Sản lƣợng khai thác và NTTS giai đoạn 2000-2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khai thác và sử dụng hợp lý nguồn lợi thủy sản của sông trường giang, tỉnh quảng nam thích ứng với biến đổi khí hậuluận văn ths biến đổi khí hậu (Trang 28 - 38)

Năm Tổng sản lƣợng Sản lƣợng (nghìn tấn) Cơ cấu (%) Nuôi trồng thủy sản Khai thác thủy sản Nuôi trồng thủy sản Khai thác thủy sản 2000 2.003 722 1.281 36,05 63,95 2001 2.435 710 1.725 29,16 70,84 2002 2.648 1.003 1.645 37,88 62,12 2003 2.859 1.110 1.749 38,82 61,18 2004 3.074 1.150 1.924 37,41 62,59 2005 3.432 1.437 1.995 41,87 58,13 2006 3.696 1.694 2.002 45,83 54,17 2007 4.160 2.085 2.075 50,12 49,88 2008 4.580 2.240 2.340 48,91 51,09 2009 4.850 2.570 2.280 52,99 47,01 2010 5.126 2.707 2.419 52,81 47,19 2011 5.300 3.000 2.300 56,60 43,40 2012 5.876 3.200 2.676 54,46 45,54 2013 6.020 3.216 2.804 53,42 46,58 2014 6.333 3.413 2.919 53,90 46,10 2015 6.550 3.513 3.036 53,64 46,36 2016 6.729 3.604 3.124 53,57 46,43

(Nguồn: Số liệu của Vasep, 2016)

Sản lƣợng thủy sản năm 2000 là 2.003 nghìn tấn, trong đó sản lƣợng NTTS là 7.22 nghìn tấn (chiếm 36,5%) và sản lƣợng khai thác thủy sản là 1.281 nghìn tấn (chiếm 63,93%). Trong năm 2016, sản lƣợng thủy sản là 6.729 nghìn tấn, trong đó sản lƣợng NTTS là 3.604 nghìn tấn (chiếm 53,57%) và sản lƣợng khai thác thủy sản là 3.124 tấn (chiếm 46,43%) (Hình 1.1).

Hình 1.1. Sản lƣợng khai thác và NTTS của Việt Nam giai đoạn 2000-2016 giai đoạn 2000-2016

(Nguồn: Số liệu của Vasep, 2016)

Theo Nguyễn Văn Tƣ (2012) [38], căn cứ vào đặc điểm nguồn lợi mà khai thác thủy sản Việt Nam đƣợc phân chia thành 2 nhóm khai thác hải sản và khai thác thủy sản nội địa, cụ thể nhƣ sau:

* Nguồn lợi hải sản

Nguồn lợi hải sản Việt Nam có 5 nhóm chính là cá biển, giáp xác, nhuyễn thể, rong biển và các nhóm loài đặc sản khác (đồi mồi, bào ngƣ, ngọc trai...).

- Cá biển có 2.038 loài với 4 nhóm sinh thái chủ yếu, trong đó có 260 loài cá nổi, 930 loài cá gần tầng đáy, 502 loài cá đáy và 304 loài nhóm cá ở rạn san hô. Hiện có 130 loài có giá trị thƣơng mại, 30 loài thƣờng xuyên đƣợc đánh bắt, trữ lƣợng 4,2 triệu tấn, sản lƣợng khai thác tối đa bền vững 1,7 triệu tấn/năm.

Trữ lƣợng tại vịnh Bắc bộ là 581.000 tấn, khả năng cho phép khai thác 272.500 tấn/năm. Vùng biển miền Trung có trữ lƣợng 606.400 tấn, khả năng cho phép khai thác 242.600 tấn/năm. Vùng biển Đông Nam bộ có trữ lƣợng 2.075.900 tấn, khả năng cho phép khai thác 830.400 tấn/năm. Vùng biển Tây Nam bộ có trữ lƣợng 506.700 tấn, khả năng cho phép khai thác 202.300 tấn/năm.

- Giáp xác: hiện có trên 2.500 loài, quan trọng nhất là các loài thuộc họ tôm he (Penaeidae), tôm hùm (Nephropidae), cua biển (Portunidae), khả năng khai thác từ 50.000-60.000 tấn/năm.

- Nhuyễn thể: có trên 2.500 loài, nhóm loài có giá trị kinh tế cao là sò, điệp, ngao, vẹm... Khả năng khai thác của mỗi nhóm loài trên 100.000 tấn/năm.

- Rong biển: có trên 650 loài, có 90 loài có giá trị kinh tế, trong đó rau câu, rong mơ có ý nghĩa kinh tế lớn. Trữ lƣợng rau câu, rong mơ khoảng 45.000-50.000 tấn tƣơi/năm.

Nghề khai thác ở nƣớc ta rất đa dạng với trên 20 loại nghề khai thác thuộc 6 học nghề: nghề lƣới kéo, nghề lƣới vây, nghề lƣới rê, nghề mành vó, nghề câu và các nghề khác.

* Nguồn lợi thủy sản nội địa

Việt Nam có 1,7 triệu thủy vực nội địa. Trong đó có khoảng 230 hồ tự nhiên và đầm phá với diện tích 34.600 ha, năng suất đạt 250kg/ha/năm; khoảng 2.500 hồ chứa nhân tạo với diện tích trên 400.000 ha, năng suất của hồ các tỉnh phía bắc 17kg/ha/năm, ở các tỉnh phía Nam từ 30-65kg/ha/năm; khoảng 2.360 con sông với 100 sông lớn, năng suất từ 8-10kg/ha/năm ở các tỉnh phía Bắc, từ 135-150kg/ha/năm ở các tỉnh phía Nam. Ngoài ra, nƣớc ta còn có 580.000 ha ruộng lúa ngập nƣớc, là nơi có nguồn lợi thủy sản phong phú.

Nguồn lợi thủy sản nội địa bao gồm các loài cá nƣớc ngọt, cá nƣớc lợ mặn, các loài giáp xác và thân mềm. Cụ thể:

- Cá nƣớc ngọt: có khoảng 544 loài cá nƣớc ngọt với khoảng 70 loài có giá trị kinh tế.

- Các nƣớc lợ mặn: có khoảng 186 loài cá nƣớc lợ mặn với nhiều loài có giá trị kinh tế cao nhƣ cá song, cá mú, cá hồng, cá vƣợc, cá cam, cá bống, cá bớp, cá đối, cá dìa...

- Giáp xác: 55 loài - Nhuyễn thể: 125 loài

Phần lớn các ngƣ cụ khai thác là ngƣ cụ tĩnh. Một số ngƣ cụ động nhƣ lƣới cào, lƣới bén, lƣới kéo đƣợc sử dụng ở các sông lớn. Khai thác nội địa đƣợc thực hiện bởi số lƣợng lớn ngƣ dân bán chuyên nghiệp.

Theo các số liệu thống kê, sản lƣợng khai thác thủy sản nội địa thay đổi tùy theo từng năm, có xu hƣớng giảm từ 241,3 nghìn tấn vào năm 2000 xuống còn 200 nghìn tấn vào năm 2016. Nguyên nhân của sự suy giảm do áp lực của gia tăng dân số, vấn đề ô nhiễm môi trƣờng và một phần của BĐKH (Hình 1.2).

Hình 1.2. Sản lƣợng khai thác thủy sản nội địa giai đoạn 2000-2016

(Nguồn: Số liệu của Vasep, 2016)

1.3. Đặc điểm điều kiện tự nhiên khu vực sông Trường Giang và vùng phụ cận

1.3.1. Vị trí địa lý

Sông Trƣờng Giang có tổng chiều dài 67 km, có tọa độ từ 15°29'45.76" đến 15°50'22.28" vĩ độ Bắc, từ 108°21'5.15" đến 108°39'34.97" kinh độ Đông. Sông chạy dài từ Bắc xuống Nam, lần lƣợt đi qua các huyện Duy Xuyên, huyện Thăng Bình, thành phố Tam Kỳ, huyện Núi Thành, song song với đƣờng bờ biển. Đoạn phía Nam chạy cạnh bờ biển cách bờ biển khoảng 2km, đoạn phía Bắc khoảng cách rộng hơn, đoạn lớn nhất cách bờ biển khoảng 7km (Lê Văn Việt, 2012) [41].

1.3.2. Điều kiện địa hình

Địa hình khu vực sông Trƣờng Giang có 2 dạng:

- Vùng đồng bằng nhỏ hẹp ven sông, đây là vùng hạ lƣu của các sông lớn nên thƣờng bị lũ lụt.

- Địa hình vùng cồn cát, bãi cát ven biển, có hầu hết các huyện ven biển tỉnh Quảng Nam.

Với tổng chiều dài 67 km, trong đó có 15km thuộc sông cấp V và 51km thuộc sông cấp VI. Sông có độ rộng khoảng 20m đến 50m, cao độ lòng sông phổ biến từ (-2,20) đến (-3,00)m, cá biệt có nhiều đoạn dòng sông thu hẹp do các công trình vƣợt sông, do ngƣời dân lấn dòng để NTTS và bị bồi rất nhiều nên dòng chảy rất nhỏ, đặc biệt trong mùa cạn kéo dài tới 8 tháng. Các bãi cạn đa số kéo dài 2 - 3 km, chỗ cạn nhất mực nƣớc chỉ đạt 0,4 - 0,6 m, nhiều đoạn sông hẹp (Lê Văn Việt, 2012) [41].

1.3.3. Điều kiện khí hậu

a. Nhiệt độ không khí

Nhiệt độ không khí trung bình có xu hƣớng tăng dần qua các năm. Năm 2011 nhiệt độ trung bình năm là 25,1oC, năm 2016 nhiệt độ trung bình là 26,4o

C. Nhiệt độ trong tháng 5 đến tháng 9 cao hơn so với các tháng khác trong năm, trung bình từ 26,5 - 30,5oC. Nhiệt độ từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau thƣờng thấp hơn, trung bình từ 19,0oC - 23,3oC.

b. Số giờ nắng

Tổng số giờ nắng trung bình có xu hƣớng tăng dần từ năm 2011 đến năm 2016, tăng từ 143 đến 191 giờ/năm.

Trong năm, tổng số giờ nắng cao ở các tháng 5,6,7 và tháng 8, trung bình từ 138 - 264 giờ/tháng; tổng số giờ nắng thấp ở tháng 1 và tháng 12, trung bình từ 13 đến 128 giờ/tháng. Từ năm 2013 đến 2016, số giờ nắng trung bình của tháng 1 và tháng 12 có xu hƣớng cao hơn cao hơn so với các năm trƣớc.

c. Độ ẩm không khí

Độ ẩm trung bình từ năm 2011 đến năm 2016 từ 85 đến 88%. Độ ẩm không khí của các tháng 5,6,7,8 thấp hơn so với các tháng còn lại trong năm. Độ ẩm cao vào các tháng 9,10,11,12. Nguyên nhân do tại Quảng Nam, mùa mƣa thƣờng từ kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12.

d. Lượng mưa

Lƣợng mƣa trung bình tại khu vực nghiên cứu thay đổi qua các năm. Trong giai đoạn từ năm 2011-2016, lƣợng mƣa trung bình năm 2012 và 2016 có giá trị lần lƣợt là 173 và 186mm, thấp hơn so với các năm khác. Lƣợng mƣa trung bình các năm 2011, 2013 và 2014 lần lƣợt là 188, 203 và 218mm.

Lƣợng mƣa trung bình các tháng thay đổi theo từng năm, thƣờng cao vào các tháng 9, 10,11, 12 với giá trị từ 100,9-879mm; lƣợng mƣa thấp từ tháng 1 đến tháng 8 với giá trị trung bình từ 5-313,3mm, đặc biệt vào tháng 6, lƣợng mƣa trung bình qua các năm chỉ 28,78mm.

e. Chế độ gió

Vùng nghiên cứu chịu ảnh hƣởng của các hƣớng gió thổi tới: từ tháng V đến tháng IX hƣớng Đông Nam và Tây Nam, từ tháng X đến tháng IV hƣớng Đông và Đông Bắc, tốc độ gió đạt 1,3  1,6 m/s.

f. Bão, áp thấp nhiệt đới

Miền trung là nơi chịu ảnh hƣởng của bão nhiều nhất Việt Nam (hơn 65% số cơn bão vào Việt Nam).

Theo số liệu thống kê của Đài Khí tƣợng thủy văn tỉnh Quảng Nam (2016), trung bình hàng năm trên biển Đông có khoảng 10 cơn bão, 3 đến 4 áp thấp nhiệt đới hoạt động. Bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông tập trung nhiều nhất trong các tháng 8, 9, 10. Khu vực Quảng Nam chịu ảnh hƣởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới trong các tháng 4, 5, 6 và tập trung nhiều nhất vào tháng 8 đến tháng 12 (trừ tháng 1, 2, 3 chƣa quan sát thấy).

Khi bão hay áp thấp nhiệt đới đi vào vùng biển hoặc đổ bộ vào đất liền Quảng Nam, Đà Nẵng gây nên mƣa lớn kèm theo gió mạnh, hiện tƣợng nƣớc dâng trong bão, lũ lụt và sạt lở đất.

1.3.4. Chế độ thủy văn

Do đặc điểm của sông Trƣờng Giang hầu nhƣ không có tài liệu thủy văn và không có trạm đo lƣu lƣợng hay mực nƣớc; chỉ có duy nhất một trạm đo mực nƣớc ở Hội An - gần cửa vào sông Trƣờng Giang. Theo số liệu thống kê của Đài Khí tƣợng thủy văn tỉnh Quảng Nam (2016), chế độ thủy văn của sông Trƣờng Giang nhƣ sau:

- Về mực nước: sông Trƣờng Giang chịu ảnh hƣởng thủy triều từ 2 cửa sông (cửa sông Thu Bồn (Cửa Đại) và cửa Kỳ Hà. Ở hai đầu sông mực nƣớc thấp, dƣới tác dụng đẩy của thủy triều từ 2 phía cửa nên càng vào giữa sông mực nƣớc càng tăng dần. Nhƣ vậy mực nƣớc trên sông Trƣờng Giang vào mùa kiệt biến đổi tăng dần từ đầu sông và đạt lớn nhất ở khoảng Km 27, sau đó mực nƣớc lại giảm dần ra tới cửa Kỳ Hà.

- Về lưu lượng: do ảnh hƣởng của thủy triều từ hai cửa nên lƣu lƣợng trong sông thay đổi, lúc âm (chảy ngƣợc - dòng chảy chảy từ cửa Kỳ Hà về phía cửa Đại), lúc dƣơng (chảy xuôi - dòng chảy chảy từ cửa Đại về phía cửa Kỳ Hà). Ở khoảng 30 km đầu sông dòng chảy chảy ngƣợc, còn sau đó dòng chảy chảy xuôi. Lƣu lƣợng dòng chảy trong sông rất nhỏ, chỉ vài chục m3/s.

- Về vận tốc dòng chảy: Dòng chảy mùa kiệt vào sông Trƣờng Giang là dòng chảy từ 2 phía, nên sẽ xuất hiện điểm “0” lƣu tốc dòng chảy ở giữa đoạn sông. Điểm này thay đổi tùy theo biến trình triều tại Hội An và Kỳ Hà.

1.4. Biến đổi khí hậu và kịch bản biến đổi khí hậu

1.4.1. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam

Theo Bộ TN&MT (2016), kịch bản BĐKH cho Việt Nam trong thế kỷ 21 có thể đƣợc tóm tắt nhƣ sau:

Về nhiệt độ:

- Theo kịch bản phát thải thấp: Đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ ở nƣớc ta có thể tăng 1,6-2,2oC trên phần lớn diện tích phía Bắc lãnh thổ và dƣới 1,6oC ở đại bộ phận diện tích phía Nam (từ Đà Nẵng trở vào).

- Theo kịch bản phát thải trung bình: Đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình tăng từ 2 - 3o

C trên phần lớn diện tích cả nƣớc, riêng khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị có nhiệt độ trung bình tăng nhanh hơn so với những nơi khác. Nhiệt độ thấp nhất trung bình tăng từ 2,2 - 3oC, nhiệt độ cao nhất trung bình tăng 2,0 - 3,2oC. Số ngày nhiệt độ cao nhất trên 35oC tăng từ 15 đến 30 ngày trên phần lớn diện tích cả nƣớc.

- Theo kịch bản phát thải cao: Đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm có mức tăng phổ biến từ 2,5 - 3,7o

C trên hầu hết diện tích nƣớc ta.

Về lượng mưa:

- Theo kịch bản phát thải thấp: Đến cuối thế kỷ 21, lƣợng mƣa năm tăng phổ biến khoảng trên 6%, riêng khu vực Tây Nguyên có mức tăng ít hơn, chỉ khoảng dƣới 2%.

- Theo kịch bản phát thải trung bình: Đến cuối thế kỷ 21, lƣợng mƣa năm tăng hầu hết trên khắp lãnh thổ. Mức tăng phổ biến từ 2-7%, riêng Tây Nguyên, Nam Trung Bộ tăng ít hơn, dƣới 3%. Xu thế chung là lƣợng mƣa mùa khô giảm và lƣợng mƣa mùa mƣa tăng. Lƣợng mƣa ngày lớn nhất tăng so với thời kỳ 1980-1999 ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và giảm ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ. Tuy nhiên, ở các khu vực khác nhau lại có thể xuất hiện ngày mƣa dị thƣờng với lƣợng mƣa gấp đôi so với kỷ lục hiện nay.

- Theo kịch bản phát thải cao: Lƣợng mƣa năm vào cuối thế kỷ 21 tăng trên hầu khắp lãnh thổ nƣớc ta với mức tăng phổ biến khoảng 2-10%, riêng khu vực Tây Nguyên có mức tăng ít hơn, khoảng 1-4%.

Về mực nước biển dâng:

- Theo kịch bản phát thải thấp: Vào cuối thế kỷ 21, mực nƣớc biển dâng cao nhất ở khu vực từ Cà Mau đến Kiên Giang trong khoảng 54-72cm, thấp nhất ở khu vực từ Móng Cái đến Hòn Dấu trong khoảng 42-57cm. Trung bình toàn Việt Nam, mực nƣớc biển dâng trong khoảng 49-64cm.

- Theo kịch bản phát thải trung bình: Vào cuối thế kỷ 21, nƣớc biển dâng cao nhất ở khu vực từ Cà Mau đến Kiên Giang trong khoảng 62-82cm, thấp nhất ở khu vực từ Móng Cái đến Hòn Dấu trong khoảng 42-57cm. Trung bình toàn Việt Nam mực nƣớc biển dâng từ 57-73cm.

- Theo kịch bản phát thải cao: Vào cuối thế kỷ 21, nƣớc biển dâng cao nhất ở khu vực từ Cà Mau đến Kiên Giang trong khoảng 85-105cm, thấp nhất ở khu vực từ Móng Cái đến Hòn Dấu trong khoảng 66-85cm. Trung bình toàn Việt Nam mực nƣớc biển dâng từ 78-95cm.

Nếu mực nƣớc biển dâng 1m, sẽ có khoảng 39% diện tích đồng bằng sông Cửu Long, trên 10% diện tích đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, trên 2,5% diện tích thuộc các tỉnh ven biển miền Trung và trên 20% diện tích thành phố Hồ Chí Minh có nguy cơ bị ngập; gần 35% dân số thuộc các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, trên 9% dân số vùng đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, gần 9% dân số các tỉnh ven biển miền Trung và khoảng 7% dân số thành phố Hồ Chí Minh bị ảnh hƣởng trực tiếp, trên 4% hệ thống đƣờng sắt, trên 9% hệ thống quốc lộ và khoảng 12% hệ thống tỉnh lộ của Việt Nam sẽ bị ảnh hƣởng.

Các hiện tượng khí hậu cực đoan

- Bão và áp thấp nhiệt đới: cƣờng độ bão có thể tăng khoảng 2 tới 11%, mƣa trong khu vực bán kính 100km từ tâm bão có khả năng tăng khoảng 20% trong thế kỷ 21. Số lƣợng bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông có xu thế giảm trong các tháng đầu mùa bão (tháng 6, 7, 8) ở cả 2 kịch bản (khí nhà kính trung bình thấp và kịch bản khí nhà kính cao) và có xu thế dịch chuyển về cuối mùa bão, thời kỳ mà bão hoạt động chủ yếu ở phía Nam. Nếu phân chia theo cấp độ, số lƣợng bão yếu và trung bình có xu thế giảm trong khi số lƣợng bão mạnh đến rất mạnh lại có xu thế tăng rõ rệt.

- Rét đậm, rét hại: Theo kịch bản phát thải thấp, vào giữa thế kỷ số ngày rét đậm (nhiệt độ thấp nhất Tn≤15o

C), số ngày rét hại (nhiệt độ thấp nhất Tn≤13o

C) có xu thế giảm ở hầu hết các tỉnh miền Bắc, phổ biến 5-10 ngày so với thời kỳ cơ sở, giảm nhiều nhất trên 15 ngày ở vùng Tây Bắc và Đông Bắc, ít nhất 5 ngày ở Bắc Trung Bộ. Đến cuối thế kỷ, số ngày rét đậm, rét hại có xu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khai thác và sử dụng hợp lý nguồn lợi thủy sản của sông trường giang, tỉnh quảng nam thích ứng với biến đổi khí hậuluận văn ths biến đổi khí hậu (Trang 28 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)