụ lục 6).
- Chọn hộ/mẫu điều tra: Tiến hành điều tra tất cả các xã thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài (18 xã thuộc 4 huyện, thành phố Duy Xuyên, Thăng Bình, Tam Kỳ và Núi Thành). Mỗi xã tiến hành điều tra, phỏng vấn đại diện 5 hộ gia đình có nghề nghiệp liên quan đến khai thác và sử dụng nguồn lợi thủy sản. Tổng cộng: 5 phiếu/xã x 18 xã = 90 phiếu điều tra.
2.3.5. Phương pháp xử lý, thống kê số liệu
Sử dụng phần mềm thống kê để tính toán các tham số thống kê để đánh giá sự biến động, tính ổn định, xác định các giá trị đột biến,... giúp cho việc nghiên cứu quy luật phân bố và biến đổi của các yếu tố tự nhiên, xã hội, biến động nguồn lợi thủy sản và xây dựng các sơ đồ, bảng biểu để biểu diễn các yếu tố đó.
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Hiện trạng kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu 3.1. Hiện trạng kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu
3.1.1. Điều kiện về kinh tế
Tại các huyện Duy Xuyên, Thăng Bình, Núi Thành và thành phố Tam Kỳ, ngành công nghiệp - xây dựng đóng vai trò chủ đạo trong tổng giá trị sản xuất của các ngành kinh tế, tiếp theo là thƣơng mại- dịch vụ , thấp nhất là nông lâm - thủy sản. Trong khi đó, tốc độ tăng trƣởng (giá so sánh năm 2010) của ngành thƣơng mại - dịch vụ cao nhất, thấp nhất là ngành nông lâm - thủy sản. Nhƣ vậy, có thể thấy ngành thƣơng mại - dịch vụ và công nghiệp - xây dựng có xu hƣớng đóng vai trò chủ đạo trong các ngành kinh tế tại các địa phƣơng này.
Bảng 3.1 cho thấy, tỷ lệ hộ nghèo và thu nhập trung bình/ngƣời/năm tại khu vực nghiên cứu thấp hợp so với tỷ lệ chung của cả nƣớc. Tỷ lệ hộ nghèo trung bình của cả nƣớc (9,88%), thu nhập trung bình/ngƣời/năm là 32,195 triệu đồng. Trong đó, tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất thuộc thành phố Tam Kỳ với 1,52% (500 hộ nghèo trong tổng số 32.863 hộ), cao nhất ở huyện Thăng Bình với 8,75% (4.332 hộ nghèo trong tổng số 49.521 hộ).
Bảng 3.1. Điều kiện kinh tế tại khu vực sông Trƣờng Giang và vùng phụ cận
Địa điểm Tổng giá trị sản xuất (Tỷ đồng) Tốc độ tăng trƣởng (giá so sánh 2010 -%) Tỷ lệ hộ nghèo (%) Thu nhập trung bình (Triệu đồng /ngƣời/năm) NL- TS CN- XD TM- DV NL- TS CN- XD TM- DV Duy Xuyên 1.915 4.087 3.591 103,96 117,45 117,64 8,37 30,44 Thăng Bình 2.239 2.649 6.261 99,14 109,7 115,84 8,75 28,9 Tam Kỳ 522 4.697 13.963 104,2 118,9 117,5 1,52 38,84 Núi Thành 3.541 39.769,3 4.597 113,42 138,55 114,09 7,32 30,6 Trung bình 2.054 12.800 7.103 105,18 121,15 116,27 6,49 32,195
Ghi chú: CN-XD: Công nghiệp - Xây dựng; TM-DV: Thương mại - Dịch vụ; NL-TS: Nông lâm - Thủy sản
(Nguồn: Số liệu niên giám thống kê các huyện Duy Xuyên, Thăng Bình, Núi Thành và thành phố Tam Kỳ, năm 2016)
* Trồng trọt:
Cây trồng của vùng gồm có lúa nƣớc, ngô, dƣa, lạc, mè, khoai lang, sắn, điều, thuốc lá,… và một số hoa màu khác. Năng suất lúa đạt trên 40,7 tạ/ha, sản lƣợng lƣơng thực bình quân đầu ngƣời khoảng 218,7 kg/ngƣời.năm, thấp hơn mức bình quân của tỉnh Quảng Nam (312,3 kg/ngƣời.năm) và của cả nƣớc (504,7 kg/ngƣời.năm).
Con vật nuôi chủ yếu là các loại gia súc, gia cầm ở quy mô hộ gia đình nhƣ lợn, trâu, bò, gà, vịt, ngan, ngỗng,... Tuy nhiên do việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi còn hạn chế, dịch bệnh thƣờng xuyên xuất hiện nên hiệu quả thấp, chƣa đem lại thu nhập đáng kể cho ngƣời dân.
Hiện nay, một số xã đang triển khai mô hình kinh tế vƣờn và kinh tế trang trại có quy mô lớn nhƣ: trang trại chăn nuôi Đà Điểu tại xã Tam Phú và trang trại nuôi Kỳ Nhông tại xã Tam Thanh (đều thuộc TP. Tam Kỳ); ao nuôi ba ba, cá trê, cá rô phi,... Các trang trại, ao nuôi đều phát triển ổn định và có xu hƣớng mở rộng về quy mô, đa dạng về loại hình.
* Lâm nghiệp:
Hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp của vùng chủ yếu là trồng rừng và khai thác rừng trồng với sản lƣợng không đáng kể, chƣa đem lại giá trị kinh tế cao và không phải là thế mạnh của vùng do diện tích rừng nhỏ, còi cọc, cây trồng phát triển chậm.
* Thủy sản:
Nuôi trồng thuỷ sản: hầu hết các xã thuộc khu vực nghiên cứu đều có diện