Sức khỏe Đặc điểm Tần số Tỷ lệ % Tình trạng Rất khỏe 135 25 Bình thường 366 67,8 Yếu 39 7,2 Rất yếu - -
Tổng 540 100
Bảo hiểm y tế
Có 540 100
Không - -
Tổng 540 540
Nguồn: Kết quả điều tra thực địa tại Tả Phìn năm 2019.
Về sức khỏe: Thông tin thu được từ 120 hộ (xem bảng 6) cho thấy tỷ lệ các chủ hộ tự đánh giá hộ có tình trạng sức khỏe tốt chiếm 25%, sức khỏe bình thường chiếm 67,8%, sức khỏe yếu chỉ chiếm 7,2 %, 100% số nhân khẩu có bảo hiểm y tế. Quan sát thực địa về thể trạng (chiều cao, cân nặng) của các hộ hia đình người Dao, người H’mông ở Tả Phìn cho thấy nhìn chung là có thể trạng thấp, bé hơn so với chỉ số mặt bằng chung của cả nước chỉ số chiều cao trung bình của cả nước đối với nam là 1m64, nữ 1m53 (Bộ Y tế, 2016). Tuổi thọ trung bình của người dân trong xã chỉ đạt 70 tuổi. Dù có cải thiện so với những năm trước, đây vẫn là chỉ số thấp hơn 3,2 tuổi so với mức trung bình của cả nước là 73,2 tuổi (Bộ Y tế, 2016).
Vốn tự nhiên:
Ở Tả Phìn vốn tự nhiên là các nguồn tài nguyên có trong môi trường tự nhiên được các hộ sử dụng cho sinh kế du lịch, như đất đai, rừng, nguồn nước, không khí, đa dạng sinh học, trong đó đất đai, nước, khí hậu, cảnh quan tự nhiên, hang động Tả Phìn (Hang động Tả Phìn đã được công nhận là Di tích danh thắng tự nhiên Quốc gia tại Quyết định số 5388/QĐ-BVHTTDL ngày 29/12/2017) có vị trí quan trọng đối với sinh kế du lịch.
Bảng 7: Hiện trạng sử dụng đất phân theo loại đất ở Tả Phìn
Đặc điểm Diện tích (ha) Tỷ lệ %
Tổng diện tích 2707.95 100
Hiện trạng
Đất sản xuất nông nghiệp 516.81 19.08
Đất lâm nghiệp 1445.88 53.39
Đất nuôi trồng thủy sản 0.68 0.03
Đất chuyên dùng (đất xây dựng hạ tầng kỹ thuật giao thồng, đường, trường, trạm, trụ sở cơ quan, chợ…)
35.27 1.30
Đất ở 18.9 0.38
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Sa Pa năm 2017.
Bảng 8: Nguồn gốc đất ở và đất canh tác của hộ có sinh kế du lịch
Đặc điểm Số hộ Tỷ lệ %
Nguồn gốc đất ở
Không có đất ở - -
Đất được thừa kế nhà nước cấp QSD 97 80,9
Đât mua 15 12,5
Đất được nhà nước cấp QSD 5 4,2
Đất thuê mướn 2 1,6
Tổng 120 100
Nguồn gốc đất canh tác nông,
lâm nghiệp
Không có đất 18 15
Đất được thừa kế nhà nước cấp QSD 87 67,5
Đât mua 15 12,5
Đất được nhà nước giao cấp QSD - -
Đất thuê mướn - -
Đất ở nhờ (mượn) - -
Tổng 120 100
Nguồn: Kết quả điều tra thực địa tại Tả Phìn năm 2019.
Bảng 7, cho thấy Tả Phìn có 5 loại đất cơ bản là: đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất chuyên dùng, và đất ở. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp chiếm 19,08%, đất lâm nghiệp chiếm 53,39%, đất nuôi trồng thủy sản chiếm 0,03%, đất chuyên dùng chiếm 1,30%, và đất ở chỉ chiếm 0,38% tổng diện tích đất của xã. Đất chuyên dùng là loại đất dành cho xây dựng cơ sở hạ tầng của nhà nước và chưa giao quyền sử dụng đất dịch vụ du lịch cho bất cứ hộ nào. Đất ở của các hộ có sinh kế du lịch chủ yếu có nguồn gốc thừa kế chiếm 80,9% (xem bảng 8). Không có hộ nào không có đất ở. Đất canh tác nông - lâm nghiệp có nguồn gốc từ thừa kế hoặc được giao chiếm 67,5%. Sộ hộ không có đất canh tác chiếm 15% tổng số hộ có sinh kế du lịch.
Vấn đề đáng chú ý ở đây là các hộ có đón khách lưu trú theo mô hình homestay ở Tả Phìn chủ yếu là các hộ xây dựng mới nhà ở hoặc cải tạo mở rộng diện tích nhà ở trên diện tích đất ở đã được UBND huyện cấp quyền sử dụng đất. Kết quả khảo sát cho thấy diện tích đất UBND xã cấp cho các hộ dao động từ mức cao nhất là 240 m2 (với hộ có 7-9 khẩu) và 120m2-140m2 (với hộ có dưới 5 khẩu/hộ). Giá đất ở tại địa bàn trong những năm qua gia tăng nhanh. Tại 2 thôn Sả Xéng và Tà Chải, trung tâm du lịch ở xã, giá đất ở đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSD) cao hơn 10 đến 15 lần so với thời điểm năm 2015. Đặc biệt, từ khi công bố quy hoạch Khu du lịch quốc gia Sa Pa và công nhận Sa Pa là khu du lịch trọng điểm quốc gia, đất đã trở thành vấn đề “nóng” ở Sa Pa nói chung và xã Tả Phìn nói riêng.
Trong bối cảnh đó, nhiều hộ có sinh kế du lịch có như cầu mở rộng diện tích đất ở để làm homestay, tuy nhiên quan sát của tôi cho thấy nguồn đất bổ sung khả thi nhất là thông qua chuyển đổi một phần đất nông - lâm nghiệp mà họ nắm quyền sử dụng (Các hộ được giao quyền sử dụng loại đất này từ năm 1993) sang thành đất dịch vụ du lịch.
Bảng 9: Thực trạng, nhu cầu sử dụng đất của các hộ làm homestay ở Tả Phìn Loại hình lƣu trú Số hộ Diện tích đất ở Diện tích thực
tế xây dựng
Nhu cầu cần có về đất dịch vụ
gia đình chủ nhà Homestay ở nhà tập thể riềng biệt 7 120m2- 240 m2 300 m2 500 m2 Homestay kiểu nhà Bungalow 1 180 m2 1.500m2 1.000 m2
Nguồn: Kết quả điều tra thực địa tại Tả Phìn năm 2019.
Về nguồn nước và chất lượng nước, nguồn nước sử dụng trong sinh hoạt và tưới tiêu chủ yếu khai thác nguồn nước tự nhiên ở 2 hệ thống suối là suối Sả Xéng và Suối Thầu. Hệ thống 2 suối này bắt nguồn từ dãy núi phía Tây và gặp nhau ở thôn Sả Xéng cách trung tâm xã 250 m, và từ đó suối chảy sang xã Trung Chải. Nhìn chung, lưu lượng nước tự nhiên này khá ổn định, đáp ứng yêu cầu sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp ở địa phương. Trong xã hội truyền thống và đương đại, người Dao Đỏ ở Tả Phìn có luật tục để bảo vệ nguồn nước này gắn với tín ngưỡng tâm linh. Theo đó, Lễ cúng thần nước và tục lấy nước đầu năm của cộng đồng được duy trì đến nay và do thầy cúng Pàn Pà Sẩu ở Tả Phìn đảm nhiệm (Thầy cúng là một chức danh rất được tôn trọng của người Dao Ðỏ, đó là người có học thức, đọc được các sách cổ, biết đạo lý, nắm vững nhiều nghi thức lễ tế và kiến thức chữa trị bệnh tật). Tín ngưỡng thờ thần nước của người Dao có ý nghĩa giáo dục cộng đồng bảo vệ nguồn nước, bảo vệ rừng và bảo vệ môi trường. Người Dao Ðỏ ở Tả Phìn quan niệm phá rừng là phá chỗ ở của thần nước, thần sẽ đi nơi khác, nguồn nước sẽ bị mất. Yếu tố tâm linh này đã góp phần tạo nên cách ứng xử phù hợp của cộng đồng với nguồn nước, bảo vệ nguồn nước.
Về chất lượng nước, Báo cáo đánh giá năm 2017 của Dự án Bạn hữu trẻ em với 12 mẫu nước ở Tả Phìn cho thấy có 8/12 mẫu đạt các chỉ tiêu theo Quy chuẩn Việt Nam 02:2009, và 2/12 mẫu không đạt chỉ tiêu vi sinh; 2/12 mẫu không đạt về chỉ tiêu lý hóa. Nguyên nhân chính chính là do nguồn nước không còn chưa được bảo vệ phù hợp, thiếu biển báo giới hạn khu vực bảo vệ vệ sinh nguồn nước, không có hệ thống chắn rác ở điểm thu nước, có hoạt động tắm, giặt của con người trong khu vực bảo vệ nguồn nước sinh hoạt; gia súc, gia cầm, vật nuôi tắm, uống nước trong khu vực bảo vệ nguồn nước (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai, 2017).
Hệ động thực vật tự nhiên ở Tả Phìn đã bị suy giảm mạnh so với nhiều năm trước. Một biểu hiện cụ thể là những năm trước, người Dao ở Tả Phìn chỉ mất 1 giờ để vào rừng tự nhiên hái lá thuốc tắm thì nay họ phải phải mất ít nửa ngày song cũng khó có thể tìm được lá thuốc. Trước hiện trạng này, chính quyền địa phương và các tổ chức quốc tế đã có một số hoạt động bảo vệ hệ thực vật tự nhiên ở địa bàn. Ví dụ, Dự án "Xây dựng năng lực cho việc phê chuẩn và thực hiện Nghị định thư Nagoya về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích ở Việt Nam" do Quỹ Môi trường toàn cầu tài trợ thông qua UNDP đang thực hiện “Mô hình thí điểm hợp tác công tư về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích” tại Tả Phìn. Năm 2018, Dự án
phối hợp với Chi cục Kiểm lâm, Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Sa Pa, UBND xã Tả Phìn và đơn vị tư vấn tổ chức đánh giá hiện trạng nguồn tài nguyên di truyền tại khu vực rừng phòng hộ thôn Tà Chải. Kết quả cho thấy có 256 loài cây thuốc, trong đó có 193 loài đã xác định tên khoa học đến loài, 59 loài xác định đến chi và 4 loài xác định đến họ; 7 loài bổ sung cho hệ thực vật Việt Nam, một loài có thể là loài mới; 19 loài trong sách đỏ Việt Nam, chiếm 4.24% tổng số loài trong sách đỏ Việt Nam. Tại Tả Phìn, Dự án đã thiết lập nhóm 15 người có nhiệm vụ bảo vệ khu vực thực hiện mô hình thí điểm, phối hợp xây dựng và chăm sóc một vườn ươm đặt tại khu vực rừng phòng hộ để cung cấp giống cho 3 ha trồng trọt và giống khôi phục quần thể 10 loài mục tiêu trên 1 ha để cung cấp nguyên liệu phục vụ sản xuất sản phẩm thuốc tắm, thuốc xoa bóp. Ngoài ra, 3 ha đất canh tác nông nghiệp trong
khu vực rừng cũng được chuyển đổi sang trồng bảo tồn các loại cây thuốc (Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai, 2018).
Vốn vật chất:
Vốn vật chất gồm có tài sản của cộng đồng và tài sản của hộ.
Tài sản vật chất của cộng đồng:
Tại Tả Phìn, nguồn vốn vật chất của cộng đồng gắn với sinh kế du lịch đã được tăng cường mạnh từ năm 2011 và sau khi hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới (năm 2018). Tổng số vốn tài chính đã huy động cho chương trình này là 121 tỷ đồng. Trong đó có 27 tỷ 600 triệu đồng huy động từ nhân dân, doanh nghiệp, nhà nước chi 94 tỷ 400 triệu đồng (UBND huyện Sa Pa, 2018) đã góp phần nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sinh kế du lịch, bao gồm:
- Đường giao thông xã, liên thôn được nhựa hóa đạt 65,4%; đường ngõ xóm được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt 53,3%.
- Hệ thống kênh mương được kiên cố hóa 24,2km, đảm bảo 208 ha đất sản xuất nông nghiệp được tưới tiêu và tiêu nước chủ động đạt tỷ lệ 87,4%;
- Tỷ lệ hộ dân sử dụng điện lưới quốc gia đạt 96,5%;
- Có 08 công trình cấp nước sinh hoạt, tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch có 625/684 hộ dùng nước hợp vệ sinh đạt 91,4%.
- Có 464/684 hộ có nhà tiêu, nhà tăm, bể chứa nước sinh hoạt đảm bảo 3 sạch đạt 75,3 %.
- Hạ tầng viễn thông, internet tại Tả Phìn khá tốt với do VNPT và Viettel cung cấp dịch vụ.
- Tỷ lệ hộ có nhà ở ổn định đạt 96%, tọa điều kiện thuận lợi để các HGĐ phát triển sinh kế, xây dựng cơ sở lưu trú mô hình homestay.
- Hàng hóa nông sản sạch phục vụ du lịch như rau xanh, hoa, quả, lương thực, thực phẩm, hàng công nghệ tiêu dùng cung cấp tại chỗ khá ổn định và dễ tiếp cận.
Về tài sản văn hóa vật thể là vốn vật chất của cộng đồng ở Tả Phìn khá phong phú, gồm có hệ thống ruộng bậc thang với tổng diện tích 516,8ha, Di tích Tu viện Tả Phìn, trang phục truyền thống của người H’mông, người Dao, nghề thủ công truyền thống, kiến trúc nhà cửa, vật dụng sinh hoạt.
Nguồn tài sản văn hóa vật thể này đang nguồn vốn vật chất quan trọng phục vụ cho du lịch ở Tả Phìn.
Tài sản vật chất của hộ:
Toàn bộ 120 hộ có sinh kế du lịch ở Tả Phìn được xếp vào diện khá giả trong xã. Trong đó, có nhóm 43 hộ có thu nhập tốt bằng nghề kinh doanh dịch vụ lưu trú kết hợp với dịch vụ ăn uống và tắm lá thuốc người Dao.
Nguồn vốn vật chất của các hộ bao gồm 4 yếu tố chính: (i) Diện tích đất ở và hiện trạng nhà ở, (ii) Tài sản hiện có, (iii) Nguồn năng lượng hộ sử dụng và vệ sinh môi trường, và (iv) Tài sản văn hóa vật thể (ruộng bậc thang, quần thể di tích Tu viện Tả phìn, trang phục truyền thống tộc người, các nông cụ, đồ dùng truyền thống…). Bảng 10: Diện tích đất ở (đất thổ cƣ) và hiện trạng nhà ở Đặc điểm Tần số Tỷ lệ % Diện tích đất ở (đất thổ cƣ đƣợc chính quyền cấp quyền sử dụng) < 120 m2/hộ 15 12,5 Từ 120 m2 đến 180 m2 96 80 Từ 180 m2 đến 240 m2 9 7,5 Trên 240 m2 - - Tổng 120 100 Hiện trạng nhà ở Nhà ở đơn sơ, tạm bợ - - Nhà ở làm bằng gỗ kiên cố, kiểu dáng nhà truyền thống của người Dao, người H’mông.
105 87,5
Nhà ở kiểu dáng nhà sàn xây dựng mới và nhà xây khung cứng đổ mái.
14 11,7
Dạng khác 1 0,8
Tổng 120 100
Nguồn: Kết quả điều tra thực địa tại Tả Phìn năm 2019.
Về diện tích đất ở và hiện trạng nhà ở của hộ, (xem bảng 10) cho thấy diện tích đất ở đã được cấp GCNQSD cho 80% tổng số hộ với diện tích từ 120 m2
-180 m2, 12,5% hộ được cấp dưới 120 m2, 7,5% hộ được cấp từ 180 m2-240 m2. Diện tích này (như đã phân tích ở trên) chưa đáp ứng yêu cầu kinh doanh dịch vụ lưu trú của các hộ. Hiện trạng nhà ở của các hộ cho thấy 100% đạt loại nhà kiên cố. Tuy
nhiên, về kiến trúc, loại nhà có kiến trúc truyền thống chiếm 87,5%, số còn lại là nhà có kiến trúc nhà sàn xây mới, có mái tôn, có thể đón được nhiều khách nhưng lại giảm giá trị văn hóa.
Về tài sản của các hộ có giá trị cho sinh kế du lịch, kết quả khảo sát cho thấy 100 số hộ có (xem bảng 11) xe máy, ti vi, điện thoại, nồi cơm điện giường, tủ, bàn ghế, chăn, ga, gối, đệm, màn, quạt điện và quạt sưởi. Không hộ nào có máy điều hòa, do nhiệt độ ở Tả Phìn không cần dùng đến điều hòa. Số hộ có máy tính kết nối internet đạt 20,8% tổng số hộ điều tra.
Bảng 11: Tài sản sinh hoạt và phục vụ du khách của hộ
Tần số Tỷ lệ %
Tài sản
Ô tô 3 2,5
Xe máy 120 100
Ti vi, điện thoại 120 100
Tủ lạnh, tủ đá đựng thực phẩm 35 29,2
Điều hòa nhiệt độ - -
Bếp Gas 87 72,5
Nồi cơm điện 120 100
Giường tủ, bàn nghế 120 100
Chăn, ga, gối, đệm, màn 120 100
Máy giặt 35 29,2
Quạt điện, quạt điện sưởi ẩm 120 100 Máy vi tính kết nối internet 25 20,8
Nguồn: Kết quả điều tra thực địa tại Tả Phìn năm 2019.
Nguồn năng lượng sử dụng và vấn đề xử lý nguồn thải trong sinh hoạt (xem bảng 12).
Bảng 12: Năng lƣợng sử dụng và tiêu chí vệ sinh môi trƣờng của hộ
Đặc điểm Tần số Tỷ lệ %
Năng lƣợng sử dụng
Điện lưới quốc gia 120 100
Máy phát thủy điện nhỏ - -
Máy phát điện chạy bằng xăng, dầu 5 4,1
Xăng, dầu 120 100
Gas (LPG) 87 72,5
Tiêu chí vệ sinh môi trƣờng Sử dụng nước sạch hợp vệ sinh 120 100 Mai táng phù hợp quy định 120 100 Có nhà vệ sinh (nhà tiêu), nhà tắm, bể nước hợp vệ sinh 120 100
Rác thải thu gom xử lý tập trung 60 50 Nước thải không thu gom để tràn ra môi
trường xung quanh
40 33,3
Tóm lại: Nguồn vốn vật chất được cụ thể hóa dưới dạng tài sản của cộng đồng đã tạo ra những cơ sở thuận lợi cho sinh kế du lịch ở Tả Phìn. Về phía hộ, hiện trạng tài sản vật chất của hộ đã đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch, và còn có