Điều kiện kinh tế tại khu vực sông Trƣờng Giang và vùng phụ cận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khai thác và sử dụng hợp lý nguồn lợi thủy sản của sông trường giang, tỉnh quảng nam thích ứng với biến đổi khí hậuluận văn ths biến đổi khí hậu (Trang 50 - 60)

Địa điểm Tổng giá trị sản xuất (Tỷ đồng) Tốc độ tăng trƣởng (giá so sánh 2010 -%) Tỷ lệ hộ nghèo (%) Thu nhập trung bình (Triệu đồng /ngƣời/năm) NL- TS CN- XD TM- DV NL- TS CN- XD TM- DV Duy Xuyên 1.915 4.087 3.591 103,96 117,45 117,64 8,37 30,44 Thăng Bình 2.239 2.649 6.261 99,14 109,7 115,84 8,75 28,9 Tam Kỳ 522 4.697 13.963 104,2 118,9 117,5 1,52 38,84 Núi Thành 3.541 39.769,3 4.597 113,42 138,55 114,09 7,32 30,6 Trung bình 2.054 12.800 7.103 105,18 121,15 116,27 6,49 32,195

Ghi chú: CN-XD: Công nghiệp - Xây dựng; TM-DV: Thương mại - Dịch vụ; NL-TS: Nông lâm - Thủy sản

(Nguồn: Số liệu niên giám thống kê các huyện Duy Xuyên, Thăng Bình, Núi Thành và thành phố Tam Kỳ, năm 2016)

* Trồng trọt:

Cây trồng của vùng gồm có lúa nƣớc, ngô, dƣa, lạc, mè, khoai lang, sắn, điều, thuốc lá,… và một số hoa màu khác. Năng suất lúa đạt trên 40,7 tạ/ha, sản lƣợng lƣơng thực bình quân đầu ngƣời khoảng 218,7 kg/ngƣời.năm, thấp hơn mức bình quân của tỉnh Quảng Nam (312,3 kg/ngƣời.năm) và của cả nƣớc (504,7 kg/ngƣời.năm).

Con vật nuôi chủ yếu là các loại gia súc, gia cầm ở quy mô hộ gia đình nhƣ lợn, trâu, bò, gà, vịt, ngan, ngỗng,... Tuy nhiên do việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi còn hạn chế, dịch bệnh thƣờng xuyên xuất hiện nên hiệu quả thấp, chƣa đem lại thu nhập đáng kể cho ngƣời dân.

Hiện nay, một số xã đang triển khai mô hình kinh tế vƣờn và kinh tế trang trại có quy mô lớn nhƣ: trang trại chăn nuôi Đà Điểu tại xã Tam Phú và trang trại nuôi Kỳ Nhông tại xã Tam Thanh (đều thuộc TP. Tam Kỳ); ao nuôi ba ba, cá trê, cá rô phi,... Các trang trại, ao nuôi đều phát triển ổn định và có xu hƣớng mở rộng về quy mô, đa dạng về loại hình.

* Lâm nghiệp:

Hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp của vùng chủ yếu là trồng rừng và khai thác rừng trồng với sản lƣợng không đáng kể, chƣa đem lại giá trị kinh tế cao và không phải là thế mạnh của vùng do diện tích rừng nhỏ, còi cọc, cây trồng phát triển chậm.

* Thủy sản:

Nuôi trồng thuỷ sản: hầu hết các xã thuộc khu vực nghiên cứu đều có diện tích mặt nƣớc để nuôi trồng thuỷ sản, tập trung chủ yếu là các loại hải sản nhƣ tôm, cua, cá,… Những năm gần đây, do diện tích mặt nƣớc nuôi trồng thuỷ sản ngày càng đƣợc mở rộng và việc xúc tiến áp dụng khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng nên sản lƣợng không ngừng đƣợc tăng lên, trung bình 35,64 %/năm.

Tuy nhiên, ngành NTTS tại các xã hiện nay vẫn chƣa khai thác hợp lý tiềm năng, lợi thế của mình do công tác quy hoạch, định hƣớng phát triển của tỉnh, huyện chƣa cụ thể, chủ yếu phát triển tự phát ở quy mô hộ gia đình. Do vậy việc lấn chiếm mặt nƣớc, lấn dòng sông Trƣờng giang để nuôi tôm gây ách tắc giao thông thuỷ, ô nhiễm môi trƣờng những năm gần đây trở nên đáng báo động.

Ngoài ra, tính rủi ro trong NTTS còn cao do thiên tai, dịch bệnh, biến động của thị trƣờng,... Năm 2009, lũ cuốn trôi hàng ngàn tấn tôm nuôi đang đến mùa thu hoạch, đầu năm 2010, dịch bệnh xuất hiện trên tôm nuôi ở hầu hết các xã, phổ biến là đốm trắng, phân trắng, hồng thân, bệnh gan, đen mang,... gây thiệt hại không nhỏ cho nông dân.

Hình 3.1. Lấn chiếm lòng sông nuôi tôm trên sông Trƣờng Giang

(Nguồn: Nguyễn Thị Hải, 2017)

- Đánh bắt thuỷ sản: Khai thác thủy sản chủ yếu là đánh bắt xa bờ tại các xã Tam Tiến, Tam Hoà, Tam Thanh, Bình Dƣơng, Bình Hải, Bình Nam, Duy Vinh, Duy Nghĩa,…

+ Việc khai thác thuỷ sản sông tại các xã hiện nay đều có năng suất thấp và sản lƣợng giảm dần hằng năm do bồi lắng lòng sông, do bờ sông bị lấn chiếm để nuôi trồng thuỷ sản, do khai thác tận diệt nhƣ kích điện, lƣới quét, dùng thuốc nổ,… Vì vậy, xu hƣớng hiện nay tại các xã là chuyển dịch từ khai thác thuỷ sản sông sang nuôi trồng thuỷ sản.

Hình 3.2. Các công cụ khai thác thủy sản trên sông Trƣờng Giang

(Nguồn: Trần Thị Hưng, 2017)

* Thương mại - dịch vụ, du lịch

Các hoạt động thƣơng mại cũng nhƣ dịch vụ tại các xã vùng phụ cận sông Trƣờng Giang hầu nhƣ chƣa phát triển đáng kể, chủ yếu là hoạt động thu mua sản phẩm của ngành nông lâm thuỷ sản, kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng; các loại hình dịch vụ nông nghiệp, ngƣ nghiệp, thông tin liên lạc,…

Hoạt động du lịch tại các xã nhìn chung chƣa phát triển đúng với tiềm năng về du lịch sông, biển; du lịch sinh thái, nghỉ dƣỡng; các món ăn hải sản,… nên chƣa đem lại giá trị kinh tế cao. Hiện nay, tại vùng phụ cận sông Trƣờng Giang có một số khu du lịch đang đƣợc đầu tƣ phát triển nhƣ khu du lịch Tam Tiến, sân Golf Tam Tiến, khu du lịch Tam Hoà,…

* Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

Hoạt động sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tại vùng phụ cận sông Trƣờng Giang chủ yếu là chế biến nông, lâm, thuỷ sản ở quy mô nhỏ, làm nƣớc mắm, các hoạt động đan lát, sản xuất nông ngƣ cụ, hàng may mặc, các sản phẩm từ gỗ,... Giá trị kinh tế đem lại từ lĩnh vực này chƣa cao.

* Tài nguyên khoáng sản

Theo kết quả thăm dò của một số dự án, khoáng sản của khu vực chủ yếu là cát trắng công nghiệp, titan, cát xây dựng, sỏi,… với trữ lƣợng khá lớn.Tuy nhiên, đến nay chƣa đƣợc quản lý và khai thác hợp lý.

Nhƣ vậy, cộng đồng dân cƣ khu vực sông Trƣờng Giang và vùng phụ cận có thu nhập kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào ngành nông, lâm, ngƣ nghiệp. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo và thu nhập trung bình/ngƣời/năm tại khu vực nghiên cứu thấp hơn so với tỷ lệ chung của cả nƣớc. Trong tƣơng lai, ngành công nghiệp - xây dựng đóng vai trò chủ đạo trong tổng giá trị sản xuất của các ngành kinh tế tại khu vực này.

3.1.2. Điều kiện về xã hội

a. Đặc điểm dân số

Dân cƣ vùng phụ cận sông Trƣờng Giang chảy tiếp giáp với 18 xã thuộc 3 huyện Duy Xuyên, Thăng Bình, Núi Thành và thành phố Tam Kỳ đều là ngƣời dân tộc Kinh với tổng số 151.277 ngƣời trong năm 2015, chiếm 10,22% so với tổng dân số toàn tỉnh Quảng Nam.

0 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000 70.000 2011 2012 2013 2014 2015 Dân số (ngƣời) Năm

Huyện Duy Xuyên Huyện Thăng Bình Thành phố Tam Kỳ Huyện Núi Thành

Hình 3.3. Dân số các huyện trong giai đoạn 2011-2015

(Nguồn: Số liệu điều tra và niên giám thống kê các huyện Duy Xuyên, Thăng Bình,

Núi Thành và thành phố Tam Kỳ, năm 2016)

Trong giai đoai từ năm 2011-2015, dân số có xu hƣớng tăng dần, tập trung chủ yếu ở huyện Núi Thành và huyện Thăng Bình, tiếp theo là thành phố

Tam Kỳ, thấp nhất là huyện Duy Xuyên. Nguyên nhân, phần lớn chiều dài sông Trƣờng Giang thuộc địa phận 2 huyện Núi Thành (27,2km) và huyện Thăng Bình (26,5km).

Bảng 3.2. Dân số và mật độ dân số các xã vùng phụ cận sông Trƣờng Giang, giai đoạn 2011-2015

Địa điểm Dân số trung bình qua các năm (ngƣời)

Mật độ dân số năm 2015 (ngƣời/km2

) 2011 2012 2013 2014 2015

Huyện Duy Xuyên 15.859 16.027 16.320 16.310 16.405

Duy Thành 6.716 6.736 6.781 6.873 6.941 734 Duy Nghĩa 9.143 9.291 9.539 9.437 9.464 646 Huyện Thăng Bình 54.645 54.961 55.326 55.601 55.605 Bình Giang 7.404 7.450 7.507 7.545 7.542 337 Bình Dƣơng 9.281 9.338 9.397 9.440 9.442 469 Bình Triều 9.530 9.592 9.660 9.706 9.699 684 Bình Đào 7.333 7.371 7.417 7.453 7.454 613 Bình Sa 6.650 6.679 6.720 6.756 6.761 279 Bình Hải 5.893 5.932 5.977 6.014 6.021 439 Bình Nam 8.554 8.599 8.648 8.687 8.686 337 Thành phố Tam Kỳ 19.579 19.734 20.377 20.280 20.141 Tam Thăng 6.611 6.698 6.880 6.843 6.813 967 Tam Phú 7.882 7.913 8.181 8.138 8.057 460 Tam Thanh 5.086 5.123 5.316 5.299 5.271 310 Huyện Núi Thành 57.343 57.737 58.146 58.646 59.123 Tam Tiến 11.039 11.085 11.133 11.202 11.263 538 Tam Hòa 8.510 8.571 8.639 8.721 8.801 389 Tam Hải 7.563 7.642 7.725 7.815 7.905 504 Tam Hiệp 11.100 11.210 11.321 11.448 11.573 307 Tam Giang 6.165 6.204 6.241 6.292 6.340 549 Tam Quang 12.966 13.025 13.087 13.168 13.241 1.161 Tổng 147.426 148.459 150.169 150.837 151.274

(Nguồn: Số liệu điều tra và niên giám thống kê các huyện Duy Xuyên, Thăng Bình,

Mật độ dân số trung bình các xã vùng phụ cận sông Trƣờng Giang là 510 ngƣời/km2

, cao gấp 1,9 lần mật độ dân số trung bình cả nƣớc năm 2015 (271 ngƣời/km2

), gấp 3,6 lần mật độ dân số trung bình tỉnh Quảng Nam (140 ngƣời/km2

).

Trong số các xã lân cận sông Trƣờng Giang, dân số đông và mật độ dân số cao tập trung tại các xã Tam Tiến, Tam Giang, Tam Quang, Tam Hải (huyện Núi Thành). Đây là các xã tiếp giáp với cảng biển Kỳ Hà, khu vực phát triển khu kinh tế mở Chu Lai. Trong năm 2015, dân số đông và mật độ dân số cao nhất tại xã Tam Quang, với giá trị trung bình tƣơng ứng là 13.241 ngƣời và 1.161 ngƣời/km2

. Mật độ dân số tại xã Tam Quang cao gấp 4,2 lần mật độ dân số cả nƣớc và gấp 8,3 và lần mật độ dân số tỉnh Quảng Nam.

Mật độ dân số cao thứ hai tại xã Tam Thăng (thành phố Tam Kỳ) với 967 ngƣời/km2

, cao gấp 3,57 mật độ dân số cả nƣớc và gấp 6,9 và lần mật độ dân số tỉnh Quảng Nam. Một số xã khác có mật độ dân số cao là xã Duy Thành (734 ngƣời/km2

), xã Bình Triều (684 ngƣời/km2), xã Duy Nghĩa (646 ngƣời/km2

), xã Bình Đào (613 ngƣời/km2

). Các xã còn lại có dân số và mật độ dân số thấp hơn (Bảng 3.2).

Số hộ dân và sự phân chia theo ngành nghề

Tại khu vực nghiên cứu hiện có 43.122 hộ dân, trung bình mỗi hộ dân từ 3,06-4,32 ngƣời. Số hộ dân cao nhất tại huyện Núi Thành với 17.101 hộ (chiếm 39,66%), tiếp theo là huyện Thăng Bình với 15.489 hộ (chiếm 36,76%), thành phố Tam Kỳ có 5.931 hộ (chiếm 12,75%), thấp nhất là huyện Duy Xuyên với 4.601 hộ (chiếm 10,67%).

Xã có hộ dân lớn nhất là Tam Quang (huyện Núi Thành) với 3.692 hộ (chiếm 8,56%). Một số xã khác có số hộ lớn nhƣ Tam Hiệp, Tam Tiến (huyện Núi Thành) có số hộ lần lƣợt là 3.532 hộ (chiếm 8,19%) và 3.233 hộ (chiếm 7,5%) (Bảng 3.3).

Bảng 3.3. Tổng số hộ dân phân theo các ngành nghề vùng phụ cận sông Trƣờng Giang Địa điểm Tổng số hộ Số ngƣời trung bình/hộ Số hộ phân theo ngành nghề Nông lâm thủy sản Buôn bán Khác HUYỆN THĂNG BÌNH 15.489 12.425 1.019 2.045 Bình Dƣơng 2.463 3,06 1.852 172 439 Bình Giang 2.184 4,32 1.776 142 266 Bình Sa 1.830 3,69 1.523 115 192 Bình Triều 2.772 3,5 2.251 197 324 Bình Đào 1.954 3,81 1.567 143 244 Bình Hải 1.645 3,66 1.285 110 250 Bình Nam 2.641 3,29 2.171 140 330 HUYỆN NÚI THÀNH 17.101 11.687 2.191 3.223 Tam Tiến 3.233 3,48 1.946 323 964 Tam Hòa 2.458 3,58 1.750 288 420 Tam Hải 2.412 3,28 1.766 289 357 Tam Hiệp 3.532 3,28 2.444 600 488 Tam Giang 1.774 3,57 1.263 248 263 Tam Quang 3.692 3,59 2.518 443 731

HUYỆN DUY XUYÊN 4.601 2.232 373 1.996

Duy Thành 1.991 3,49 1.068 159 764 Duy Nghĩa 2.610 3,63 1.164 214 1.232 THÀNH PHỐ TAM KỲ 5.931 3.610 1.036 1.285 Tam Thăng 2.002 3,4 1.350 360 292 Tam Phú 2.387 3,38 1.495 418 474 Tam Thanh 1.542 3,42 765 258 519 Tổng số 43.122 3,51 29.954 4.619 8.549

(Nguồn: Số liệu điều tra và niên giám thống kê các huyện Duy Xuyên, Thăng Bình,

Núi Thành và thành phố Tam Kỳ, năm 2016)

Phần lớn các hộ dân vùng phụ cận sông Trƣờng Giang đều hoạt động trong lĩnh vực nông lâm thủy sản. Tổng số hộ nông lâm thủy sản là 29.954 hộ (chiếm 69,46%), hộ buôn bán là hộ 4.619 hộ (chiếm 10,71%), số hộ hoạt động trong các ngành nghề khác nhƣ xây dựng, công nhân viên chức... là 8.549 hộ (chiếm 19,83%) (Hình 3.4).

Số hộ nông lâm thủy sản cao nhất tại là huyện Thăng Bình với 12.245 hộ, chiếm 41,48% so với tổng số hộ cùng ngành nghề của toàn khu vực. Tiếp theo là huyện Núi Thành với 11.687 hộ, chiếm 39,02%. Thành phố Tam Kỳ có 3.610 hộ, chiếm 12,05%; huyện Duy Xuyên có 2.232 hộ, chiếm 7,45%.

Hình 3.4. Cơ cấu ngành nghề phân theo các hộ vùng phụ cận sông Trƣờng Giang sông Trƣờng Giang

b. Y tế

Hiện nay, hầu hết 18 xã thuộc vùng phụ cận sông Trƣờng Giang đã có trạm y tế, tuy nhiên do trang thiết bị y tế còn thiếu và thô sơ, đội ngũ y, bác sỹ chuyên khoa chƣa nhiều (trung bình mỗi trạm có từ 3 đến 5 cán bộ y tế, trong đó phần lớn là y sỹ và hầu nhƣ không có bác sỹ) nên trạm y tế chủ yếu dùng để sơ cứu, chữa trị một số bệnh nhẹ, các bệnh nặng đƣợc đƣa lên tuyến trên.

c. Văn hóa

Các thôn, xã trong vùng phụ cận sông Trƣờng Giang đều có Nhà văn hóa, đây là nơi sinh hoạt văn hoá văn nghệ, hội họp của nhân dân. Hằng năm tại các làng, xã thƣờng tổ chức các lễ hội dân gian đặc sắc nhƣ lễ cầu ngƣ (mồng 6 tháng Giêng - âm lịch), lễ kỷ niệm ngày Bác Hồ về thăm làng cá (ngày 01 tháng 4),... gắn liền với việc bảo tồn và phát huy các loại hình văn hoá truyền thống nhƣ hát tuồng, hò mái nhì, bài chòi, hát bã trạo,…

Những năm qua, Ban văn hóa thông tin tại các xã thƣờng xuyên phối hợp với các đoàn thể, đơn vị cơ sở tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao, hội trại,... đã góp phần nâng cao đời sống vắn hoá, tinh thần cho nhân dân.

d. Giáo dục

Tất cả các xã đều có trƣờng mầm non, cấp I và cấp II. Các trƣờng đƣợc xây dựng khá khang trang, kiên cố, thiết bị học tập dần đƣợc trang bị đầy đủ, hiện đại đáp ứng đƣợc nhu cầu học tập của con em địa phƣơng. Gần khu vực thực hiện dự án không có các trƣờng dạy nghề hoặc trƣờng đào tạo có quy mô lớn.

Hầu hết trẻ em trong độ tuổi đi học đều đƣợc đến trƣờng, nạn mù chữ hầu nhƣ đƣợc xóa bỏ, trình độ dân trí ngày càng đƣợc nâng cao. Số lƣợng học sinh thi đỗ vào các trƣờng Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp tăng nhiều so các năm trƣớc, hội khuyến học ở các thôn, xã tích cực huy động tạo nguồn quỹ góp phần hỗ trợ khuyến khích học tập cho con em địa phƣơng.

Nhƣ vậy, các kết quả nghiên cứu về các vấn đề dân số, văn hóa, giáo dục, y tế tại khu vực sông Trƣờng Giang và vùng phụ cận cho thấy, đây là khu vực có mật độ dân số cao so với toàn tỉnh cũng nhƣ cả nƣớc. Dân cƣ tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn, đời sống còn gặp nhiều khó khăn. Phần lớn các hộ dân đều hoạt động trong lĩnh vực trồng trọt, khai thác và NTTS.

3.2. Hiện trạng đa dạng sinh học khu vực nghiên cứu

Kết quả kế thừa tài liệu, điều tra, phân tích số liệu thu nhận đƣợc hiện trạng ĐDSH của khu vực nghiên cứu đã xác định đƣợc 468 loài thuộc 292 giống/chi, 176 họ, 85 bộ thuộc 5 nhóm động, thực vật. Trong đó nhóm cá (Pices) có số lƣợng loài nhiều nhất với 189 loài (chiếm 40,4%), thuộc 124 giống, 65 họ, các nhóm còn lại có số lƣợng loài dao động từ 64 đến 74 loài (từ 13,7% đến 15,8%) (Bảng 3.4).

Bảng 3.4. Cấu trúc thành phần loài động, thực vật tại khu vực sông Trƣờng Giang và vùng phụ cận

Tên khoa học Tên tiếng Việt Bộ Họ Giống/Chi

Loài Số lƣợng Tỷ lệ Phytoplankton Thực vật nổi 19 24 34 74 15,8% Embryophyta Thực vật có mạch 29 42 55 67 14,3% Zooplankton Động vật nổi 8 19 38 64 13,7% Zoobenthos Động vật đáy 15 26 41 74 15,8% Pices Cá 14 65 124 189 40,4% Tổng 85 176 292 468 100%

3.2.1. Đa dạng loài thực vật nổi

Kết quả thu thập và nghiên cứu đã xác định đƣợc 74 loài thuộc 34 chi, 24 họ, 19 bộ của 5 ngành, gồm ngành Tảo silic (Bacillariophyta), ngành Tảo lục (Chlorophyta), ngành Vi khuẩn lam/Tảo lam (Cyanobacteria/Cyanophyta), ngành Tảo giáp (Dinophyta), ngành Tảo mắt (Euglenophyta) (Bảng 3.5, hình 3.5).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khai thác và sử dụng hợp lý nguồn lợi thủy sản của sông trường giang, tỉnh quảng nam thích ứng với biến đổi khí hậuluận văn ths biến đổi khí hậu (Trang 50 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)