Dịch vụ Số lƣợng cơ sở Đặc điểm Thêu, kinh doanh thổ cẩm, đồ lƣu niệm
36 - Là hoạt động sinh kế du lịch xuất hiện sớm nhất trong các hình thức cung ứng dịch vụ phục vụ nhu cầu của du khách đến Tả Phìn. Mô hình hoạt động theo Câu lạc bộ đã nhận được sự hỗ trợ từ Đại sứ quán Vương quốc Bỉ và sau đó là Tổ chức SIDA của Thụy Điển thông qua dự án đầu tư bảo tồn và phát triển nghề thêu, dệt thổ cẩm.
- Mức đầu tư vốn tài chính không đáng kể chủ yếu sử dụng vốn con người.
- Sản phẩm đầu ra của nghề khá phong phú, đa dạng gồm có: các bộ trang phục truyền thống, chăn, ga, váy, áo, khăn, mũ, ba lô, túi khoác du lịch, túi xách tay, ví, tranh, túi đựng điện thoại…
- Có hiệu quả kinh tế ổn định nhất trong các hoạt động dịch vụ du lịch. Đầu ra của dịch vụ ổn định, thị trường rộng khắp trong nước, nước ngoài. Sản phẩm phù hợp với xu hướng tiêu dùng của du khách là các sản phẩm tự nhiên làm thủ công truyền thống, thân thiện môi trường.
- Nghề nghiệp mang tính văn hóa truyền thống cao, giải quyết được số đông việc làm cho nữ giới (36 hộ/cơ sở thông kê là các hộ làm nghề chuyên nghiệp, còn lại có hàng trăm phụ nữ ở các hộ trong cộng đồng đã và đang tham gia công đoạn thêu thuê lúc nông nhàn để tăng thu nhập).
- Đầu tư vốn vật chất, vốn tài chính rất thấp, vai trò vốn con người trong hoạt động dịch vụ này là giá trị cốt lõi tạo ra sản phẩm.
- Thu nhập từ nghề thêu và kinh doanh thổ cẩm đem lại mức thu nhập trung bình trên tháng của các hộ làm nghề chuyên nghiệp từ 3 triệu-5 triệu đồng/hộ/tháng. Các phụ nữ làm thuê bán chuyên nghiệp lúc nông nhàn cũng có thu nhập trung bình từ nghề thêu thuê là 500.000đ- 800.000 đồng/người/tháng. - Có xu hướng gia tăng nhân lực tham gia hoạt động sinh kế này trong tương lai.
Nguồn: Kết quả điều tra thực địa năm 2019.
Kinh doanh các sản phẩm bản địa:
Ở Tả Phìn, sản xuất và kinh doanh sản phẩm bản địa phục vụ du khách gồm có (i) nhóm hàng hóa dược liệu thuốc gia truyền, thuốc tắm chăm sóc sức khỏe, (ii)
nhóm sản phẩm nông sản hoa địa lan, rau, củ, (iii) nhóm sản phẩm thực phẩm sơ chế, đặc sản thịt lợn hun khói gác bếp, thịt trâu sấy, rượu thủ công…
Chiến lược kinh doanh này có 26 hộ/120 tham gia và là thành viên của 4 hợp tác xã và Công ty cổ phần kinh doanh các sản phẩm bản địa. Các hộ đã và đang nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ tích cực từ các tổ chức khoa học công lập, doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế. Các dòng sản phẩm đưa ra thị trường nổi bật gồm có: hoa lan, các sản phẩm rau, quả an toàn, các sản phẩm dược liệu làm thuốc gia truyền (nghệ, xả, giềng, thảo quả...). Hầu hết các sản phẩm bản địa được sản xuất, tinh chế thành phẩm dạng cao hoặc dạng lỏng, được đóng gói, bao bì khá ấn tượng và tiện ích, bước đầu đã thiết lập được kênh truyền thông, bán hàng khá chuyên nghiệp.
Công thức để tạo ra các sản phẩm chăm sóc sức khỏe của người Dao ở Tả Phìn được chắt lọc từ vốn tri thức bản địa của tộc người. Các sản phẩm bán cho du khách đa dạng chủng loại, có tính năng chữa các bệnh đau nhức cơ, xương, khớp hay cảm cúm, ngứa và táo bón, giúp tăng cường thể lực cho phụ nữ sau khi sinh nở, người sau khi ốm, người lao động nặng nhọc. Các sản phẩm này không chỉ đơn thuần là một phương pháp chăm sóc sức khỏe mà còn là một yếu tố cấu thành bản sắc văn hóa của người Dao.
Tính đến năm 2019, Tả Phìn có 4 hợp tác xã sản xuất kinh doanh các sản phẩm bản địa và có một mô hình Công ty cổ phần. Các tổ chức cung ứng các sản phẩm du lịch bản địa này thường được thiết lập trên cơ sở từ các dự án hỗ trợ phát triển của các tổ chức quốc tế, tổ chức khoa học trong nước. Điển hình là mô hình Công ty cổ phần kinh doanh các sản phẩm bản địa Sa Pa, có tên viết tắt SA PANAPRO, là doanh nghiệp cộng đồng của người Dao Đỏ tại xã Tả Phìn được thành lập từ năm 2007. Giám đốc là Ông Lý Láo Lở, hiện có 105 hộ người Dao tham gia hoạt động thời vụ, cung ứng đầu vào cho doanh nghiệp. Công ty ra đời dưới vai trò “bà đỡ” của tổ chức khoa học công lậm là Trung nghiên cứu tâm thực vật học thuộc Đại học Dược Hà Nội hỗ trợ tạo các sản phẩm chính đưa ra thị trường các sản phẩm tiêu dùng dòng Dao’spa gồm có: Thuốc tắm: DAO’SPA MAMA; DAO’SPA RELAX, DAO’SPA Lady; Thuốc ngâm chân: DAO’SPA- SALUS, thuốc xông: DAO’SPA AROMA. Sự tham gia của cộng đồng người Dao Tả Phìn là tạo nguồn: Trồng trọt và thu hái từ rừng hộ do các cổ đông thực hiện tại rừng của mình. Công ty mua dược liệu tươi từ các hộ này với giá luôn cao hơn bán ra ngoài, chế biến, chiết xuất bán thành phẩm: Thực hiện tập trung tại công ty theo quy trình. Doanh thu của công ty năm 2018 đạt 7,8 tỷ đồng, thu nhập bình quân của cổ đông đạt 3,4 triệu/tháng (Công ty Cổ phần kinh doanh các sản phẩm bản địa Sa Pa, 2018).
Số lƣợng cơ sở Đặc điểm Sản xuất, kinh doanh các sản phẩm bản địa ở Tả Phìn
26 - Sản xuất sản phẩm bản địa chính là các loại cây dược liệu được thu hái từ tự nhiên hoặc rừng trồng sau đó sơ chế hoặc chế biến thành các sản phẩm dược như bột gừng, bột nghệ, thảo quả, giảo cổ lam...định lượng đóng túi bán cho du khách. Dòng sản phẩm thứ 2 là thuốc tắm người Dao, thuốc ngâm chân, thuốc bôi thoa ngoài ra rất đa dạng chủng loại được sản xuất bán thủ công, sản phẩm thường dạng lỏng, dạng kem đóng thành lọ, hộp đưa ra thị trường.
- Sản phẩm thứ 2 là trồng và bán Hoa địa lan Trần Mộng Tả Phìn rất được du khách ưu chuộng được trồng và phát triển theo hướng thâm canh, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và bảo quản. Hoa địa lan Trần Mộng có hoa màu xanh ngọc, nhiều hoa. Nguồn gốc ban đầu là cây tự nhiên mọc ở mỏm đá trong rừng, được người dân mang về chơi vào dịp Tết, sau này dần được yêu thích và trở thành cây có giá trị kinh tế cao. Giống hoa địa lan này không đòi hỏi kỹ thuật cao, nhưng có yêu cầu chặt chẽ về điều kiện khí hậu, thời tiết. Các sản phẩm thuộc nhóm chăm sóc sức khỏe và hoa địa lan Trần Mộng ở Tả Phìn có giá bán khá cao vì tính đặc thù riêng của sản phẩm được du khách ưu chuộng.
- Các sản phẩm bản địa khác là nhóm sản phẩm rau, quả, thực phẩm sơ chế, đặc sản thịt lợn hun khói gác bếp, thịt trâu sấy, rượu thủ công...được cung ứng tại chỗ phục vụ du khách. - Sinh kế bằng việc sản xuất, kinh doanh các sản phẩm bản địa cũng đem lại thu nhập đáng kể bình quân mỗi hộ thu nhập trung bình từ 3-5 triệu đồng/hộ/tháng.
Nguồn: Kết quả điều tra thực địa năm 2019.
Kinh doanh dịch vụ vận chuyển, hướng dẫn, trình diễn văn nghệ dân gian:
Chiến lược kịnh doanh dịch vụ vận chuyển, hướng dẫn du khách ở Tả Phìn có 2 nhóm (nhóm xe ôm và nhóm hướng dẫn viên) phục vụ khách du lịch ở Tả Phìn và các điểm danh thắng khác trên địa bàn huyện Sa Pa.
Nhóm xe ôm chủ yếu do nam giới thực hiện có 7 thành viên thực hiện dịch vụ vận chuyển du khách hoặc cho du khách thuê xe mô tô tự lái với giá từ 120.000đ-150.000đ/ngày. Thu nhập trung bình của nhóm này đạt khoảng 3 triệu- 3,5 triệu đồng/tháng.
Nhóm hướng dẫn viên có 9 thành viên, có thu nhập đạt mức trung bình 4-5 triệu đồng/người/tháng. Đại diện nhóm nhận công việc khoán từ các khách sạn, văn phòng Tour ở thị trấn Sa Pa bằng hình thực trực tiếp hoặc có thể qua điện thoại, sau
đó phân công các thành viên trong nhóm đưa đón du khách theo nhu cầu. Các thành viên của nhóm này là người Dao, người H’mông địa phương, chủ yếu là nữ, đã được học các khóa đào tạo kỹ năng nói giao tiếp đơn giản bằng tiếng Anh do các tổ chức quốc tế hỗ trợ. Họ là những người có sức khỏe, thông thạo địa hình, am hiểu sinh hoạt văn hóa của các tộc người bản địa, có thâm niên hành nghề dẫn khách. Nhóm này thường được du khách nước ngoài lựa chọn hướng dẫn thay vì các hướng dẫn viên chuyên nghiệp của các công ty lữ hành.
Dịch vụ biểu diễn văn nghệ dân gian ở Tả Phìn có 02 đội văn nghệ dân gian, mỗi đội có từ 8-12 thành viên. Các thành viên của 2 đội này là những người có kỹ năng biểu diễn các điệu dân ca, dân vũ nổi trội ở cộng đồng sẵn sàng tham gia trình diễn phục vụ khi du khách có nhu cầu. Địa điểm biểu diễn thường ở các nhà nghỉ homestay lớn, hoặc các khách sạn trên thị trấn Sa Pa. Theo đánh giá của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai, Đội văn nghệ dân gian Tả Phìn đã biết khai thác các giá trị dân ca, dân vũ truyền thống để biểu diễn như: các làn điệu hát dao duyên, điệu múa chuông, múa kiếm, múa đèn, các trích đoạn trong nghi lễ “pút tồng”, lễ “cấp sắc”... để tạo nên các tiết mục biểu diễn nghệ thuật phục vụ du khách rất giàu bản sắc và hấp dẫn. Dịch vụ này đã được các Công ty lữ hành liên kết xây dựng thành các sản phẩm du lịch chào bán cho khách quốc tế. Bên cạnh việc nhận trình diễn theo đặt hàng của các chủ cơ sở lưu trú, các đội văn nghệ dân gian còn đóng vai trò chính trong các lễ hội du lịch do huyện xã tổ chức hàng năm để phục vụ du khách. Thu nhập của các thành viên đội văn nghệ dân gian thường không ổn định, mức thu nhập bình quân trong năm/1 thành viên đạt khoảng 3,5 triệu đồng/người.
2.3.3. Kết quả sinh kế du lịch
Kết quả sinh kế du lịch là những thành quả thu được từ các chiến lược sinh kế du lịch của hộ. Mục tiêu mong đợi và mức độ coi trọng trước tiên mà các hộ có sinh kế du lịch ở Tả Phìn là ổn định việc làm, tăng thu nhập cho hộ, đảm bảo an ninh lương thực, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường (xem bảng 25).
Bảng 25: Mục tiêu của các hộ thực hành sinh kế du lịch
Mục tiêu Tần số Tỷ lệ %
Tăng thu nhập tiền mặt 120 100
Có việc làm ổn định 120 100
Đảm bảo an ninh lương thực 94 78
Khai thác sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường
38 31,6
Nguồn: Kết quả điều tra thực địa năm 2019.
Tài liệu phỏng vấn lãnh đạo địa phương cho thấy ở Tả Phìn không có lao động bị thất nghiệp. Theo thống kê của chính quyền xã thì riêng năm 2018, nhân lực làm việc ở lĩnh vực cung ứng các dịch vụ du lịch ở xã đạt khoảng 500 lao động làm việc trực tiếp hoặc gián tiếp. Cơ hội việc làm du lịch giữa các hộ khá đồng đều giữa các hộ có sinh kế du lịch.
Kết quả điều tra hộ tự đánh giá việc làm sau khi tham gia sinh kế du lịch cho thấy có 100% số hộ khẳng định có việc làm ổn định. Bên cạnh ý nghĩa có việc làm ổn định, sinh kế du lịch còn làm gia tăng bình đẳng về giới, nâng vai trò của người phụ nữ H’mông, Dao trong gia đình và cộng đồng.
Kết quả tăng thu nhập tiền mặt:
Kết quả điều tra cho thấy 70,8% tổng số hộ có sinh kế du lịch tự đánh giá có mức thu tăng so với 5 năm trước, 27,6 % tổng số họ cho rằng mức thu nhập vẫn như cũ, và 1,6% không thể nhớ là tăng hay giảm (xem bảng 1.27). Thực tế thu nhập như vậy có thể lý giải được vì số lượng khách du lịch đến Tả Phìn ước tính mỗi năm tăng từ 30%-35% và số lượng hộ tham gia sinh kế du lịch cũng gia tăng. Tính riêng trong chiến lược cung ứng dịch vụ lưu trú homestay thì năm 2016 có 26 cơ sở, nhưng năm 2018 đã tăng lên 43 cơ sở (UBND xã Tả Phìn, 2018).
Bảng 26: Thay đổi thu nhập của các hộ thực hành sinh kế du lịch
Đặc điểm Tần số Tỷ lệ % Mức thu nhập tiền mặt
so với 5 năm trƣớc đây
Thu nhập tăng 85 70,8
Thu nhập vẫn thế (giữ nguyên) 33 27,6
Thu nhập giảm - -
Không rõ 2 1,6
Tổng 120 100
Nguồn: Kết quả điều tra thực địa năm 2019.
Trong 120 hộ, sự gia tăng thu nhập của hộ đã làm gia tăng vốn tài chính, từ đó cải thiện được mức sống và giúp các hộ có tích lũy tài chính. Mức tích lũy trung bình/năm 2018 của các hộ đạt từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng chiếm 58,3%, tích lũy dưới 10 triệu đồng/năm chiếm 26,7%, tích lũy từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng/năm chiếm 9,2% và mức tích lũy trên 30 triệu đồng/năm chiếm 5,8%. (xem bảng 27).
Bảng 27: Mức tích lũy tài chính bình quân/năm của các hộ có sinh kế du lịch Đặc điểm Tần số Tỷ lệ % Đặc điểm Tần số Tỷ lệ % Mức tích lũy bình
quân/năm 2018
Dưới 10 triệu đồng/năm 32 26,7
Từ 10 triệu đến 30 triệu đồng/năm 70 58,3 Từ 30 triệu đến 50 triệu đồng/năm. 11 9,2
Trên 50 triệu đồng/năm. 7 5,8
Tổng 120 100
Kết quả tăng thu nhập từ sinh kế du lịch đóng góp vào chỉ số tăng trưởng thu nhập bình quân của người dân trong xã lên mức 31,5 triệu đồng/người/năm. Nguồn thu ngân sách địa phương xã Tả Phìn cũng đạt mức 5,7 tỷ đồng/năm và xã được công nhận là xã đạt tiêu chí nông thôn mới thứ 2 của huyện ở tất cả các tiêu chí trong đó tiêu chí thu nhập bình quân đầu người vào tháng 12/2018 (UBND xã Tả Phìn, 2018).
Kết quả đảm bảo an ninh lương thực:
Sinh kế du lịch đã giúp cho các hộ làm du lịch đạt được cả hai tiêu chí đo lường về mức độ đảm bảo an ninh lương thực là tính sẵn có và ổn định của nguồn cung lương thực cũng như khả năng tiếp cận lương thực của hộ. Toàn bộ 120 hộ làm du lịch cho biết những năm qua, thu nhập từ du lịch của hộ không chỉ đủ để trang trải lượng lương thực, cải thiện dinh dưỡng cần thiết cho hộ, mà còn có tích lũy và giúp họ thoát nghèo, không còn tình trạng thiếu lương thực vào thời điểm giữa các mùa vụ.
Kết quả sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường:
Sinh kế du lịch đã góp phần làm giảm sức ép của người dân lên việc khai thác tự nhiên như trước khi làm du lịch. Các hộ làm du lịch ở Tả Phìn đã tăng được giá trị, hiệu quả sử dụng đất và tài nguyên rừng. Ý thức bảo vệ môi trường được cải thiện theo hướng tích cực, như đã thay đổi việc sử dụng nhiên liệu từ củi chặt phá ở rừng về đốt bằng sử dụng nhiên liệu khí Gas hoặc điện để đun nấu và sưởi ấm phục vụ du khách. Họ quan niệm rõ rằng giữ gìn môi trường sạch sẽ thì sẽ có khách du lịch và có nguồn thu. Những thói quen xả thải rác sinh hoạt, nước thải, các phế phẩm, phụ phẩm của canh tác nông nghiệp trồng trọt, chăn nuôi đã được điểu chỉnh theo hướng thu gom xử lý tốt hơn để giữ gìn vệ sinh và bảo môi trường. Tuy vậy, quan sát thực địa của tôi cho thấy vẫn còn những áp lực giữa sự gia tăng khách du lịch với vấn đề xử lý rác thải ở địa bàn nghiên cứu. Một khối lượng rác thải khó