Tình hình tham gia các tổ chức hội của các hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính bền vững của sinh kế du lịch tại xã tả phìn, huyện sa pa, tỉnh lào cai (Trang 55)

Loại hình tổ chức hội, đoàn thể Tần số Tỷ lệ %

Tham gia Hội Phụ nữ 112 93,3

Tham gia Hội Nông dân 94 78

Tham gia hội cựu chiến binh 35 29,2

Tham gia Đoàn Thanh niên 40 33,3

Tham gia Câu lạc bộ 38 31,6

Nhóm cùng sở thích 16 13,3

Nguồn: Kết quả điều tra thực địa năm 2019.

Như vậy, nguốn vốn xã hội của các hộ có sinh kế du lịch ở Tả Phìn khá phong phú, tồn tại không chỉ trong phạm vi gia đình, dòng họ, cộng đồng mà còn có liên kết bên ngoài cộng đồng và dưới nhiều hình thức khác nhau, tất cả đều tỏ ra hữu ích cho sinh kế du lịch của các hộ.

2.3.2. Các chiến lƣợc sinh kế du lịch

Chiến lược sinh kế du lịch của hộ được hiểu là quá trình ra quyết định lựa chọn cách thức thực hành sinh kế phù hợp để nhằm đạt mục đích ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Các chiến lược của các hộ có sinh kế du lịch ở Tả Phìn có thể nhóm lại thành 4 nhóm (xem bảng 20).

Bảng 20: Các chiến lƣợc sinh kế du lịch của các hộ ở Tả Phìn STT Chiến lƣợc sinh kế du lịch Số lƣợng hộ

cung ứng

Tỷ lệ %

01 Kinh doanh dịch vụ lưu trú (homestay) kết hợp dịch vụ ăn uống, tắm lá thuốc.

43 35,8

02 Kinh doanh thổ cẩm (thêu, mua bán đồ thổ cẩm) 36 30 03 Sản xuất kinh doanh sản phẩm bản địa (các sản phẩm

chăm sóc sức khỏe, hoa lan, thực phẩm đặc sản...)

26 21,7

04 Kinh doanh dịch vụ hướng dẫn, xe ôm, mang vác đồ đạc, biểu diễn văn nghệ dân gian, trình diễn nghề thủ công truyền thống...

15 12,5

Nguồn: Kết quả điều tra thực địa năm 2019.

Kinh doanhdịch vụ lưu trú:

Ở Tả Phìn hiện có 43 hộ kinh doanh dịch vụ Homestay, với 02 hình thức kinh doanh lưu trú homestay phổ biến là:

- Lưu trú, sinh hoạt tại nhà với gia đình chủ nhà: Là hình thức du khách ở chung nhà với người dân và trở thành một thành viên trong gia đình họ, ăn uống, sinh hoạt, làm việc chung với người dân để du khách trải nghiệm có cái nhìn gần gũi và thực tế hơn về đời sống, văn hóa. Giá du khách phải trả cho gia chủ từ 90.000đ đến 120.000đ/01khách/đêm. Số chỗ ở của khách chỉ đạt 3-5 người/nhà.

- Lưu trú, sinh hoạt độc lập với chủ nhà: Loại hình này cũng có 2 dạng thức. Thứ nhất là du khách thuê ở nhà nghỉ tập thể có kiểu dáng nhà sàn được chia thành các phòng có vách ngăn cố định riêng biệt hoặc vách ngăn bằng các ô ngủ bằng ri đô bằng vải. Sức chứa thông thường 1 nhà có thể lưu trú từ 20 đến 35 khách, sử dụng nhà vệ sinh chung. Việc ăn uống, sinh hoạt do khách tự chủ hoặc đặt luôn cơ sở phục vụ. Giá du khách phải chi trả bình quân từ 100.000đ- 150.000đ/1khách/1đêm tính theo số lượng đoàn khách. Thứ hai là lưu trú theo kiểu

lập được thiết kế có diện tích nhỏ thường chỉ từ 20m2-50m2, riêng biệt, có các tính năng đơn giản nhưng có khả đủ tiện nghi, thường sử dụng vật liệu tự nhiên, sức chứa từ 2 khách hoặc 1 gia đình/1 nhà kiểu Bungalow. Giá thuê lưu trú 1 nhà kiểu

Bungalow khách phai trả từ 700.000đ đến 1,5 triệu/1đêm không hạn chế người lưu trú (xem bảng 21).

Bảng 21: Số lƣợng, đặc điểm hoạt động dịch vụ lƣu trú homestay ở Tả Phìn Loại hình Số lƣợng cơ sở Suất đầu tƣ/hộ (ĐV: tr.đ) Đặc điểm Lƣu trú, sinh hoạt tại nhà với gia đình chủ nhà 35 (chiếm 81,4%)

100-300 - Nhà ở ổn định, đảm bảo không gian yên tĩnh, có view đẹp.

- Đầu tư cải tạo mở thêm không gian sống bằng vật liệu truyền thống: gỗ, mây, tre…

- Về kiến trúc, cách bài trí không gian sống giữ được nét truyền thống tộc người.

- Khách sinh hoạt chung nhà với gia đình. - Số chỗ ở cho khách lưu trú ít, từ 3-5 người. - Giá dịch vụ 90.000đ-120.000đ/1khách/đêm kèm ăn uống.

- Đồ dùng cá nhân do du khách mang theo. - Đầy đủ thiết bị đệm, chăn, Tivi, có hoặc không có internet.

- Thu nhập của hộ bình quân đạt từ 3 đến 7 triệu đồng/hộ/tháng.

- Thanh toán dịch vụ của du khách có độ thanh khoản cao.

- Có xu hướng gia tăng số hộ tham gia.

Lƣu trú, sinh hoạt độc lập với chủ nhà 8 (chiếm 18,6%) 1500- 3.000 Dạng thức thứ nhất: Nhà lưu trú kiểu dáng nhà sàn, ở tập thể(có 7 cơ sở).

- Nhà xây cất mới theo kiểu dáng nhà sàn, lợp gỗ hoặc ngói trên diện tích đất khá lớn tối thiểu 300m2, không gian yên tĩnh, có view đẹp. - Dạng thức ở nhà nghỉ tập thể, không gian chia thành các phòng có vách ngăn cố định riêng biệt hoặc vách ngăn di động các ô ngủ bằng ri đô bằng vải.

- Về kiến trúc, cách bài trí không gian lưu trú mang tính tiện ích cao, dấu ấn văn hóa hỗn tạp. - Sức chứa thông thường 1 nhà có thể lưu trú 20- 35 khách, sử dụng nhà vệ sinh chung .

- Việc ăn uống, sinh hoạt do khách tự chủ hoặc đặt luôn cơ sở phục vụ.

Wifi đạt tiêu chuẩn.

- Giá du khách phải chi trả bình quân từ 100.000đ-150.000đ/1khách/1đêm tính theo số lượng đoàn khách.

- Thu nhập của hộ bình quân đạt 7-15 triệu đồng/hộ/tháng.

Dạng thức thứ hai: dạng thức nhà lưu trú theo kiểuBungalow(có 1 cơ sở với 5 nhà Bungalow).

- Là ngôi nhà độc lập được thiết kế có diện tích nhỏ thường chỉ từ 20m2-35m2, riêng biệt, có các tính năng đơn giản nhưng có khả đủ tiện nghi. - Thường sử dụng vật liệu tự nhiên như ván gỗ,tre, mây để dựng.

- Về kiến trúc, cách bài trí không gian lưu trú chỉ mang tính tiện ích, dấu ấn văn hóa hỗn tạp. - Sức chứa từ 2 khách hoặc 1 gia đình/1 nhà kiểu Bungalow.

- Được phục vụ ăn uống.

- Có đầy đủ thiết bị đệm, chăn, Tivi, internet. Wifi đạt tiêu chuẩn.

- Giá thuê lưu trú 1 nhà kiểu Bungalow khách phai trả từ 1 triệu đến 1,5 triệu đồng/1đêm. - Thu nhập của hộ bình quân đạt từ 10 triệu đồng/hộ/tháng.

- Thanh toán dịch vụ của du khách có độ thanh khoản cao.

- Có xu hướng gia tăng đầu tư tạo cơ sở lưu trú trong tương lai.

Nguồn: Kết quả điều tra thực địa năm 2019.

Kinh doanhdịch vụ chăm sóc sức khỏe:

Tắm lá thuốc, ngâm chân thảo dược thư giãn, chữa bệnh của tộc người Dao là đặc sản đặc sắc, nổi tiếng đối với du khách đến Tả Phìn. Dịch vụ tắm lá thuốc này có tác dụng thư giãn, chữa các chứng bệnh mệt mỏi, cảm nóng, cảm lạnh, nhức mỏi xương khớp. Lá thuốc được thu hái tự nhiên, hoặc vườn trồng. Mua sản phẩm thuốc qua bào chế tại chỗ. Nước và thuốc thảo dược được đun nóng cấp vào các thùng gỗ pơmu lớn để du khách ngâm mình thư giãn, chữa bệnh hoặc được pha khá đậm đặc trong các thùng gỗ cỡ nhỏ để ngâm chân. Trong cuộc sống thường ngày của người Dao, họ đã sử dụng lá thuốc để tắm nhằm đảm bảo sức khoẻ của các thành viên gia đình. Nhưng hiện nay, để đáp ứng nhu cầu du khách, người Dao đã biến thuốc tắm thành hàng hóa phục vụ du lịch. Đây là sản phẩm dịch cụ rất đặc trưng mà ở nhiều điểm du lịch cộng đồng khác không có (xem bảng 22).

Bảng 22: Số lƣợng, đặc điểm chiến lƣợc dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở Tả Phìn Dịch vụ Số lƣợng cơ sở Đặc điểm Tắm thùng làm bằng gỗ Pơmu

43 - Loại hình dịch vụ này thường được đầu tư kết hợp với các cơ sở kinh doanh lưu trú homestay. Mỗi cơ sở thường đầu tư từ 6-12 thùng gỗ và tạo dựng không gian tắm phù hợp mức đầu tư tùy thuộc phòng tắm. (suất đầu tư 10-15 triệu đồng/phòng).

- Du khách sử dụng dịch vụ được tắm ngâm mình trong nước thuốc lá của người Dao rất ấm chứa trong thùng gỗ Pơmu không giới hạn thời gian ngâm mình.

- Trạng thái cơ thể sau sử dụng dịch vụ rất dễ chịu, sảng khoái lạ thường, mệt, nhức mỏi tiêu tan, du khách có cảm giác say lâng lâng khiến du khách rất thích thú.

- Mang dấu ấn đậm nét truyền thống văn hóa chăm sóc sức khỏe của tộc người Dao.

- Du khách phải chi trả cho dịch vụ này 150.000đ/1 thùng nước tắm tiêu chuẩn.

- Thu nhập bình quân của hộ đạt 5 triệu/tháng.

- Thanh toán dịch vụ của du khách có độ thanh khoản cao. - Có xu hướng gia tăng điểm cung ứng dịch vụ.

Ngâm chân thƣ giãn

- Là hình thức sử dụng thuốc lá của người Dao pha nước thuốc đậm đặc chứa trong thùng gỗ loại nhỏ phù hợp cho du khách ngâm chân điều trị nhức mỏi.

- Giá dịch vụ này du khách phải chi trả 40.000đ/lần ngâm. - Thu nhập bình quân của hộ đạt 3 triệu/tháng.

- Thanh toán dịch vụ của du khách có độ thanh khoản cao.

Nguồn: Kết quả điều tra thực địa năm 2019.

Kinh doanh dịch vụ từ nghề thủ công truyền thống:

Đây là chiến lược sinh kế du lịch điển hình, xuất hiện sớm nhất trong các chiến lược sinh kế du lịch ở Tả Phìn. Năm 2019, xã Tả Phìn có 2 câu lạc bộ thêu, dệt thổ cẩm nổi tiếng (Người Dao có câu lạc bộ thổ cẩm Tà Chải với 30 thành viên; người H’mông có câu lạc bộ thổ cẩm Can Ngài). Du khách đến Tả Phìn vào bất cứ thời điểm nào trong năm, du khách dễ dàng bắt gặp hình ảnh từng nhóm phụ nữ ngồi quây quần bên nhau thêu thùa. Bằng các nguyên liệu như sợi bông, sợi lanh, lá trầu, củ nghệ, củ nâu, chàm… qua bàn tay khéo léo và óc thẩm mỹ tinh tế, người phụ nữ đã thêu, dệt nền những tấm vải nhiều màu sắc, hoa văn mang đậm giá trị bản sắc dân tộc, bao gồm nhiều sản phẩm độc đáo như: váy, áo, khăn, mũ, ba lô, túi khoác du lịch, túi xách tay, ví, tranh... có sức hấp dẫn đặc biệt với du khách.

Đồ thêu thổ cẩm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời sống cộng đồng tộc người Dao và người H’mông ở Tả Phìn, thường gắn với những nghi lễ quan trọng trong chu kỳ đời người. Việc biến sản phẩm thổ cẩm thành sinh kế du lịch đã

góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo đáp ứng mong đợi của du khách về các sản phẩm thủ công “chính hiệu” giàu giá trị văn hóa, thẩm mỹ thân thiện môi trường.

Bảng 23: Đặc điểm của nghề thêu, buôn bán thổ cẩm ở Tả Phìn Dịch vụ Số lƣợng Dịch vụ Số lƣợng cơ sở Đặc điểm Thêu, kinh doanh thổ cẩm, đồ lƣu niệm

36 - Là hoạt động sinh kế du lịch xuất hiện sớm nhất trong các hình thức cung ứng dịch vụ phục vụ nhu cầu của du khách đến Tả Phìn. Mô hình hoạt động theo Câu lạc bộ đã nhận được sự hỗ trợ từ Đại sứ quán Vương quốc Bỉ và sau đó là Tổ chức SIDA của Thụy Điển thông qua dự án đầu tư bảo tồn và phát triển nghề thêu, dệt thổ cẩm.

- Mức đầu tư vốn tài chính không đáng kể chủ yếu sử dụng vốn con người.

- Sản phẩm đầu ra của nghề khá phong phú, đa dạng gồm có: các bộ trang phục truyền thống, chăn, ga, váy, áo, khăn, mũ, ba lô, túi khoác du lịch, túi xách tay, ví, tranh, túi đựng điện thoại…

- Có hiệu quả kinh tế ổn định nhất trong các hoạt động dịch vụ du lịch. Đầu ra của dịch vụ ổn định, thị trường rộng khắp trong nước, nước ngoài. Sản phẩm phù hợp với xu hướng tiêu dùng của du khách là các sản phẩm tự nhiên làm thủ công truyền thống, thân thiện môi trường.

- Nghề nghiệp mang tính văn hóa truyền thống cao, giải quyết được số đông việc làm cho nữ giới (36 hộ/cơ sở thông kê là các hộ làm nghề chuyên nghiệp, còn lại có hàng trăm phụ nữ ở các hộ trong cộng đồng đã và đang tham gia công đoạn thêu thuê lúc nông nhàn để tăng thu nhập).

- Đầu tư vốn vật chất, vốn tài chính rất thấp, vai trò vốn con người trong hoạt động dịch vụ này là giá trị cốt lõi tạo ra sản phẩm.

- Thu nhập từ nghề thêu và kinh doanh thổ cẩm đem lại mức thu nhập trung bình trên tháng của các hộ làm nghề chuyên nghiệp từ 3 triệu-5 triệu đồng/hộ/tháng. Các phụ nữ làm thuê bán chuyên nghiệp lúc nông nhàn cũng có thu nhập trung bình từ nghề thêu thuê là 500.000đ- 800.000 đồng/người/tháng. - Có xu hướng gia tăng nhân lực tham gia hoạt động sinh kế này trong tương lai.

Nguồn: Kết quả điều tra thực địa năm 2019.

Kinh doanh các sản phẩm bản địa:

Ở Tả Phìn, sản xuất và kinh doanh sản phẩm bản địa phục vụ du khách gồm có (i) nhóm hàng hóa dược liệu thuốc gia truyền, thuốc tắm chăm sóc sức khỏe, (ii)

nhóm sản phẩm nông sản hoa địa lan, rau, củ, (iii) nhóm sản phẩm thực phẩm sơ chế, đặc sản thịt lợn hun khói gác bếp, thịt trâu sấy, rượu thủ công…

Chiến lược kinh doanh này có 26 hộ/120 tham gia và là thành viên của 4 hợp tác xã và Công ty cổ phần kinh doanh các sản phẩm bản địa. Các hộ đã và đang nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ tích cực từ các tổ chức khoa học công lập, doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế. Các dòng sản phẩm đưa ra thị trường nổi bật gồm có: hoa lan, các sản phẩm rau, quả an toàn, các sản phẩm dược liệu làm thuốc gia truyền (nghệ, xả, giềng, thảo quả...). Hầu hết các sản phẩm bản địa được sản xuất, tinh chế thành phẩm dạng cao hoặc dạng lỏng, được đóng gói, bao bì khá ấn tượng và tiện ích, bước đầu đã thiết lập được kênh truyền thông, bán hàng khá chuyên nghiệp.

Công thức để tạo ra các sản phẩm chăm sóc sức khỏe của người Dao ở Tả Phìn được chắt lọc từ vốn tri thức bản địa của tộc người. Các sản phẩm bán cho du khách đa dạng chủng loại, có tính năng chữa các bệnh đau nhức cơ, xương, khớp hay cảm cúm, ngứa và táo bón, giúp tăng cường thể lực cho phụ nữ sau khi sinh nở, người sau khi ốm, người lao động nặng nhọc. Các sản phẩm này không chỉ đơn thuần là một phương pháp chăm sóc sức khỏe mà còn là một yếu tố cấu thành bản sắc văn hóa của người Dao.

Tính đến năm 2019, Tả Phìn có 4 hợp tác xã sản xuất kinh doanh các sản phẩm bản địa và có một mô hình Công ty cổ phần. Các tổ chức cung ứng các sản phẩm du lịch bản địa này thường được thiết lập trên cơ sở từ các dự án hỗ trợ phát triển của các tổ chức quốc tế, tổ chức khoa học trong nước. Điển hình là mô hình Công ty cổ phần kinh doanh các sản phẩm bản địa Sa Pa, có tên viết tắt SA PANAPRO, là doanh nghiệp cộng đồng của người Dao Đỏ tại xã Tả Phìn được thành lập từ năm 2007. Giám đốc là Ông Lý Láo Lở, hiện có 105 hộ người Dao tham gia hoạt động thời vụ, cung ứng đầu vào cho doanh nghiệp. Công ty ra đời dưới vai trò “bà đỡ” của tổ chức khoa học công lậm là Trung nghiên cứu tâm thực vật học thuộc Đại học Dược Hà Nội hỗ trợ tạo các sản phẩm chính đưa ra thị trường các sản phẩm tiêu dùng dòng Dao’spa gồm có: Thuốc tắm: DAO’SPA MAMA; DAO’SPA RELAX, DAO’SPA Lady; Thuốc ngâm chân: DAO’SPA- SALUS, thuốc xông: DAO’SPA AROMA. Sự tham gia của cộng đồng người Dao Tả Phìn là tạo nguồn: Trồng trọt và thu hái từ rừng hộ do các cổ đông thực hiện tại rừng của mình. Công ty mua dược liệu tươi từ các hộ này với giá luôn cao hơn bán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính bền vững của sinh kế du lịch tại xã tả phìn, huyện sa pa, tỉnh lào cai (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)