Sản lƣợng khai thác và NTTS của Việt Nam giai đoạn 2000-2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khai thác và sử dụng hợp lý nguồn lợi thủy sản của sông trường giang, tỉnh quảng nam thích ứng với biến đổi khí hậuluận văn ths biến đổi khí hậu (Trang 29 - 31)

giai đoạn 2000-2016

(Nguồn: Số liệu của Vasep, 2016)

Theo Nguyễn Văn Tƣ (2012) [38], căn cứ vào đặc điểm nguồn lợi mà khai thác thủy sản Việt Nam đƣợc phân chia thành 2 nhóm khai thác hải sản và khai thác thủy sản nội địa, cụ thể nhƣ sau:

* Nguồn lợi hải sản

Nguồn lợi hải sản Việt Nam có 5 nhóm chính là cá biển, giáp xác, nhuyễn thể, rong biển và các nhóm loài đặc sản khác (đồi mồi, bào ngƣ, ngọc trai...).

- Cá biển có 2.038 loài với 4 nhóm sinh thái chủ yếu, trong đó có 260 loài cá nổi, 930 loài cá gần tầng đáy, 502 loài cá đáy và 304 loài nhóm cá ở rạn san hô. Hiện có 130 loài có giá trị thƣơng mại, 30 loài thƣờng xuyên đƣợc đánh bắt, trữ lƣợng 4,2 triệu tấn, sản lƣợng khai thác tối đa bền vững 1,7 triệu tấn/năm.

Trữ lƣợng tại vịnh Bắc bộ là 581.000 tấn, khả năng cho phép khai thác 272.500 tấn/năm. Vùng biển miền Trung có trữ lƣợng 606.400 tấn, khả năng cho phép khai thác 242.600 tấn/năm. Vùng biển Đông Nam bộ có trữ lƣợng 2.075.900 tấn, khả năng cho phép khai thác 830.400 tấn/năm. Vùng biển Tây Nam bộ có trữ lƣợng 506.700 tấn, khả năng cho phép khai thác 202.300 tấn/năm.

- Giáp xác: hiện có trên 2.500 loài, quan trọng nhất là các loài thuộc họ tôm he (Penaeidae), tôm hùm (Nephropidae), cua biển (Portunidae), khả năng khai thác từ 50.000-60.000 tấn/năm.

- Nhuyễn thể: có trên 2.500 loài, nhóm loài có giá trị kinh tế cao là sò, điệp, ngao, vẹm... Khả năng khai thác của mỗi nhóm loài trên 100.000 tấn/năm.

- Rong biển: có trên 650 loài, có 90 loài có giá trị kinh tế, trong đó rau câu, rong mơ có ý nghĩa kinh tế lớn. Trữ lƣợng rau câu, rong mơ khoảng 45.000-50.000 tấn tƣơi/năm.

Nghề khai thác ở nƣớc ta rất đa dạng với trên 20 loại nghề khai thác thuộc 6 học nghề: nghề lƣới kéo, nghề lƣới vây, nghề lƣới rê, nghề mành vó, nghề câu và các nghề khác.

* Nguồn lợi thủy sản nội địa

Việt Nam có 1,7 triệu thủy vực nội địa. Trong đó có khoảng 230 hồ tự nhiên và đầm phá với diện tích 34.600 ha, năng suất đạt 250kg/ha/năm; khoảng 2.500 hồ chứa nhân tạo với diện tích trên 400.000 ha, năng suất của hồ các tỉnh phía bắc 17kg/ha/năm, ở các tỉnh phía Nam từ 30-65kg/ha/năm; khoảng 2.360 con sông với 100 sông lớn, năng suất từ 8-10kg/ha/năm ở các tỉnh phía Bắc, từ 135-150kg/ha/năm ở các tỉnh phía Nam. Ngoài ra, nƣớc ta còn có 580.000 ha ruộng lúa ngập nƣớc, là nơi có nguồn lợi thủy sản phong phú.

Nguồn lợi thủy sản nội địa bao gồm các loài cá nƣớc ngọt, cá nƣớc lợ mặn, các loài giáp xác và thân mềm. Cụ thể:

- Cá nƣớc ngọt: có khoảng 544 loài cá nƣớc ngọt với khoảng 70 loài có giá trị kinh tế.

- Các nƣớc lợ mặn: có khoảng 186 loài cá nƣớc lợ mặn với nhiều loài có giá trị kinh tế cao nhƣ cá song, cá mú, cá hồng, cá vƣợc, cá cam, cá bống, cá bớp, cá đối, cá dìa...

- Giáp xác: 55 loài - Nhuyễn thể: 125 loài

Phần lớn các ngƣ cụ khai thác là ngƣ cụ tĩnh. Một số ngƣ cụ động nhƣ lƣới cào, lƣới bén, lƣới kéo đƣợc sử dụng ở các sông lớn. Khai thác nội địa đƣợc thực hiện bởi số lƣợng lớn ngƣ dân bán chuyên nghiệp.

Theo các số liệu thống kê, sản lƣợng khai thác thủy sản nội địa thay đổi tùy theo từng năm, có xu hƣớng giảm từ 241,3 nghìn tấn vào năm 2000 xuống còn 200 nghìn tấn vào năm 2016. Nguyên nhân của sự suy giảm do áp lực của gia tăng dân số, vấn đề ô nhiễm môi trƣờng và một phần của BĐKH (Hình 1.2).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khai thác và sử dụng hợp lý nguồn lợi thủy sản của sông trường giang, tỉnh quảng nam thích ứng với biến đổi khí hậuluận văn ths biến đổi khí hậu (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)